Phương pháp xây tô trong phạm vi hẹp mà không cần giàn giáo
2007.07.30
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Cảnh đất chật người đông tại các khu dân cư đô thị quá quen thuộc với người Việt Nam. Nhà cửa san sát nhau dẫn đến một khó khăn dường như không thể giải quyết cho thợ xây dựng khi phải tô trát cho mặt tường của căn nhà dựng lên sát vách tường nhà người láng giềng bên cạnh. Nếu vì khó khăn đó mà không tô mặt ngoài thì tường nhà sẽ bị thấm nuớc, ẩm mốc và mau chóng xuống cấp.

Qua thực tiễn công việc, một người từng là nhà giáo nay chuyển sang sản xuất các lọai sơn chống thấm, đã nghĩ ra được phương pháp xây tô cho mặt tường ngoài trong những không gian vô cùng chật hẹp.
Đó là ông Đỗ Thành Tích, hiện ở tại thành phố Hồ Chí Minh. Và phương pháp xây tô trong phạm vi hẹp mà không cần giàn giáo là đề tài của mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này.
Làm thế nào để có thể vẫn tô vữa cho mặt ngoài bức tường khi nhà bên cạnh quá sát với nhà của thân chủ mà người thợ đang nhận thi công?
Một thợ xây nói về trường hợp mà anh gặp lâu nay: “Trong trường hợp hai tường sát nhau mà không thể vào được thì theo cách lâu nay thì hai bên thỏa thuận với nhau rồi tô ngoài hai mặt và bít bên trên; còn có cách khác là sử dụng máy phun bê tông. Nhưng đều gay.”
Lời đáp cho câu hỏi vừa nêu được ông Đỗ Thành Tích đưa ra qua phương pháp mà ông bỏ hai năm trời để thử nghiệm:
“Cơ bản là có thanh trụ đỡ và có coffa bằng nhựa tựa vào thanh trụ. Coffa dài một mét, cao chừng hai tấc rưỡi là bên trong còn bên ngoài là cao năm tấc. Giữa các coffa lồng thanh sắt cho thẳng, gác tới đâu xây tới đó.
Cơ bản là có thanh trụ đỡ và có coffa bằng nhựa tựa vào thanh trụ. Coffa dài một mét, cao chừng hai tấc rưỡi là bên trong còn bên ngoài là cao năm tấc. Giữa các coffa lồng thanh sắt cho thẳng, gác tới đâu xây tới đó.
'Tô' đây theo nghĩa trong ngoặc kép. Khi tháo là không ra bên ngoài mà chỉ rút ở bên trong và bên trên. Coffa hơi nhiều, nhưng một bộ có thể sử dụng 150 lần, với giá chừng 17- 18 triệu.”
Những lợi điểm
Đánh giá về phương pháp này, kiến trúc sư Nguyễn Tài My, hiện là giảng viên tại Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến:
“Tôi có sờ và thấy nên cho rằng đây là giúp tăng chất lượng xây dựng. Thứ nữa là khung xây tô trát rẻ hơn và tường thẳng hơn. Phương pháp này từ lâu nay chưa có ai làm như thế. Phương pháp này là đúng lúc. Nếu nói sáng kiến là tuyệt vời thì cũng không phải là tuyệt vời nhưng nó hay ở điểm đúng chỗ.”
Chính tác giả Đỗ Thành Tích trình bày những lợi điểm của phương pháp xây tô trong phạm vị không gian rất hẹp mà không cần giàn giáo:
“Trong thực tế xây dựng nhất là nhà phố thì khi xây sau, vách nhà xây sau là không tô được. Như thế thì sẽ làm thấm về sau, hay tường thấm nức sẽ xuống cấp. Lợi điểm của phương pháp này là giải quyết được điều đó.
Thiết bị mà tôi nghĩ ra là tô được tường bên ngoài trong mọi trường hợp. Nó mang lại 9 lợi ích. Vì dụ, vừa xây vừa tô thì hồ sẽ liên kết chắc hơn, hạn chế rạn nứt. Hai là hao hụt không có.
Đối với phương pháp truyền thống là khi gặp mưa bão thì phải ngưng. Ngoài ra còn hạn chế tai nạn lao động vì thợ không phải ra bên ngoài để tô.”
Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại qúi thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.
Những bài liên quan
- Người nông dân Việt Nam luôn cố gắng học hỏi, tiếp thu các kỹ thuật canh tác hiện đại
- Chiếc máy cấy lúa của hai nông dân Lê Mậu Trạch và Lê Niên Việt
- Nguyên nhân khiến thị trường bất động sản có cơ trở lại tình trạng đóng băng
- Cắt ngọn nhà cao tầng ở Hà Nội: một kiểu vá víu các lỗ hổng trong quản lý đô thị
- Trang web về an toàn hóa chất do hai sinh viên thành lập
- Tận dụng khí sinh học biogas phục vụ trong đời sống nông thôn
- Dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt Nam đoạt Giải thưởng Năng lượng toàn cầu
- Phần mền trắc nghiệm sinh học do học sinh trung học viết
- Xe điện năng lượng mặt trời do sinh viên Việt Nam chế tạo