Lịch sử sẽ đánh giá vị Thủ Tướng Anh Tony Blair như thế nào?

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Tuần trước, Thủ Tướng Tony Blair đã loan báo vào ngày 27 tháng sau, ông sẽ rời chức vụ từng nắm giữ trong 10 năm qua.

TonyBlair200.jpg
Thủ tướng Anh Tony Balir. AFP PHOTO.

Ông Blair từng là vị Thủ Tướng trẻ tuổi nhất của nước Anh, bắt đầu lên nắm quyền khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc và sẽ rời ghế Thủ Tướng vào thời điểm uy thế chính trị của ông đang xuống rất thấp, vì ông quyết định đưa quân tham dự cuộc chiến Iraq và vì mối quan hệ chặt chẽ giữa ông với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush. Các cuộc thăm dò công luận mới được giới truyền thông Anh thực hiện cho thấy chỉ có hơn 30% người dân Anh ủng hộ ông.

Lịch sử sẽ đánh giá vị Thủ Tướng Anh sắp sửa rời chính trường như thế nào? Ðó là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra và cũng là đề tài được chúng tôi đưa ra bàn thảo với vị khách mời tuần này.

Khách mời là Giáo Sư Tiến Sĩ Richard Price, Khoa Trưởng Khoa Sử của đại học Maryland. Giáo Sư Price nổi tiếng với những quyển sách viết về lịch sử Anh Quốc, đã từng được Hiệp Hội Viết Sử Anh mời làm Tổng Biên Tập cho chương trình viết về chính trị và xã hội của nước Anh.

Ông cũng là thành viên Hội Ðồng Cố Vấn của Hiệp Hội Các Nhà Viết Sử Thế Giới. Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Một chính trị gia

Nguyễn Khanh: Là một nhà sử học, Tiến Sĩ nghĩ lịch sử sẽ đánh giá Thủ Tướng Tony Blair như thế nào?

Tôi nghĩ các sử gia sẽ có những đánh giá khác nhau về Thủ Tướng Blair. Trước hết, các nhà viết sử sẽ đồng ý với nhau về các thành quả mà ông Blair đạt được khi đưa đảng Lao Động trở lại nắm quyền và thành công ở nhiều mặt.

Giáo Sư Tiến Sĩ Richard Price: Tôi nghĩ các sử gia sẽ có những đánh giá khác nhau về Thủ Tướng Blair. Trước hết, các nhà viết sử sẽ đồng ý với nhau về các thành quả mà ông Blair đạt được khi đưa đảng Lao Động trở lại nắm quyền và thành công ở nhiều mặt.

Những đồng nghiệp của tôi đều nói ông Blair là chính trị gia của đảng Lao Động thành công nhất, thắng liên tiếp 3 nhiệm kỳ, kể cả khi cuộc bầu cử nhiệm kỳ thứ ba diễn ra trong lúc uy tín của ông bắt đầu bị lung lay.

Ông Blair sẽ được các sử gia ghi nhận là một chính trị gia can đảm và cương quyết, sẵn sàng thực hiện những chính sách thay đổi bộ mặt của nước Anh ở ngay những năm đầu thiên niên kỷ, trong đó chúng ta phải nói đến việc ông quyết định cho các vùng có quyền hành nhiều hơn, thay vì phải trông chờ vào quyết định của trung ương như các chính phủ tiền nhiệm đã làm, đặc biệt là sự kiện ông mở rộng quyền hạn cho người Scotland.

Điểm thứ nhì mà ông để lại, hay chúng ta thường gọi là di sản của một nhà chính trị, chính là việc thật sự mở rộng vòng tay thân thiện, hòa hoãn với vùng Bắc Ireland. Có thể xem đây không phải là thành công của một mình ông, nhưng điều hiển nhiên là nhờ chính sách của ông mà cuộc tranh chấp mang ý nghĩa tôn giáo giữa người Anh và người Ireland đã hết.

Cũng vẫn nhìn vào chính sách đối nội của ông Blair, chúng ta cũng phải nói đến việc ông thành công với kế hoạch cải tổ chương trình phúc lợi xã hội cho người dân Anh, đặc biệt là chương trình y tế, sức khỏe. Có lẽ đây chính là điểm giúp ông thắng nhiệm kỳ thứ ba, cho dù sau buộc bầu cử đó đảng Lao Động mà ông lãnh đạo đã mất khá nhiều ghế đại biểu ở nghị viện.

