Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Mới 3 tuần lễ trước đây nhân dịp Lễ Hội Nước Songkran để chào mừng năm mới, người dân Thái Lan té nước vào nhau, kèm theo lời cầu chúc cho một năm mới an bình, không phải gặp lại những khó khăn đã xảy đến cho gia đình, cho từng cá nhân hay cho quốc gia hồi năm trước.

Không phải chỉ với thời tiết mà ngày cả về mặt chính trị, những ngày lễ vừa trôi qua đánh dấu một mùa nóng bức khác thường.
Một chính phủ dân sự thành hình sau cuộc bầu cử cuối năm nay như quân đội đã hứa là điều có nhiều khả năng xảy ra, đồng thời những cuộc biểu tình chống đối chính quyền do các tướng lãnh dựng lên cũng sẽ ngày một dồn dập hơn trước, và cũng rất có thể những biến chuyển đầy bất ngờ sẽ đến với chính trường Thái trong những ngày sắp đến.
Liệu tình hình chính trị Thái Lan có ổn định như mọi người mong đợi hay không? Ðó là vấn đề chúng tôi đặt ra với khách mời tuần này. Khách là Bà Pueng Vong, một bình luận gia chính trị rất quen thuộc với báo giới Châu Á, từng làm việc cho tạp chí chuyên về tài chánh MONEY và báo mạng marketwatch.com thuộc hệ thống truyền hình CBS của Mỹ.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Dân chủ tại Thái Lan
Nguyễn Khanh: Câu hỏi đang được nói đến là liệu dân chủ có trở lại với người dân Thái hay không?
Câu hỏi đó là một câu hỏi thật hay. Tôi tin rằng người dân Thái đang mong chờ ngày dân chủ trở lại với họ. Trong hơn một năm qua, chính trường Thái Lan đang ở trong tình trạng rối loạn, bắt đầu từ khi chính phủ dân cử của ông Thaksin Shinawatra bị cáo buộc tội tham nhũng, biểu tình chống chính quyền rầm rộ và liên tục xảy ra, cho đến cuộc đảo chánh không đổ máu do quân đội thực hiện lật đổ ông Thaksin.
Bà Pueng Vong: Câu hỏi đó là một câu hỏi thật hay. Tôi tin rằng người dân Thái đang mong chờ ngày dân chủ trở lại với họ. Trong hơn một năm qua, chính trường Thái Lan đang ở trong tình trạng rối loạn, bắt đầu từ khi chính phủ dân cử của ông Thaksin Shinawatra bị cáo buộc tội tham nhũng, biểu tình chống chính quyền rầm rộ và liên tục xảy ra, cho đến cuộc đảo chánh không đổ máu do quân đội thực hiện lật đổ ông Thaksin.
Từ đó đến giờ, người dân Thái lo âu, không biết đến lúc nào mới có được một chính quyền thật sự do dân và bởi dân, không biết đến bao giờ mới có ổn định về chính trị.
Bên cạnh những trở ngại đó, cũng phải nói đến những sự kiện khác, như các vụ đánh bom do các phần tử Hồi Giáo thực hiện vẫn thường xuyên xảy ra ở các tỉnh miền Nam của nước Thái, và đặc biệt là những vụ đánh bom xảy ra vào tối giao thừa dương lịch ở ngay thủ đô Bangkok mà chính quyền nói do thành phần đối lập chủ mưu, đã khiến tình hình vốn khó khăn trở nên khó khăn hơn nữa.
Khi nói đến dân chủ, người dân Thái Lan nghĩ ngay là chính phủ tạm thời do quân đội đặt lên sẽ thực hiện điều này như thế nào.
Chính Phủ thì cam kết sẽ tiếp tục đưa quốc gia đến dân chủ, cam kết sẽ tổ chức đầu phiếu và sau đó trao quyền lại cho chính phủ dân cử, nhưng rõ ràng qua báo chí, người dân Thái đang băn khoăn không biết cuộc bầu cử sẽ được thực hiện ra sao, và một điều không thể bỏ qua được là ảnh hưởng cũng như vai trò của ông Thaksin trong cuộc bầu cử sắp tới như thế nào.
Hiến pháp mới?
Nguyễn Khanh: Ngay sau khi lật đổ ông Thaksin, Hội Ðồng Tướng Lãnh loan báo sẽ soạn thảo bản hiến pháp mới. Xin Bà cho biết tại sao nước Thái lại cần một bản hiến pháp mới?
