Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày gây ra đang trở nên ngày càng trầm trọng ở Việt Nam. Để có thể giảm bớt tình hình đó, tất cả mọi người dân cần tham gia bằng cách giúp lọc nước thải từ gia đình trước khi xả vào các hệ thống thoát nước công cộng.

Vừa qua, một số chuyên gia thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị & Công Nghệ của Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội, sau thời gian nghiên cưú, đã đưa ra được giải pháp công nghệ hợp lý với "bể tự hoại cải tiến". Người đứng đầu công trình này là ông Nguyễn Việt Anh.
Trong mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này, Gia Minh giới thiệu cùng quý thính giả và các bạn về giải pháp bể tự hoại cải tiến vừa nêu.
Trước khi nghe người đứng đầu nhóm nghiên cứu về bể tự hoại cải tiến nói đến những điểm mới trong giải pháp do nhóm đưa ra, chúng tôi xin điểm lại đôi nét về bể tự hoại truyền thống lâu nay được sử dụng ở Việt Nam.
Thường một bể tự hoại truyền thống làm một công nghệ xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt. Đối với loại bể này, hai quá trình chủ yếu gồm lắng và phân huỷ kỵ khí cặn lắng. Hiệu suất xử lý tối đa theo cặn lơ lửng là 50% và theo chất hữu cơ COD là 30%.
Những điểm cải tiến
Ông Nguyễn Việt Anh nói về những điểm cải tiến của loại bể do nhóm ông nghiên cứu ra như sau:
Bể này cũng như là bể xử lý nước thải kỵ khí thông thường và có hình dạng tương tự như bể tự hoại; còn hình thức cải tiến của nó tức là chúng tôi thay đổi hướng dòng chảy và thời gian lưu trong bể, và bố trí thêm một ngăn lọc ở phía sau.
Bể này cũng như là bể xử lý nước thải kỵ khí thông thường và có hình dạng tương tự như bể tự hoại; còn hình thức cải tiến của nó tức là chúng tôi thay đổi hướng dòng chảy và thời gian lưu trong bể, và bố trí thêm một ngăn lọc ở phía sau.
Để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chế biến thực phẩm, nông thôn, làng nghề, bệnh viện v.v. là nước thải có thành phần hữu cơ cao, nó đắt hơn khoảng gấp rưỡi so với bể tự hoại thường. Lâu nay người ta có thói quen xây dựng bể tự hoại thường và thậm chí người ta xả thẳng ra ngoài. Chừng nào mà có nhận thức cơ học, có nhu cầu về nâng cao chất lượng nước thải sau xư lý thì người ta áp dụng bể của chúng tôi là một phương án áp dụng mới.
Chúng tôi cho nước đi sang bể theo chiều dzic-dzắc, nó đi qua nước bùn thì nó tạo điều kiện tiếp xúc tốt hơn với các vi sinh vật có sẵn trong nước bùn đó.
Về nguyên tắc vẫn là xử lý kỵ khí, nhưng chiều nước chảy khác nhau và thời gian lưu khác nhau; chế độ thuỷ lực trong bể tốt hơn bằng cách là bố trí các vách ngăn để cho nước chảy sang bể khác thì điều kiện tiếp xúc giữa nươc thải với bùn -tức là với vi sinh vật- sẽ tốt mà điều kiện tiếp xúc tốt thì khả năng hấp thụ chất bẩn trong nước thải và giữ chất cặn trong nước thải sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, cuối bể chúng tôi bố trí một ngăn theo nguyên tắc ngược dòng chảy từ duới lên trên, hiệu suất có thể đạt được từ 80 đến 90%, thay vì cho 30-40% đối với loại bể thường.
Chúng tôi thử nghiệm ở phòng thí nghiệm rồi sau đó làm thử vớí một vài công trình bên ngoài, sau đó phát triển rộng ra hơn ở quy mô lớn. Thứ nhất vẫn là dùng hệ vật liệu bằng nhựa tạo độ rổng, và chúng tôi cũng chế tạo ra những vật liệu bằng nhựa tái sinh và trong điều kiện không có vật liệu ấy thì ta có thể dùng xỉ than, hay là sỏi, hay là đá dăm.
Nếu muốn tái sử dụng nước này trong tưới tiêu, trong nuôi cá thì cần phải xử lý thêm một bậc nữa thì chúng tôi cũng phát triển các đồ dùng, ví dụ như bãi lọc có trồng thực vật, thì nước đầu ra sẽ tốt hơn. Còn nước xử lý trong bể cải tiến thì nó tốt hơn so với bể loại thường nhưng để đạt tiêu chuẩn phải thêm một số nữa trong quá trình xử lý tiếp, hay số gian lọc sau bể phải tăng lên.
Chúng tôi đã có những nghiên cứu đấy. Công trình được công bố trong các báo cáo mà theo chất hữu cơ thì bể tự hoaị thông thường chỉ cho phép xử lý độ 25 tới 30%, còn bể tự hoại cải tiến đạt tới 80-90%.
