Iraq có phải là Việt Nam thứ hai?

0:00 / 0:00

Nguuyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Ba năm sau ngày Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush quyết định đưa quân sang Baghdad lật đổ Chính Phủ Saddam Hussein, tình hình Iraq vẫn chưa ổn định. Nguy cơ một cuộc nội chiến vẫn tiếp tục được nói đến trong lúc những cuộc thăm dò dư luận nhân dân Mỹ cho thấy người dân bắt đầu lo âu và chán nản hơn về cuộc chiến.

StephenBiddle150.jpg
Tiến Sĩ Stephen Biddle. Photo courtesy of cfr.org

Ba năm trước đây, tới 69% nhân dân Hoa Kỳ tin rằng chắn chắn sẽ đạt được chiến thắng ở Iraq. Bây giờ, 60% người dân Mỹ không hài lòng với biến chuyển đang xảy ra ở chiến trường Iraq, 57% nói Washington sai lầm khi đưa quân sang Baghdad và 40% cho biết họ nghĩ sớm muộn gì Hoa Kỳ cũng sẽ thất bại ở cuộc chiến này, như đã từng thất bại ở chiến trường Việt Nam.

Nhân dịp đánh dấu 3 năm ngày cuộc chiến Iraq, Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi phỏng vấn Tiến Sĩ Stephen Biddle, một chuyên gia lỗi lạc về chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ. Tiến Sĩ Biddle trước đây từng giảng dậy ở Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của quân đội Mỹ, hiện đang dậy môn bang giao quốc tế tại đại học Columbia, New York và là thành viên nồng cốt của Hội Ðồng Quan Hệ Ðối Ngoại Mỹ.

Ông cũng là tác giả quyển sách mang nhan đề “Quyền Lực Quân Sự”, và mới tuần trước lãnh giải thưởng Huntington, giải thưởng được trao cho quyển sách nghiên cứu an ninh quốc gia giá trị nhất hàng năm. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện, và chúng tôi xin gửi đến quý vị trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Nguyễn Khanh: "Trời ơi, chúng ta lại sa lầy ở một Việt Nam thứ hai rồi". Ðó là điều tôi thường được nghe người Mỹ than thở. Thưa Giáo Sư, Iraq có phải là Việt Nam thứ hai như nhiều người hay nói không?

Tiến Sĩ Stephen Biddle: không, tôi nghĩ rằng hai cuộc chiến hoàn toàn khác nhau, khác nhau từ mục tiêu cho đến chính sách mà Hoa Kỳ cho thực hiện. Chiến tranh Việt Nam trong thời gian từ thập kỷ 1960 cho đến giữa thập kỷ 1970 là cuộc chiến của những người theo chủ thuyết Mao-Ít, kêu gọi nông dân -là thành phần họ nói là bị áp bức-vùng dậy để lật đổ chính quyền -tức thành phần mà họ cho là được hjưởng mọi quyền lợi-.

Tôi nghĩ rằng hai cuộc chiến hoàn toàn khác nhau, khác nhau từ mục tiêu cho đến chính sách mà Hoa Kỳ cho thực hiện. Chiến tranh Việt Nam trong thời gian từ thập kỷ 1960 cho đến giữa thập kỷ 1970 là cuộc chiến của những người theo chủ thuyết Mao-Ít, kêu gọi nông dân -là thành phần họ nói là bị áp bức-vùng dậy để lật đổ chính quyền -tức thành phần mà họ cho là được hưởng mọi quyền lợi-.

Cuộc chiến Iraq thì khác. Ðây là cuộc chiến được khơi dậy bởi những nhóm chủng tộc và tôn giáo ở chung trong một quốc gia nhưng đối chọi với nhau, để tranh giành quyền điều khiển chính trị, như chúng ta đang thấy tranh giành giữa người Hồi Giáo Sunni với người Hồi Giáo Shi’a hoặc giữa hai thành phần tôn giáo này với cộng đồng người Kurds.

Nguyễn Khanh: như vậy, phải chăng những bài học rút tỉa được từ cuộc chiến Việt Nam không thể áp dụng được ở Iraq?

Tiến Sĩ Stephen Biddle: theo tôi nghĩ, rất nhiều điều chúng ta thu thập, học hỏi được ở cuộc chiến Việt Nam về mặt chiến lược không nên đem ra áp dụng cho cuộc chiến Iraq.

Nguyễn Khanh: giáo sư có thể nói rõ hơn về điểm này được không?

Tiến Sĩ Stephen Biddle: về chiến thuật, bài học làm sao mở các cuộc hành quân với những đơn vị cỡ nhỏ mà mà chúng ta có được qua kinh nghiệm ở chiến trường Việt Nam vẫn có thể đem ra áp dụng. Nhưng về chiến lược, nếu đem những gì chúng ta đã làm ở Việt Nam sang áp dụng tại Iraq thì tôi e rằng sẽ dẫn chúng ta đến chỗ sai lầm, thất bại…

Nguyễn Khanh: tôi xin lỗi phải ngắt lời Giáo Sư ở đây. Thưa Giáo Sư, tôi thấy chiến lược mà Hoa Kỳ áp dụng ở Iraq dường như chẳng khác gì chiến lược đã được đặt ra cho Việt Nam.