Bà Pueng Vong: Chính phủ tạm thời của Thái Lan chọn 200 người đại diện cho mọi thành phần, mọi địa phương để soạn thảo bản tân hiến pháp. Lý do khiến các tướng lãnh và ngay cả một số các chính trị gia thấy cần phải có bản hiến pháp mới vì trong bản hiến pháp cũ vấn đề phân quyền không được trình bày rõ rệt, tạo điều kiện cho ông Thaksin vượt qua quyền hạn mà luật pháp đã quy định và ông ta trở thành người có toàn quyền quyết định mọi chuyện, từ luật pháp, kinh tế, cho đến quyền hạn của báo chí.
Nguyễn Khanh: Trong nhiều thập kỷ qua, Quốc Vương Thái bao giờ cũng đóng một vai trò quan trọng trong chính trường. Thưa Bà, vai trò của Ngài hiện giờ như thế nào?
Đúng. Kiểm duyệt báo chí ở những nơi như nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam là điều có thể hiểu được, nhưng không ai nghĩ sẽ xảy ra ở những nước như Thái Lan, nơi ảnh hưởng và trào lưu dân chủ Tây Phương được phổ biến rất mạnh mẽ.
Bà Pueng Vong: Để có thể làm việc, chính phủ lâm thời hiện nay đương nhiên phải dựa vào uy thế của Quốc Vương. Nhiều người tin rằng chính nhờ vào uy quyền của Ngài mà quân đội có thể thực hiện cuộc đảo chánh không đổ máu, lật đổ Thủ Tướng Thaksin. Không nói thì ông cũng biết là ngay sau vụ đảo chánh, đã có lời đồn đãi nói rằng chính Quốc Vương đồng ý cho các tướng lãnh đảo chánh.
Nhân ông đặt câu hỏi này, tôi nhớ lại một sự kiện đáng chú ý khác là vụ chính phủ Thái Lan cấm không cho YouTube hoạt động trên mạng ở Vương Quốc Thái. Chuyện khởi đầu vì có người đưa lên mạng một số hình ảnh xúc phạm đến Quốc Vương và ngay sau đó YouTube nói đã bỏ những hình ảnh này xuống, nhưng bỏ xuống thì lại có người khác đưa lên lại. Kết quả là YouTube bị chính quyền cấm cửa.
Chuyện này lại tạo nên một cuộc tranh cãi đang gây sôi nổi khác, đó là tranh cãi về quyền tự do báo chí ở Vương Quốc Thái. Những người chống đối thì bảo rằng cấm cửa YouTube có nghĩa là hạn chế quyền tự do phát biểu, quyền tự do báo chí, người ủng hộ thì bảo tự do là một chuyện, nhưng phải giữ truyền thống của dân tộc.
Những người đứng ở ngoài cuộc tranh luận thì đưa ra nhận xét nói rằng chính phủ đương thời bảo vệ uy thế của Quốc Vương vì lo sợ nếu chính Nhà Vua không còn được tôn trọng, uy thế của chính phủ đương nhiên cũng giảm theo.
Trấn an dư luận quần chúng
Nguyễn Khanh: Có phải chuyện Bà mới nói là chuyện mà nhiều người cho rằng chính phủ lâm thời của Thái muốn trấn an dư luận quần chúng bằng cách kiểm duyệt báo chí không?
Bà Pueng Vong: Đúng. Kiểm duyệt báo chí ở những nơi như nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam là điều có thể hiểu được, nhưng không ai nghĩ sẽ xảy ra ở những nước như Thái Lan, nơi ảnh hưởng và trào lưu dân chủ Tây Phương được phổ biến rất mạnh mẽ.
Trong những tháng vừa rồi, tôi đến Thái Lan để quan sát cả thảy 2 lần, và điều tôi để ý thấy là hồi mùa Thu năm ngoái, phần lớn các cơ quan truyền thông Thái vẫn thuộc quyền kiểm soát của các công ty hoặc của ông Thaksin, hoặc là của những người ủng hộ ông ta.
Tôi cũng phải nói rõ thêm là mặc dù đã bị lật đổ nhưng ông Thaksin và những người quen biết với ông ta vẫn làm chủ nhiều cơ quan truyền thông ở Thái. Ðến mùa Xuân năm nay khi trở lại đất Thái, tôi được nghe những nhà báo khác nói chuyện với nhau rằng viec chính quyền cấm không cho YouTube hoạt động có thể là bước đầu trong tiến trình đi đến cấm cửa các website chính trị khác.
