Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Giữa tháng 11 tới đây, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush sẽ đến Hà Nội để dự thượng đỉnh APEC 2006, đồng thời cũng để viếng thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ nước bạn. Chuyến đi của vị nguyên thủ Mỹ đã được hai nước sửa soạn từ hơn một năm nay ngay sau chuyến viếng thăm Washington D.C của Thủ Tướng Việt Nam Phan Văn Khải.

Cũng phải nói thêm là trước đó, nhiều nhà quan sát chính trị ở thủ đô Mỹ dự đoán thế nào Tổng Thống Bush cũng sẽ đến thăm Việt Nam trước ngày rời Nhà Trắng, và đã từng có người nói mà chúng tôi xin được trích nguyên văn:
Biết đâu chừng, ông Bush sẽ là vị Tổng Thống Mỹ cuối cùng đặt chân đến một nước theo chủ nghĩa cộng sản, vì chẳng bao lâu nữa, sẽ không còn người cộng sản nào hiện diện cả.
Chủ nghĩa cộng sản còn sống hay đã chết??? Ðó chính là đề tài được Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi đưa ra thảo luận với vị khách mời tuần này. Khách mời là Tiến Sĩ Lee Edwards, một học giả, một sử gia, một nhà báo nổi tiếng của nước Mỹ, đồng thời cũng là một nhân vật từng đóng vai trò cố vấn đặc biệt của nhiều vị Tổng Thống Hoa Kỳ.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý vị trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh: Cám ơn Tiến Sĩ đã nhận lời dự buổi nói chuyện hôm nay. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là theo Tiến Sĩ, chủ nghĩa cộng sản còn sống hay đã chết?
Tiến sĩ Lee Ewards: Tôi có thể trả lời ông như thế này. Chủ nghĩa cộng sản là một thứ vi rút giết người rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta thấy chủ nghĩa này vẫn còn tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như loại vi rút mang tên cộng sản này đã giết chết bao triệu người ở Bắc Hàn trong thập niên 90. Tôi ước gì có thể trả lời ông cách khác, nhưng rất đau lòng mà nói thì sự thật hiển nhiên cho chúng ta thấy chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại trên mặt đất.
Tôi có thể trả lời ông như thế này. Chủ nghĩa cộng sản là một thứ vi rút giết người rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta thấy chủ nghĩa này vẫn còn tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như loại vi rút mang tên cộng sản này đã giết chết bao triệu người ở Bắc Hàn trong thập niên 90.
Nguyễn Khanh: Tại sao lại tồn tại được? Xin kể cho Tiến Sĩ nghe là rất nhiều nhà ngoại giao Tây Phương và Hoa Kỳ đang làm việc ở các nước cộng sản bảo với tôi là những người thông minh, giỏi nhất ở các nước họ đang phục vụ chẳng ai theo đảng cộng sản hay tin vào chủ thuyết cộng sản cả. Thưa tiến sĩ, không có người theo, không có người phục vụ thì làm sao tồn tại?
Tiến sĩ Lee Ewards: Lý do là vì chủ thuyết cộng sản bây giờ đã thay đổi, đã biến dạng so với lúc đầu, không còn là hiểm họa cho thế giới như Liên Bang Xô Viết dưới thời chiến tranh lạnh nữa. Nhưng không vì thế mà có thể nói chủ thuyết này đã biến mất. Tôi xin đưa ra một vài thí dụ.
Ở Trung Quốc chẳng hạn, những người giỏi nhất, thông minh nhất không tự coi mình là người cộng sản, nhưng cùng một lúc chế độ tù lao cải, tức là các trại tập trung mang danh nghĩa mỹ miều là trại học tập vẫn là nơi được sử dụng để giam giữ bất kỳ ai nhà nước thấy cần phải bắt giam.
Một thí dụ khác là ở Việt Nam, chế độ vẫn là chế độ độc đảng, người dân vẫn bị đàn áp, không được quyền phát biểu tư tưởng, chẳng được quyền tự do hội họp. Thành ra vi rút cộng sản vẫn còn chứ chưa hết.
Nguyễn Khanh: Tiến Sĩ mới nhắc đến thời chiến tranh lạnh, làm tôi nhớ lại cách đây một thập kỷ, sau khi Liên Xô xụp đổ, rất nhiều nhà quan sát và ngay cả các viên chức soạn thảo chính sách của Nhà Trắng lúc đó nói với tôi là sau Liên Xô sẽ đến Châu Á và Cuba. Hơn 10 năm trời trôi qua rồi, điều đó vẫn chưa xảy ra, đã thế, tôi có cảm tưởng các chế độ đó ngày một mạnh, một vững hơn. Thưa Tiến Sĩ tại sao vậy?
Tiến sĩ Lee Ewards: Ðiều ông nói rất đúng. Có rất nhiều lý do khiến các chế độ cộng sản còn sót lại vẫn tồn tại. Ở Trung Quốc, Chính Phủ Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng võ lực một cách sắt máu như họ đã từng làm ở Thiên An Môn hồi 1989 để dẹp tan mọi mầm mống đòi thay đổi.
Lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình của Hoa Lục học được bài học này từ Liên Xô, thấy rõ Liên Xô sụp đổ chỉ vì Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev không áp dụng chính sách sắt máu của thời Stalin, tạo cơ hội thuận lợi cho những người bất đồng chính kiến. Các sử gia ai ai cũng kinh hoàng khi nghe nhắc lại biến cố Thiên An Môn, nhưng nói thật với ông là chẳng ai ngạc nhiên khi thấy chuyện thảm thương này xảy ra cả.