Cụ thể, nguyên tắc vận hành của bể tự hoại cải tiến là nước thải được đưa vào ngăn T1 của bể với vai trò là ngăn lắng, lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải vào ô hình.
Nhờ có các vách ngăn hướng dòng ở những ngăn tiếp theo mà nước thải được chuyển động theo hướng từ dưới lên trên tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Nhờ vào các vách ngăn này mà công trình trờ thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp cho phép tách riêng hai pha: pha lên men acid và pha lên men kiềm. Các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc ngăn cặn lơ lửng sẽ được trôi theo dòng nước.
Từ năm 2002 đến nay nhóm nghiên cứu đã lắp đặt ứng dụng một số bể tự hoại cải tiến tại một số địa phương thuộc Miền Bắc. Số này có các bể xử lý nước đen cho hộ gia đình đơn lẻ, rồi bể xử lý nước thải sinh hoạt cho khu nhà chung cư cao tầng, trường học, ngõ xóm.
Trước kia thì bọn tôi không có, cho nên do việc ô nhiễm nước mặt và nước thải rất lớn mà địa phương phải tự mày mò, và trong quá trình làm thì chúng tôi được một số tổ chức NGO giúp đỡ. Làm việc với tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ) thì họ giới thiệu Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị ở Hà Nội nên chúng tôi tiến hành công việc và họ làm việc với Trung Tâm.
Ưu điểm
Ông Nguyễn Văn Tuấn ở xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây), một trong những nơi vừa xây dựng bể tự hoại cải tiến, cho biết :
Ông Nguyễn Văn Tuấn : Tôi thấy địa điểm của nó là khu vực thôn Lai Xá, xã Kim Chung của chúng tôi, mới xây dựng từ năm 2006.
Trước kia chúng tôi về quy mô xử lý chung thì nó không có mà chỉ có bể những bể tự hoại theo kiểu như bể biogaz hoặc là bể phốt thôi, chứ không có khả năng xử lý như bể vi sinh này. Nó ưu điểm, nó hơn hẳn những bể kia. Việc xử lý hàm lượng bùn, các chất hữu cơ hoặc cặn là nó hơn hẳn. Qua phân tích thì tôi thấy chẳng hạn như hàm lượng coli-phom nó sẽ giảm hơn nhiều.
Gia Minh : Việc phân tích đó có được các cơ quan chức năng ở địa phương đến giúp không?
Ông Nguyễn Văn Tuấn : Trước kia thì bọn tôi không có, cho nên do việc ô nhiễm nước mặt và nước thải rất lớn mà địa phương phải tự mày mò, và trong quá trình làm thì chúng tôi được một số tổ chức NGO giúp đỡ. Làm việc với tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ) thì họ giới thiệu Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị ở Hà Nội nên chúng tôi tiến hành công việc và họ làm việc với Trung Tâm.
Về quy mô thì nó đảm bảo được nhiều hộ hơn, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là công nghệ này là công nghệ rẻ tiền. Cái thứ ba là nó đảm bảo tính bền vững lâu dài. Cái thứ tư là chất lượng nước thì nó hơn hẳn các công nghệ khác.
Gia Minh : Rẻ tiền thì rẻ bao nhiêu ạ?
Ông Nguyễn Văn Tuấn : Nó rẻ hơn được khoảng 42 đến 47%.
Gia Minh : Bây giờ hệ thống đó được đến cho bao nhiêu hộ trong khu vực đó sử dụng?
Đến hiện nay mô hình này được nhiều địa phương áp dụng bởi vì nó phù hợp với khả năng của người ta. Hai nữa là khi lựa chọn công nghệ thì do nguồn vốn đầu tư người ta thấy là nó thích hợp với họ. Ngoài ra cái mô của nó thì áp dụng được, có thể làm ở những khu 5-6 hộ hoặc thậm chí vài chục hộ thôi. Bọn tôi thấy rõ ràng nhiều địa phưong khác cũng đang tiền hành làm. Chỗ thôn Mỹ Hải của Nghệ An họ cũng ra ngoài này họ xem và họ cũng đã làm xong cái bể rồi.
Ông Nguyễn Văn Tuấn : Chúng tôi xây hai bể, một bể xử lý cho khoảng 80 hộ, và bể thứ hai cho khoảng 60 hộ. Đó là khu dân cư. Kế hoạch này rất phù hợp với vùng đồng bằng, tập trung mật độ dân cư cao. Thứ hai nữa là nó tiết kiệm được diện tích đất. Thứ ba là trong quá trình làm thì nó giúp cho chúng tôi xử lý nước thải ngay trước khi thu gom từ đầu nguồn để ra bể tập trung và đưa vào hồ chứa thì nó đảm bảo.
