Cuba dưới quyền lãnh đạo của Raul Castro?

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Ông Raul Castro đã chính thức trở thành người lãnh đạo Cuba, thay thế cho anh trai là lãnh tụ Fidel Castro. Kết quả được thông báo vào chiều Chủ Nhật vừa qua, ngay sau phiên họp của Quốc Hội Cuba.

RaulCastro_022508_200.jpg
Ông Raul Castro chính thức trở thành Chủ tịch nước Cuba, thay thế cho người anh già yếu Fidel Castro. AFP PHOTO.

Dưới quyền lãnh đạo của ông Raul, Cuba sẽ như thế nào? Có hy vọng gì tân chính phủ Habana sẽ đổi mới chính trị và kinh tế hay không? Ðó là những câu hỏi đang được đặt ra, và là đề tài chúng tôi đem ra thảo luận với vị khách mời tuần này.

Khách mời là Giáo Sư Marifeli Perez-Stable, thành viên Ủy Ban Ðặc Trách Nghiên Cứu Sự Thật Và Công Lý, một Ủy Ban được thành lập với mục đích duyệt lại những gì đã và đang xảy ra ở Cuba, và những giải pháp cần thực hiện.

Gần đây, Ủy Ban đã cho phổ biến bản phúc trình đặc biệt mang nhan đề “Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc Cuba”, trình bầy những khía cạnh nhà nước Habana phải làm để tiến đến đổi mới chính trị, phù hợp với nguyện ước của dân chúng.

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable từng là Thứ Trưởng Tài Chánh trong chính phủ Fidel Castro, và cũng từng nắm giữ chức vụ kinh tế trưởng của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Khẩu Cuba. Ông cũng là tác giả những bài bình luận thường xuyên đăng tải trên các nhật báo xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha, như tờ El Nuevo Herald, El Pais ở Tây Ban Nha, El Clarin ở Argentina, Excelsior ở Mexico.

Như thường lệ cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện, được Ban Việt Ngữ gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Tiếp tục đường lối của ông Fidel Castro

Nguyễn Khanh: ông Raul chính thức nắm quyền lãnh đạo. Muốn hỏi Giáo Sư những gì sẽ xảy ra cho Cuba?

Tôi không nghĩ sẽ có biến chuyển gì mới. Tân chính phủ do ông Raul điều khiển đã khẳng định sẽ tiếp tục đường lối ông Fidel Castro đã đi, và tham khảo ý kiến với Fidel trước khi có quyết định quan trọng cho đất nước. Như vậy, ông Fidel Castro vẫn hiện diện trong chính phủ với tư cách cố vấn tối cao, vì chính ông Raul nói với dân chúng rằng không ai có thể thay thế được khuôn mặt và vai trò của Fidel.

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: tôi không nghĩ sẽ có biến chuyển gì mới. Tân chính phủ do ông Raul điều khiển đã khẳng định sẽ tiếp tục đường lối ông Fidel Castro đã đi, và tham khảo ý kiến với Fidel trước khi có quyết định quan trọng cho đất nước. Như vậy, ông Fidel Castro vẫn hiện diện trong chính phủ với tư cách cố vấn tối cao, vì chính ông Raul nói với dân chúng rằng không ai có thể thay thế được khuôn mặt và vai trò của Fidel.

Ông Raul cũng nói rõ là không có thay đổi nào về đường hướng chính trị cũng như chính sách kinh tế. Thành ra không nên vội vã hy vọng với nhà lãnh đạo mới, Cuba sẽ đổi mới. Theo tôi thì có khả năng chính phủ Raul Castro sẽ đưa ra một vài thay đổi nhỏ thôi, để cải thiện đời sống của người dân.

Nguyễn Khanh: Giáo Sư cũng biết Cuba không phải là nước cộng sản duy nhất trên mặt quả đất, còn có Trung Quốc, có Bắc Hàn, có Việt Nam nữa. Ở Trung Quốc và Việt Nam, những nhà lãnh đạo đã rời chức vụ đâu có được nhắc đến.

Tôi xin đơn cử một thí dụ, sau ngày lãnh tụ Giang Trạch Dân ra đi, lãnh tụ mới là ông Hồ Cẩm Ðào đâu có phải đến xin ý kiến của người tiền nhiệm. Tại sao chuyện phải xin ý kiến Fidel Castro lại xảy ra ở Cuba? Tại sao tân chính quyền không tự quyết định chuyện chính sách?

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: trong trường hợp của Cuba, ông phải nhớ rằng Fidel Castro được xem là người lãnh đạo cuộc cách mạng và là vị cha già của dân tộc, chẳng khác gì trường hợp ông Mao Trạch Ðông ở Trung Quốc hay ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Do đó, dù không còn nắm chức vụ nào nữa, nhưng Fidel Castro vẫn là biểu tượng của quốc gia và bất kỳ ai được chọn thay thế cho ông ta đều phải làm điều mà ông Raul đã nói, tức là phải đến xin ý kiến trước khi quyết định.