Nguyễn Khanh: Thế theo Tiến Sĩ, đến bao giờ thì chủ thuyết cộng sản mới thật sự biến mất hẳn?
Tiến sĩ Lee Ewards: Tôi nghĩ là có một số điều chúng ta cần phải nhớ. Thứ nhất là ngay trong giới sử gia và nghiên cứu chúng tôi, có nhiều người tin rằng những bước đột phá kinh tế đang xảy ra ở một số nước cộng sản Châu Á, chẳng hạn như ở Việt Nam hay ở Trung Quốc. Ðiều đó hoàn toàn đúng, không ai có thể cãi được.
Tôi nghĩ là có một số điều chúng ta cần phải nhớ. Thứ nhất là ngay trong giới sử gia và nghiên cứu chúng tôi, có nhiều người tin rằng những bước đột phá kinh tế đang xảy ra ở một số nước cộng sản Châu Á, chẳng hạn như ở Việt Nam hay ở Trung Quốc. Ðiều đó hoàn toàn đúng, không ai có thể cãi được.
Nhưng điều thứ nhì mà nhiều người lo ngại là không có gì đảm bảo tự do chính trị sẽ đến sau tự do kinh tế cả. Ðiều thứ ba là tôi có thể kể cho ông nghe cách đây chẳng bao lâu, tôi có dịp nói chuyện với một viên chức của Việt Nam, người này bảo với tôi rằng suy nghĩ chính trị của người Việt ở miền Nam và người Việt ở miền Bắc rất khác nhau.
Người miền Nam nghĩ và ủng hộ chế độ đa đảng, người miền Bắc nghĩ một đảng cũng được miễn là có ổn định. Tất cả các điều tôi mới trình bày dẫn đến điều tôi e là còn lâu lắm, phải mất nhiều thế hệ nữa, may ra mới hết cộng sản.
Nguyễn Khanh: Ông mới dùng cụm từ "còn lâu lắm" và "phải mất nhiều thế hệ nữa, may ra mới hết cộng sản". Bây giờ lại đến lượt tôi kể chuyện cho Tiến Sĩ nghe. Ngay chính người cộng sản ở Châu Á bảo với tôi là cộng sản lỗi thời rồi, và so sánh như khủng long vậy. theo tôi, muốn xem khủng long thì vào bảo tàng viện mà xem, chứ chẳng ai sống chung với khủng long cả….
Tiến sĩ Lee Ewards: Tôi thích lối so sánh như ông vừa mới kể nhưng ông đừng quên là phải mất cả ngàn năm thì khủng long mới tuyệt chủng. Ông thử nhìn Trung Quốc xem, đảng cộng sản Trung Hoa vẫn có 70 triệu đảng viên, và lãnh đạo đảng thì đang tìm đủ mọi cách để tiếp tục nắm quyền, tiếp tục kiểm soát hoạt động của người dân, và nếu cần, sẽ sử dụng biện pháp mạnh để chận đứng mọi hoạt động mà họ cho rằng gây nguy hại tới đảng.
Tôi hoàn toàn đồng ý với người náo đó đã so sánh cộng sản với khủng long, nhưng điều đau buồn là xin ông đừng quên, phải mất hàng ngàn năm trời, khủng long mới tuyệt chủng. Tôi không nghĩ là phải mất hàng ngàn năm nữa chủ nghĩa cộng sản mới hết, nhưng tôi tin là phải qua nhiều thế hệ nữa, chúng ta mới không còn cộng sản.
Nguyễn Khanh: Giữa tháng tới Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush sang thăm Việt Nam, và nói như ông thì Tổng Thống Bush không phải là vị Tổng Thống Mỹ cuối cùng đặt chân đến một nước cộng sản?
Tiến sĩ Lee Ewards: Ðương nhiên. Ông Bush không phải là vị Tổng Thống Mỹ cuối cùng đến thăm một nước cộng sản. Như tôi đã nói ngay từ đầu cuộc thảo luận, tôi xem cộng sản như là một thứ vi rút rất mạnh, rất nguy hiểm, vẫn còn hoạt động ở các nước như Bắc Hàn, Trung Quốc và ngay cả Việt Nam.
Nguyễn Khanh: Muốn hỏi thêm ông là thế theo ông, ông Bush phải làm gì?
Tiến sĩ Lee Ewards: Tôi nghĩ có nhiều điều Tổng Thống Hoa Kỳ nên làm, và tôi có thể nói chắc chắn làTổng Thống Bush sẽ làm.
Ðó là thúc đẩy, tạo thêm cơ hội cho những bước đột phá mới ở Việt Nam, đột phá càng nhiều càng tốt về kinh tế, và trao đổi thương mại hai nước, và về cả tự do cho ngươi dân. Nhưng tôi cũng hy vọng là ông đừng nghĩ sau khi ông Bush rời Việt Nam, ngay lập tức chúng ta sẽ thấy Việt Nam thay đổi.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Tiến Sĩ cho buổi nói chuyện lý thú hôm nay.
Thông tin trên mạng:
- Heritage Foundation - Lee Edwards, Ph.D.
- Is Communism Dead?
- Is Communism Dead?