Về mặt đối ngoại

Nguyễn Khanh: Thế còn mặt đối ngoại thì thưa Tiến Sĩ, vị Thủ Tướng sắp giã từ chính trường của Anh để lại những gì?

Giáo Sư Tiến Sĩ Richard Price: về mặt đó thì quả thật là di sản của ông Blair là ông không được người dân Anh ủng hộ hay thành công gì mấy về mặt đối ngoại. Lý do chính là vì ông đi quá sát với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush, nhất là cuộc chiến Iraq là cuộc chiến mà đa số người dân Anh không ủng hộ.

Riêng ở điểm này, tôi tin rằng các nhà viết sử còn phải tranh luận với nhau rất nhiều để tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao ông Blair lại quyết định tham chiến, trong khi ngay từ ngày đầu ông đã biết cuộc chiến Iraq sẽ bị người dân chống đối.

Ông Blair là người tin vào tôn giáo, ông Bush cũng vậy, nhưng tôi không dám quả quyết là hai ông có nghĩ rằng phải thể hiện niềm tin Thiên Chúa Giáo của họ bằng cách thay đổi bộ mặt của thế giới hay không? Đây là điều các sử gia sau này phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn mới có câu trả lời được.

Nguyễn Khanh: Tuần trước ngay sau khi ông Blair tuyên bố sẽ rời khỏi chức vụ Thủ Tướng, tôi có dịp nói chuyện với một số nhà báo Anh đang làm việc tại Washington và tất cả đều bảo rằng họ thấy chính sách đối ngoại của ông Blair thay đổi hẳn kể từ sau ngày biến cố 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra. Dưới cặp mắt quan sát của một sử gia, Tiến Sĩ có thấy như thế không?

Giáo Sư Tiến Sĩ Richard Price: Tôi nghĩ là sau ngày 11 tháng 9, cái nhìn của ông ta về thế giới có thay đổi, nhưng vẫn có sự liên tục giữa thời điểm trước và sau biến cố đó.

Theo tôi thì từ lâu rồi, ông Blair đã nuôi sẵn ý nghĩ trong đầu là thế giới Tây Phương phải dùng sức mạnh sẵn có của mình để can thiệp, để sửa sai, để đổi mới những nước độc tài, để đem lại dân chủ hay ít nhất, thổi luồng gió dân chủ đến với người dân những nước độc tài đó.

Điều này được thể hiện ngay từ những năm cuối thập kỷ 1990, khi ông Blair mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi NATO phải đưa quân vào can thiệp ở Bosnia. Đòi hỏi phải dùng giải pháp quân sự mà ông Blair đưa ra đã làm sụp đổ chính quyền độc tài Milosovich, tương tự như điều ông làm sau này khi đồng ý đưa quân sang Iraq, tham gia vào trận chiến lật đổ chính quyền Saddam Hussein.

Mối quan hệ với Tổng thống Bush

Nguyễn Khanh: Quyết định đó có bị lèo lái bởi niềm tin tôn giáo không?

Giáo Sư Tiến Sĩ Richard Price: Ông Blair là người tin vào tôn giáo, ông Bush cũng vậy, nhưng tôi không dám quả quyết là hai ông có nghĩ rằng phải thể hiện niềm tin Thiên Chúa Giáo của họ bằng cách thay đổi bộ mặt của thế giới hay không? Đây là điều các sử gia sau này phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn mới có câu trả lời được.

Tôi thấy sau ngày biến cố 11 tháng 9 xảy ra hồi năm 2001, ông Blair và ông Bush có đồng quan điểm với nhau là tư tưởng Hồi Giáo bảo thủ đe dọa quyền lực, nền văn minh và giá trị Tây Phương. Thành ra biến cố 11 tháng Chín là điểm mốc để cả hai ông quyết định phải dùng sức mạnh quân sự để đối phó lại những hiểm họa phía trước và đối phó thật mạnh mẽ.

Cũng sau ngày 11 tháng Chín năm 2001, chúng ta thấy ông Blair quyết tâm đi sát với chính sách ngoại giao với ông Bush, nhưng nếu nhìn lại lịch sử, ông Blair không phải là người đầu tiên và cũng chẳng là người duy nhất có lập trường, quan điểm đi sát với chính sách của nước Mỹ.

Theo tôi, một trong những lý do tại sao ông Blair lại quyết định đi sát với ông Bush ở cuộc chiến Iraq là vì vị Thủ Tướng Anh Quốc muốn tạo uy thế cho nước Anh ở một địa bàn khác, đó là giải quyết tranh chấp giữa Palestine và Do Thái. Rất tiếc ước mong của ông Blair đã không trở thành sự thật, cuộc tranh chấp đến bây giờ vẫn chưa kết thúc.