Một điểm nữa cũng cần phải nhớ là ông Fidel Castro đã nắm quyền trong 50 năm, và trong một thể chế chính trị như Cuba, ông ta mặc nhiên là người vẫn có quyền hành, là người vẫn được tôn thờ. Chính ông Raul cũng biết về mặt nổi ông ta được bầu chọn làm chủ tịch nước, nhưng sự thật, đây chỉ là chức vụ anh truyền em nhận, và ngày nào người anh lớn Fidel còn sống, ngay đó ông em Raul vẫn phải đến hỏi ý kiến.

Nguyễn Khanh: Giáo sư bảo ông Raul có thể sẽ đưa ra một vài thay đổi nhỏ. Muốn hỏi Giáo Sư là nếu có thì những thay đổi nào sẽ xảy ra?

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: có thể điều ông Raul sẽ làm là cấp thêm đất cho nông dân tự trồng cấy để tăng sản xuất, tăng lượng thực phẩm cho quốc gia. Ngoài ra, ông Raul cũng có thể cho phép nông dân được phép bán một phần nông phẩm thu hoạch được ra thị trường, thay vì phải đi qua ngã nhà nước. Tôi cũng dự đoán là chính phủ Raul sẽ tăng giá nông phẩm thu mua của nông dân, để nâng cao mực sống của giới nghèo khó nhất.

Những điều này đã được ông Fidel Castro làm từ hồi 1992-1993, ngay sau khi Cuba không còn được viện trợ từ Sô Viết nữa. Lúc đó, ông Fidel còn cho phép khoảng 200,000 ngàn người được quyền tự kinh doanh, và tôi tin trong thời của Raul, con số này sẽ tăng cao hơn. Ðó là cách tân chính phủ Habana sẽ làm để thúc đẩy kinh tế.

Những bước đầu tiên?

CubaCastro150.jpg
Ông Fidel Castro kết thúc nửa thế kỷ cầm quyền ở Cuba. AFP PHOTO.

Nguyễn Khanh: liệu có thể xem đó là những bước đầu tiên trong tiến trình dẫn đến đổi mới kinh tế của Cuba hay không?

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: tôi không nghĩ thế. Có 2 lý do để tôi không tin Cuba sẽ đổi mới kinh tế. Thứ nhất là vài tuần trước ngày từ chức, chính ông Fidel Castro nói rất rõ là tất cả những thay đổi đi ngược lại đường lối cách mạng đều không được chấp nhận. Ðiều đó có nghĩa là ngày nào Fidel còn sống, ngày đó sẽ không có thay đổi.

Ðiều thứ nhì là ngay chính những người mới được bầu chọn vào vai trò lãnh đạo ở Habana cũng sợ hãi, không dám đưa ra ý kiến phải thay đổi. Ðiều người cộng sản lo sợ nhất là thay đổi điều này sẽ dẫn tới chỗ người dân đòi hỏi phải thay đổi điều khác. Thành phần lãnh đạo đảng và nhà nước Cuba thường bảo với nhau rằng người dân “khi được đằng chân sẽ lấn đằng đầu” và nếu không kiểm soát chặt chẽ thì sẽ thành loạn.

Hai điều đó cho thấy lãnh đạo Cuba sẽ rất thận trọng khi quyết định thay đổi, bất kể là thay đổi lớn hay thay đổi nhỏ. Nếu họ có làm thì vẫn theo 2 quy luật là thứ nhất, thay đổi nhưng vẫn kiểm soát được, và thứ nhì là thay đổi thật thận trọng, rất chừng mực, không tạo cơ hội cho người dân đòi hỏi thêm.

Một điểm nữa tôi cũng muốn nói là ở những nước theo chủ nghĩa Mácxít-Lêninnít, thay đổi là điều những nhà lãnh đạo không bao giờ muốn làm, vì thay đổi đồng nghĩa với thất bại. Cũng vì thế, bao giờ họ cũng đưa ra những từ thật khéo léo để che đậy thất bại, như “đổi mới”, hoặc “phát triển theo đường hướng xã hội chủ nghĩa”.

Tôi chưa rõ từ nào sẽ được dùng ở Cuba nếu Habana chấp nhận thay đổi chính sách. Lãnh đạo Cuba cũng học được các bài học thất bại của những nước Ðông Âu, đặc biệt là bài học Hungary và Ba Lan hồi đầu thập niên 1980. Bài học đó là thay đổi chính sách mà vẫn đi sát với quy định “mọi quyền lực vẫn nằm ở trung ương” thì chẳng bao giờ thành công.

Nguyễn Khanh: khi ông Fidel Castro loan báo từ chức và ngay sau khi ông Raul lên thay, hầu như giới quan sát chính trị đều nghĩ tân chính quyền Habana sẽ đi theo mô hình đổi mới của Việt Nam hoặc của Trung Quốc. Giáo Sư lại bảo là điều đó không xảy ra???