Có chứ. Tôi nghĩ bất kể người nào sẽ làm Thủ Tướng Thái Lan trong tương lai đều phải mở rộng liên minh chính trị của mình, mời các tướng lãnh tham gia. Ông thấy đó, thành phần đang điều hành chính phủ hiện giờ đều là những người từng can dự vào những cuộc đảo chánh trước đó.
Nguyễn Khanh: Các cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn đang diễn ra vào những ngày cuối tuần sẽ ảnh hưởng thế nào đến chính trường của nước Thái trong những ngày tới?
Bà Pueng Vong: Theo tôi nghĩ thì tháng này chính là tháng rất quan trọng, quan trọng cho cả chính phủ lẫn cho những người ủng hộ ông Thaksin…
Nguyễn Khanh: Lý do gì khiến Bà nghĩ như vậy?
Bà Pueng Vong: Lý do là vì trên nguyên tắc, Ðảng Thái Rak Thái của ông Thaksin và một số đảng khác sẽ phải giải tán vào cuối tháng này. Những đảng này đã từng bị tố cáo -hoặc tố lẫn nhau- là tham nhũng, gian lận phiếu, cho nên sau ngày đảo chánh chính quyền quyết định bắt phải giải tán, và thời điểm càng gần kề thì càng có nhiều cuộc biểu tình chống đối chính phủ.
Những người biểu tình thì đưa yêu sách đòi ngay chính phủ lâm thời do quân đội dựng lên cũng phải từ chức, đòi phải lập một chính quyền mới, đòi phải tổ chức bầu cử sớm hơn. Ðiều này cũng dễ hiểu vì bầu cử càng chậm trễ bao nhiêu thì ảnh hưởng của những thành phần từng có ảnh hưởng trong chính trường sẽ giảm bớt đi bấy nhiêu. Ngay cả chính phủ cũng dự đoán các cuộc biểu tình sẽ rầm rộ hơn, nhưng mọi người cũng hy vọng là bạo động sẽ không xảy ra.
Chính quyền mới
Nguyễn Khanh: Sẽ có bản hiến pháp mới, sẽ tổ chức bầu cử, sẽ trao quyền lại cho chính phủ dân cử, đó là điều được các tướng lãnh và chính quyền lâm thời Thái Lan cam kết ngay sau ngày lật đổ ông Thaksin. Muốn hỏi Bà là trong tương lai, bóng ma quân đội có đè nặng trên vai người sẽ được chọn làm Thủ Tướng hay không?
Bà Pueng Vong: Có chứ. Tôi nghĩ bất kể người nào sẽ làm Thủ Tướng Thái Lan trong tương lai đều phải mở rộng liên minh chính trị của mình, mời các tướng lãnh tham gia. Ông thấy đó, thành phần đang điều hành chính phủ hiện giờ đều là những người từng can dự vào những cuộc đảo chánh trước đó.
Một điểm nữa cũng phải để ý tới là các vụ bạo động ở miền Nam do các tổ chức Hồi Giáo chống chính phủ gây nên cũng khiến cho vai trò của quân đội Thái trở thành quan trọng hơn, và quan trọng ở chiến trường sẽ dẫn đến quan trọng trong chính trường.
Nguyễn Khanh: Bà có nghĩ ông Thaksin sẽ trở lại không?
Bà Pueng Vong: Chuyện ông Thaksin trở lại chính trường hay không là chuyện rất đáng nói. Ðến bây giờ, không ai nghĩ rằng ông Thaksin sẽ ngồi yên, lý do là vì chính phủ bắt gia đình ông ta phải trả số tiền 300 triệu đô la tiền thuế còn nợ nhà nước, cá nhân ông ta vẫn còn được nhiều người dân ủng hộ, vẫn có nhiều cơ sở làm ăn ngay ở Thái Lan, và ai cũng tin rằng dù đã là tỷ phú nhưng điều đó không có nghĩa là ông Thaksin sẽ ngưng hoạt động kinh tế.
Tôi không nghĩ ông Thaksin sẽ tìm cách trở lại chính trường với vai trò của một ông Thủ Tướng, nhưng nếu bảo ông ta không còn dính líu gì đến chính trị nữa thì tôi không tin.
Nguyễn Khanh: Nói cách khác, Bà không nghĩ là ông Thaksin đã hết thời???
Bà Pueng Vong: Tôi không nghĩ ông ta đã hết thời. Có thể không làm Thủ Tướng, nhưng vẫn đóng một vai trò nào đó trong tương lai, chẳng hạn như vai trò của một chính trị gia đứng đằng sau hậu trường.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Bà Pueng Vongs.