Những mô hình nhà ở cho vùng mưa bão

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Đối với nhiều người Việt sinh sống trong các vùng mưa bão thì công việc tu bổ nhà ở sao cho có thể trụ đuợc qua những lúc gió to, nước lớn cũng là một trong những mối quan tâm quanh năm.

Sau mùa mưa bão năm ngoái, nhất là sau cơn bão Xangsane đổ vào miền Trung, cơ quan chức năng ở thành phố Đà Nẵng đã đưa ra một số mô hình nhà khả dĩ có thể đứng vũng khi bão đến. Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tuần này, Gia Minh mời quí thính giả và các bạn cùng nghe một số thông tin liên quan.

Sáng kiến của Đà Nẵng

Viện Qui họach thành phố Đã Nẵng là đơn vị có đưa ra mô hình nhà có thể chịu đựng đuợc yếu tố gió bão đuợc nhiều nguời chú ý đến nhất. Một kỹ sư tại đó trình bày về mô hình mà anh có tham gia thiết kế: “Khi đó thành phố bảo vẽ thì mình vẽ; khi nhà dân bị bại bão sụp thì giúp xây lại.”

Gia Minh: Nhà đó thiết kế theo nguyên tắc nào?

- Gồm sáu trụ bê tông, gác thêm kèo dẵn, móng bê tông. Nhà có thể chịu đựng đuợc bão cấp 12.

Khi mà Ủy ban chỉ thị thiết kế với số tiền khống chế là 15 triệu/căn và bão cấp 12. Thế nhưng để chống bão thì phải hơn thế nữa.

Nguyên lý tính tóan dựa vào bản đồ gió: sức gió bao nhiêu để tính đến kết cấu của nhà.

Với bão cấp 12 thì lấy tải trọng giáo trung bình 95 kg/m2; từ đó đưa tải trọng vào cột để tính thép, bê tông. Mái nhà thì phải giằng bằng cáp.

Sẽ phổ biến rộng trong dân chúng

Ông Phan Văn Kiên, truởng phòng Kiểm định Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết công tác triển khai xây dựng nhà có yếu tố chịu gío bão:

Ô. Phan Văn Kiến: Sắp đến đây sẽ tổ chức hội thảo do Bộ Xây dựng chủ trì. Sở có đưa ra một số mẫu kết hợp với Viện Qui họach đưa ra một số mẫu và đưa đến tận người dân.

Gia Minh: Trong những mẫu mà phòng kiểm định thấy có những yếu tố chính nào?

Ông Phan Văn Kiên: Vấn đề là phòng tránh là chính thôi; chứ điều kiện tài chính và mỗi nơi đều khác. Chúng tôi chỉ đưa ra một số khuyến cáo cơ bản thôi.

Gia Minh: Phản hồi của dân ra sao?

Ông Phan Văn Kiên: Dân cũng muốn làm nhưng phải đo điều kiện kinh tế. Khi triển khai xây dựng thì phải chú ý các yếu tố chống chịu bão.Phải bảo đảm phần lõi để khi có bão thì không phải di dời. Phần lõi này có thể bảo đảm tính mạng và tài sản khi có bão.

Một người dân nơi nhận được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng cũng có ý kiến:

”Phải kết hợp nhiều vấn đề giữa lụt và bão. Vì có những vùng có nguy cơ cả bão và lụt. Làm nhà chống bão mà chỉ 5 - 7 triệu thì cũng khó. Năm ngóai có dự án tại trợ khắc phục bão số 6, có đưa ra mô hình nhà chống bão với nhiều phuơng án: có nhà đổ bê tông quanh, có nhà giằng…"

Những vấn đề còn lại

Công tác triển khai tại một địa bàn quận nơi bị bão ra sao? Như tại quận Thanh Khê thì ông Ngô Văn Thanh phụ trách Quản lý Đô thị Quận cho biết:

“Sau khi có văn bản thành phố thì có triển khai rồi. Hướng dẫn thì khi xin giấy phép làm nhà thì có chỉ dẫn việc xây để chống bão.”

Một cán bộ phường cũng cho biết: "Duới này cũng chỉ nhận thông báo chung chung. Tổ chức MCI thì họ về tổ chức thực hiện."

Theo thông báo mà Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Việt Nam vừa đưa ra hồi cuối tháng sáu này, thì do sự chuyển tiếp từ El Nino sang La Nina có thể diễn ra trong khỏang thời gian hai ba tháng tới. Nếu quá trình đó xảy ra thì vào mùa mưa bão năm nay kể từ tháng bảy trở đi, Việt Nam là nuớc nằm trong vùng tây Thái Bình Dương sẽ hứng chịu nhiều cơn bão và mưa thất thường. Số trận bão và áp thấp nhiệt đới trong năm nay sẽ là từ 8 đến 10 đợt.

Trước những cảnh báo đó, nguời dân tại những vùng ven biển Việt Nam rất cần có những căn nhà kiên cố để vượt qua mùa thiên tai năm nay.

Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thín giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.