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: không, tôi không nghĩ chuyện đó xảy ra. Dựa theo những điều tôi mới nói, tôi không tin Habana sẽ thay đổi như các nhà quan sát dự đoán. Ðối đế lắm, có thể thành phần lãnh đạo Cuba sẽ nghĩ đến chuyện áp dụng mô thức Việt Nam, nhưng ngay trong lúc này không có một dấu hiệu nào là họ sẽ làm điều này cả…

Nguyễn Khanh: xin ngắt lời Giáo Sư ở đây. Tại sao lại là mô thức Việt Nam mà không phải là mô thức Trung Quốc?

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: khác biệt xã hội là điều thứ nhất. Xã hội Trung Quốc và xã hội Cuba được xây dựng bởi những yếu tố khác nhau. Ðiều thứ hai là tại Việt Nam, từng có lúc tất cả những tập đoàn kỹ nghệ chủ yếu đều nằm dưới quyền điều khiển của Ðảng, trước khi được chuyển sang cho Thủ Tướng và các Bộ. Hiện giờ tại Cuba, những tập đoàn chủ yếu cũng nằm trong tay đảng và nhà nước.

Tại Việt Nam, “đổi mới” là kế hoạch mang nặng tính kinh tế, vị Thủ Tướng được quyền thực hiện những chính sách phù hợp với tình trạng phát triển của quốc gia và với luật lệ thương mại quốc tế. Ở Cuba thì khác, mọi quyết định vẫn đều phải đặt trên căn bản chính trị trước đã và các tập đoàn thương mại nồng cốt đều nằm trong tay quân đội, được bảo vệ bằng danh nghĩa “liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia”.

Tại Việt Nam, “đổi mới” là kế hoạch mang nặng tính kinh tế, vị Thủ Tướng được quyền thực hiện những chính sách phù hợp với tình trạng phát triển của quốc gia và với luật lệ thương mại quốc tế. Ở Cuba thì khác, mọi quyết định vẫn đều phải đặt trên căn bản chính trị trước đã và các tập đoàn thương mại nồng cốt đều nằm trong tay quân đội, được bảo vệ bằng danh nghĩa “liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia”.

Với dù che này, hầu hết các khu vực thương mại của Cuba do Bộ Quốc Phòng điều khiển, mọi quyết định kinh tế đều được quyết định theo tiêu chuẩn gắn chặt với quyền lợi của quân đội và đương nhiên quyền này không được chia sẻ cho tư nhân.

Phần đông những người đang lãnh đạo Việt Nam ngày nay đều được đào tạo để làm kinh tế, trong khi giới lãnh đạo Cuba vẫn chưa thoát được cái vỏ bọc quân sự họ mang từ thời cách mạng đến giờ. Ðó cũng là một yếu tố phải nói đến.

Triển vọng đổi mới

Nguyễn Khanh: chưa thấy Giáo Sư nói gì về triển vọng đổi mới chính trị. Muốn hỏi Giáo Sư là nếu so sánh với thời Fidel, có khả năng người dân Cuba dễ thở hơn ở thời Raul không?

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: câu trả lời là còn tùy. Tùy ở mức độ thay đổi mà Raul sẽ làm, với sự đồng ý của anh ông ta.

Nếu ông Raul thực hiện chính sách cho người dân có đời sống khá hơn đời sống hiện tại của họ, thì có thể người dân Cuba xem đó là “dễ thở” hơn thời trước. Còn dễ thở được hiểu là có tự do, có dân chủ, thì chắc chắn phải chờ. Chờ đến bao giờ? Tôi không biết.

Nguyễn Khanh: câu hỏi cuối của chúng tôi là trong những ngày gần đây, các ứng viên Tổng Thống Mỹ đều nói đến Cuba. Ông Barrack Obama bảo sẵn sàng nói chuyện với lãnh đạo Cuba, ông John McCain và Bà Clinton thì bảo chớ nên vội vã, cần phải chờ xem các bước cải tiến như thế nào trước khi đi đến quyết định. Giáo Sư nghĩ gì về việc này?

Giáo Sư Marifeli Perez-Stable: tôi không có gì để nói với ông về việc này cả. Ðiều duy nhất tôi có thể trình bày là thông thường trong quan hệ quốc tế, những cuộc đàm phán, những cuộc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo bao giờ cũng nằm trong "khung chính sách" của từng quốc gia. "Khung chính sách" này bao gồm rất nhiều yếu tố, từ thời điểm cho đến mục tiêu mà các nước muốn đạt được.

Ông cũng biết trước khi các nguyên thủ gặp nhau, luôn luôn có những vòng đàm phán, khởi đầu từ cấp thấp, đến các viên chức bậc trung và sau đó mới đến cấp cao. Khi những vòng đàm phán này bắt đầu, tôi hy vọng hai bên sẽ đạt được những thỏa thuận chung, dựa trên căn bản quyền lợi chung cho tương lai, cố gắng để không vướng mắc gì với quá khứ nữa. Phải như vậy thì cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ mới thật sự mang tính xây dựng.