Kể từ thế chiến thứ Hai đến giờ, các nhà hoạch định chính sách ở Anh không bao giờ muốn cách xa với nước Mỹ cả, và hầu như chính sách đối ngoại của Anh và Hoa Kỳ lúc nào cũng gắn bó với nhau.

Chỉ có trường hợp duy nhất xảy ra hồi 1956 là vụ kênh đào Suez khiến thế giới thấy quan điểm của hai nước khác biệt với nhau về giải pháp cho Trung Đông. Sau vụ này dường như tất cả các nhà lãnh đạo của cả hai nước đều thấy rõ cách biệt nhau chỉ gây bất lợi và dù không nói ra, nhưng chúng ta có thể thấy là cả hai bên, Anh và Mỹ, đều cố gắng tránh, không để chuyện cũ xảy ra nữa.

Cũng có những yếu tố ngầm bên trong khiến Hoa Kỳ và Anh Quốc lúc nào cũng đi sát với nhau. Các yếu tố rõ nhất là hai quốc gia có chung một nền văn hóa gốc, có chung một ngôn ngữ, và chính những điều này khiến hai bên cùng thấy tự nhiên phải đi sát với nhau.

Nguyễn Khanh: Ông Blair đi sát với ông Bush như hình với bóng, dù điều này khiến uy tín chính trị của ông với người dân Anh giảm đi. Không rõ giữa ông Bush va Blair, ông nào ảnh hưởng ông nào?

Giáo Sư Tiến Sĩ Richard Price: Theo tôi, một trong những lý do tại sao ông Blair lại quyết định đi sát với ông Bush ở cuộc chiến Iraq là vì vị Thủ Tướng Anh Quốc muốn tạo uy thế cho nước Anh ở một địa bàn khác, đó là giải quyết tranh chấp giữa Palestine và Do Thái. Rất tiếc ước mong của ông Blair đã không trở thành sự thật, cuộc tranh chấp đến bây giờ vẫn chưa kết thúc.

Tôi không nghĩ ông Blair có thể ảnh hưởng ông Bush tới mức ông ta mong muốn, hay nói đúng hơn, cả hai nhà lãnh đạo đều có những suy nghĩ riêng, có những cá tính riêng, người này khó có thể lung lạc được người khác.

Đặc biệt hơn nữa là nước Mỹ ở trong tình trạng chiến tranh, nước Mỹ bị tấn công chứ không không phải nước Anh, do đó, ông Blair khó có thể lung lạc, ảnh hưởng tới ông Bush được, dù hai ông là đồng minh thân thiết nhất của nhau.

Điều tôi vừa trình bày còn được chứng minh bàng những sự kiện khác nữa, thí dụ như ông Blair không thúc đẩy được ông Bush đồng ý với mình để thi hành bản Hiệp Ước Kyoto về môi trường, ông Blair đựa ra chương trình trợ giúp cho Châu Phi nhưng không được sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Bush để thực hiện.

Tân Thủ Tướng Anh

Nguyễn Khanh: Tiến Sĩ nhận xét thế nào về vị tân Thủ Tướng của Anh Quốc?

Giáo Sư Tiến Sĩ Richard Price: Tôi tin tân Thủ Tướng Anh sẽ không đi sát với Hoa Kỳ như ông Blair. Lý do là chỉ còn 2 năm nữa nữa, nước Anh sẽ tổ chức bầu cử lại và tân Thủ Tướng không muốn cử tri nghĩ mình là một ông Blair thứ hai.

Tân Thủ Tướng của Anh Quốc cũng sẽ có những liên hệ chặt chẽ hơn với đảng Dân Chủ đang nắm Quốc Hội ở Mỹ, thay vì chỉ đi sát với đảng Cộng Hòa đang nắm Nhà Trắng như ông Blair đã làm.

Cả hai ông Tony Blair và người kế nhiệm là ông Gordon Brown đều là những người bỏ hết tâm sức ra để thay đổi khuôn mặt và đường lối hoạt động của đảng Lao Động, và tôi dự đoán đường lối của ông tân Thủ Tướng sẽ chẳng khác gì đường lối mà Cựu Tổng Thống Dân Chủ của Mỹ là ông Bill Clinton đã làm khi nắm quyền, tức là chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề đối nội.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Tiến Sĩ Price.