Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa bế mạc vào hôm 24 tháng Giêng vừa qua trong bối cảnh Việt Nam chính thức đã là thành viên của WTO. Những vấn đề gì được bàn tại Hội nghị.

Mời quí vị theo dõi cuộc trao đổi của Việt Hùng với ông Lê Hồng Hà, một nhà quan sát và bình luận về nội tình đảng Cộng sản Việt Nam. Từ Hà Nội, ông đưa ra cái nhìn.
Ông Lê Hồng Hà: Hội nghị Trung ương 4 kỳ này họp từ ngày 15 đến ngày 24 tháng Giêng bàn 9 vấn đề:
- Xung quanh vấn đề bầu cử Quốc Hội khóa XII - Sắp xếp, chấn chỉnh lại các Ban, ngành của đảng và các Bộ trong Chính phủ. - Ra quyết định thống nhất họp Đại hội đảng và họp Quốc Hội trong cùng một năm để tránh sự không thống nhất như vừa qua đã xảy ra. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế khi Việt Nam đã là thành viên của WTO - Bàn về chiến lược biển
Bên cạnh 5 vấn đề đó còn 4 vấn đề nữa mà Bộ chính trị báo cáo để Trung ương có ý kiến: - Thứ nhất, Bộ chính trị báo cáo kiểm điểm công tác của mình lãnh đạo từ Đại hội X cho tới này, tức là khoảng 7 – 8 tháng nay kể từ Đại hội cho đến nay. - Thứ hai, Bộ chính trị báo cáo những công tác đã làm giữa Hội nghị Trung ương 3 và Hội nghị Trung ương 4. - Thứ ba, nghe Ban kiểm tra Trung ương và các cấp báo cáo - Thứ tư, nghe báo cáo về công tác tài chính của đảng
Như thế Hội nghị Trung ương 4 vừa rồi đã bàn 5 vấn đề “trên” và 4 vấn đề “dưới” , tổng cộng là 9 vấn đề.
Việt Hùng: Với cái nhìn của ông, một cách tổng quát ông đánh giá như thế nào?
Về những điểm người ta chưa đồng ý đó là lối hành xử, thứ nhất, đối với hai vấn đề tăng trưởng kinh tế để vào WTO và vấn đề chiến lược biển là hai vấn đề có tính chất của toàn dân của đất nước chứ không phải chỉ của riêng đảng hay của tổ chức chính quyền.
Ông Lê Hồng Hà: Người ta hoan nghênh Trung ương kỳ này bớt đi được từ 11 đơn vị xuống còn 6 đơn vị. Sáu (6) ban ngành còn lại là:
- Văn phòng Trung ương - Ban Tổ chức Trung ương - Ban Tư tưởng – Văn hóa - Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Ban Dân vận - Ban Đối ngoại
Điểm thứ hai người ta hoan nghênh tức là quyết định chuyển tất cả những cơ sở kinh doanh của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc, của Quân đội, của Công an, của các Đoàn thể quần chúng…để chấm dứt việc các lực lượng ấy kinh doanh và chuyển tất cả những lực lượng kinh doanh ấy sang Nhà nước. Và Nhà nước sẽ phải xử lý như xử lý các cơ sở kinh tế quốc doanh khác.
Về những điểm người ta chưa đồng ý đó là lối hành xử, thứ nhất, đối với hai vấn đề tăng trưởng kinh tế để vào WTO và vấn đề chiến lược biển là hai vấn đề có tính chất của toàn dân của đất nước chứ không phải chỉ của riêng đảng hay của tổ chức chính quyền.
Đây là hai vấn đề quan hệ đến lợi ích và hoạt động của toàn dân. Những vấn đề này đáng lẽ Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam nên giữ tư thế đưa ra kiến nghị với Quốc hội, với Chính phủ, để Quốc hội quyết định vấn đề. Như hôm trước tôi đã nói, những vấn đề của Quốc kế - Dân sinh thì phải do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất ra quyết nghị để toàn dân chấp hành.
Phải chấm dứt cách làm Trung ương ra quyết định về kinh tế, về sinh đẻ có kế hoạch, về giáo dục… buộc Quốc hội phải thi hành, Chính phủ phải chấp hành thì đấy là một tác phong không hay lắm. Có lẽ vì có điều 4 trong Hiến pháp nên đảng Cộng sản Việt Nam có quyền như thế thì tôi thấy đấy là một cách hiểu rất sai.
Tôi nhắc lại, người ta thấy cách làm việc như vừa rồi vẫn cứ theo tác phong lâu nay thì dư luận người ta không đồng tình. Người lãnh đạo người ta cho rằng phải nhu thế mới giữ được tư thế lãnh đạo… nhưng chính cái đó hoàn toàn không đúng luật pháp và cũng không đúng với Hiến Pháp.
Việt Hùng: Liên quan đến vấn đề hoán chuyển một số cơ sở tài chánh của đảng, của Mặt trận Tổ quốc, của Quân đội, của Công an… sang Nhà nước, theo ông điều này dư luận có thể hiểu như thế nào?