Trước khi đưa vào bể xử lý này thì chúng tôi xây dựng hệ thống rãnh gom chung của làng. Chẳng hạn trên cơ sở từng ngõ xóm chúng tôi sẽ xây những bể quy mô chừng 40 hộ hoặc là 30 hộ, thậm chí cho đến 80 hộ. Ở đây trong quá trình làm chưa triển khai hết nên chúng tôi mới làm được 20 ngõ xóm thôi. Chúng tôi làm một cái trước 2006 là xử lý được 60 hộ. Cái thứ hai nữa là đầu năm 2007 thì chúng tôi xây tiếp một bể nữa xư lý cho 80 hộ.
Trong quá trình làm thế này thì trước khi nước thải từ các gia đình được thu gom theo hệ thống hố ga của gia đình trước khi xả ra hệ thống rãnh thu gom chung của địa phường. Từ hệ thống rãnh thu gom sẽ dẫn nứơc thải vào bể. Sau đó chúng tôi xây bể theo công nghệ của Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị & Công Nghệ xử lý lắp ráp.
Sau khi qua bể thì trong thời gian lưu lại thì chậm nhất khoảng 72 giờ thì nước cũng đã được xử lý thì nó sẽ thải ra hệ thống chung của địa phương. Và sau đấy chúng tôi sẽ dẫn đến một cái hồ được dự kiến xây là một hồ sinh học để đảm bảo nước ra sử dụng được. Nhưng nó không chảy ra sông mà nó sẽ chảy ra cánh đồng hoặc các kênh tiêu nước của chung của mạng lưới.
Gia Minh : Các hộ dân đóng góp tiền để xây dựng hay là được kinh phí của nhà nước hoặc tổ chức nào cấp?
Ông Nguyễn Văn Tuấn : Cái này thì chúng tôi xin từ nhiều nguồn. Địa phương thì do nguồn kinh phí có hạn, nên chúng tôi đầu tư xây dựng hệ thống rãnh thôi. Còn về cái bể thì chúng tôi xin vừa rồi với Bộ Tài Nguyên & Môi Trường thì chúng tôi xin được hỗ trợ khoảng trên 300 triệu đồng để xây cái bể. Còn thì chúng tôi xin tài trợ của một tổ chức theo tỷ lệ góp vốn 50-50. Nhưng mà địa phương hỗ trợ 50 và tổ chức hỗ trợ 50.
Cái quan trọng nhất là để giải quyết cái ô nhiễm chung ấy thì mình phải giải quyết phần ô nhiễm ngay từ từng hộ gia đình rồi mới đưa sang phần quy mô được. Cái đó phải giảm thiểu ngay tại nguồn. Và chúng tôi thấy vấn đề này nó rất là bức bách.
Những địa phương khác
Gia Minh : Những địa phương khác có khả năng áp dụng mô hình này không?
Ông Nguyễn Văn Tuấn : Đến hiện nay mô hình này được nhiều địa phương áp dụng bởi vì nó phù hợp với khả năng của người ta. Hai nữa là khi lựa chọn công nghệ thì do nguồn vốn đầu tư người ta thấy là nó thích hợp với họ. Ngoài ra cái mô của nó thì áp dụng được, có thể làm ở những khu 5-6 hộ hoặc thậm chí vài chục hộ thôi. Bọn tôi thấy rõ ràng nhiều địa phưong khác cũng đang tiền hành làm. Chỗ thôn Mỹ Hải của Nghệ An họ cũng ra ngoài này họ xem và họ cũng đã làm xong cái bể rồi.
Gia Minh : Ông thấy khi địa phương triển khai như vậy thì ý thức giữ gìn vệ sinh chung của các hộ gia đình trong khu vực ra sao ạ?
Ông Nguyễn Văn Tuấn : Cái chuyển đổi của người dân thì chúng tôi thấy họ ủng hộ rất tích cực. Trước kia khoảng cách đây 5-6 năm thì ý thức của các hộ dân trong thôn họ không chú ý, nhưng đến hiện nay tới 90% hộ dân rất là tự giác.
Tức là trước khi xả nước ra hệ thống chung, họ đã làm hố ga tách nước và họ phân loại ngay rác sinh hoạt của họ từ nguồn để đảm bảo phần xử lý được, tạo điều kiện cho bộ phận xử lý về vệ sinh môi trường rác thải nước thải tại địa phương thì chúng tôi thấy rằng là rất tích cực.
Hoặc là hàng năm trong quá trình nạo vét các cống rãnh họ tham gia rất là đông. Trước kia nhận thức của họ về môi trường rất là kém, nhưng sau khi có các tài liệu nghiên cứu khoa học của Trung Tâm thì họ đã dạy cái việc bảo vệ sức khoẻ và môi trường đối với người dân rất tích cực cho nên họ rất tích cực tham gia.
Mục Sáng Kiến và Đời Sống tuần này tạm dừng tại đây. Hạn gặp lại quý thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh cuả Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.