Ông Lê Hồng Hà: Nhưng cơ sở kinh doanh của đảng, của Quân đội, của Công an… thí dụ như họ tổ chức xây khách sạn…để kinh doanh thì đó là những cơ sở kinh tài của đảng, của Mặt trận Tổ quốc, của Công An, của Quân đội thì bây giờ tất cả những cơ sở kinh tài đó phải chuyển sang cho Nhà nước để Nhà nước phải xử lý, cổ phần hóa.
Bài học Trung Quốc chỉ một phần thôi, chứ thực ra chính đất nước này bây giờ đây thấy rằng các cơ sở kinh tài của các ông ấy thì các ông ấy cứ đòi hết ưu đãi này đến quyền lợi khác…và rồi thì cũng là tham nhũng, mà bây giờ cứ truy đến những cơ sở kinh doanh của Quân đội kinh doanh là vi phạm pháp luật này nọ… thì nó phiền ra và đến bây giờ thấy rằng, về khách quan mà chuyển sang như vậy là tốt.
Việt Hùng: Cổ phần hóa tức là sẽ hoán chuyển sang cho một số nhà tài phiệt, như vậy thì không bao lâu nữa Việt Nam sẽ xuất hiện các nhà "tư bản đỏ".
Ông Lê Hồng Hà: Nhà tư bản đó có phải là "tư bản đỏ" hay không thì còn phải bàn, nhưng phải cổ phần hóa, tức là "phi quốc doanh" tức là chuyển sang "dân doanh". Cái chuyển ấy Nhà nước sẽ nắm tỷ lệ cổ phần bao nhiêu thì đấy là những vấn đề cụ thể.
Hiện nay ở các đơn vị người ta đang bàn tỷ lệ nhà nước sẽ nắm bao nhiêu cổ phần. Trong quá trình cổ phần hóa nó sẽ đẻ ra những vấn đề đó. Bây giờ đây không thể chỉ là của quốc doanh được nữa.
Việt Hùng: Theo ông yếu tố nào khiến Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam lại đi đến quyết định như vậy. Người ta còn nhớ vào năm 1998 Trung Quốc ban hành lệnh cấm quân đội làm kinh tế, phải chăng bài học Trung Quốc đã là kim chỉ nan cho các nhà lãnh đạo Việt Nam?
Ông Lê Hồng Hà: Bài học Trung Quốc chỉ một phần thôi, chứ thực ra chính đất nước này bây giờ đây thấy rằng các cơ sở kinh tài của các ông ấy thì các ông ấy cứ đòi hết ưu đãi này đến quyền lợi khác…và rồi thì cũng là tham nhũng, mà bây giờ cứ truy đến những cơ sở kinh doanh của Quân đội kinh doanh là vi phạm pháp luật này nọ… thì nó phiền ra và đến bây giờ thấy rằng, về khách quan mà chuyển sang như vậy là tốt.
Việt Hùng: Trở lại vấn đề về cụm từ mà chúng tôi đặt ra "tư bản đỏ" ở Việt Nam. Sau Hội nghị Trung ương cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tuyên bố "Quân đội không nên làm kinh tế", qua lời tuyên bố này dư luận người ta có thể hiểu trong một tương lai gần một số nhà "tư bản đỏ" sẽ công khai hóa trên thương trường nhất là khi Việt nam đã là thành viên của WTO, ông nghĩ như thế nào?
Ông Lê Hồng Hà: Anh nói "tư bản đỏ" là khái niệm của một số người, riêng tôi thì tôi không dùng chữ "tư bản đỏ" dù là có thể có những ông cộng sản ra kinh doanh và giàu lên, rồi con cái một s8ó cán bộ cao cấp kinh doanh cũng giàu lên…, rồi một số doanh nhân khác kinh doanh người ta cũng giàu lên, nhưng tôi không dùng chữ khái niệm "tư bản đỏ" đâu, tức là tôi dùng một khái niệm "tầng lớp doanh nhân của Việt Nam" đang phát triển, đang lớn lên và đang mạnh lên.
Gần đây báo Tuổi trẻ hay một số báo khác có đăng danh sách 100 người giàu nhất, rồi thì 50 người phụ nữ giàu nhất… thì cái đó chỉ là một bộ phận thôi chứ còn doanh nhân Việt Nam hiện nay tôi thấy đã là mấy trăm nghìn rồi.
Việt Hùng: Vừa rồi là ông Lê Hồng Hà từ Hà Nội. Tại Hội nghị Trung ương 4, vấn đề Chiến lược Biển, vấn đề giải thể một số ban ngành trong cơ cấu đảng từ 11 xuống còn 6 đã đúng với thực tế tại Việt Nam hay chưa, hay đó chỉ là sự hoán chuyển cơ cấu lại hệ thống điều hành của đảng… sẽ là một trong những vấn đề mà ông Lê Hồng Hà sẽ trở lại trình bày cùng quí vị thính giả, mời quí vị nhớ đón nghe.
Theo dòng câu chuyện:
- Nội tình của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay (phần 2)
- Nội tình của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay (phần 3)