Trong các bài diễn văn, và ngay cả trong bài phát biểu mới nhất, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush nhắc đi nhắc lại 3 mục tiêu là “xây dựng một Iraq ổn định về an ninh, thịnh vượng về kinh tế và dân chủ về chính trị”. Ðây cũng chính là các mục tiêu mà Washington đặt ra cho Chính Phủ Sài Gòn và cho nhân dân miền Nam Việt Nam?

Tiến Sĩ Stephen Biddle: ông nói rất đúng. Hồi 1969, Chính Quyền Nixon đưa ra mục tiêu chiến lược là làm sao thu phục được cảm tình của nhân dân Việt Nam, trong lúc dần dần chuyển trách nhiệm chiến trường cho các đơn vị địa phương.

Bây giờ chúng ta thấy rõ hai mục tiêu mà Chính Quyền George W. Bush đặt ra ở Iraq là mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế chẳng khác gì kế sách thu phục cảm tình nhân dân mà Chính Quyền Nixon đã áp dụng ở Việt Nam cách đây 30 năm.

Bây giờ chúng ta thấy rõ hai mục tiêu mà Chính Quyền George W. Bush đặt ra ở Iraq là mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế chẳng khác gì kế sách thu phục cảm tình nhân dân mà Chính Quyền Nixon đã áp dụng ở Việt Nam cách đây 30 năm.

Trọng tâm của mục tiêu thứ ba là quân sự cũng đang được thực hiện, bằng cách xây dựng những đơn vị quân sự cho Iraq, trao trách nhiệm bảo vệ chiến trường lại cho họ để Hoa Kỳ có thể rút quân về nước. Có thể nói con đường mà Chính Phủ George W. Bush đang đi chẳng khác gì con đường ông Richard Nixon đã vạch ra hồi 1969 cho cuoc chiến Việt Nam.

Nguyễn Khanh: nếu Giáo Sư cho phép, tôi xin được nhắc lại chuyện lịch sử. Hoa Kỳ từng đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam, sau đó, đưa ra kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh để đạt mục tiêu tối hậu của Washington là rút quân khỏi Việt Nam. Liệu Iraq Hóa Chiến Tranh có được Washington áp dụng hay không, và nếu có thì theo Giáo Sư chuyện gì sẽ xảy ra?

Tiến Sĩ Stephen Biddle: có chứ. Ðó chính là kế hoạch mà Hoa Kỳ đang làm ở Iraq. Cũng giống như ở Việt Nam, lúc đầu Mỹ lãnh nhiều trách nhiệm về mặt quân sự, sau đó giao lại cho những đơn vị của quân đội miền Nam và rút quân về nước. Ở Iraq cũng như vậy. Thoạt đầu, quân đội Mỹ lãnh hầu hết mọi trách nhiệm, và bây giờ đang tìm cách trao gánh nặng này lại cho binh sĩ Iraq.

Mặc dù vẫn có nhiều tranh luận, nhưng điều không thể chối cãi được là kế hoạch của ông Nixon hồi 1969 đã không thành công, và kế hoạch của ông Bush năm 2006 cũng được coi là một sai lầm. Giao trách nhiệm quân sự lại cho binh sĩ Iraq thì chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, vì ông đừng quên cuộc chiến Iraq là cuộc chiến giữa những nhóm chủng tộc và tôn giáo trong cùng một quốc gia, chẳng hạn như những căng thẳng đang xảy ra giữa thành phần Hồi Giáo Sunni và Hồi Giáo Shi’a mà chúng ta đang nhìn thấy.

Nguyễn Khanh: Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush nói sẽ không rời Iraq cho đến ngày mà ông gọi là ngày toàn thắng. Nếu là ông Bush, Giáo Sư sẽ làm những gì để đạt được ngày toàn thắng đó?

Tiến Sĩ Stephen Biddle: theo tôi, thành công ở Iraq có nghĩa là phải đạt được thỏa hiệp chính trị dựa trên bản hiến pháp, có nghĩa là tất cả mọi phe nhóm, mọi sắc tộc đồng ý với nguyên tắc căn bản là phải chia quyền, để không có một sắc tộc nào, nhóm nào mạnh đến mức độ có thể kiểm soát chính quyền hay có thể đàn áp nhóm khác hay sắc tộc khác, và nếu muốn thấy điều này xảy ra thì tất cả mọi nhóm tôn giáo và sắc tộc ở Iraq đều phải chấp nhận nhượng bộ.

Trở ngại là tất cả mọi thành phần chính trị ở Iraq đều e ngại không muốn nhượng bộ, họ sợ điều đó sẽ giúp cho phe bên kia cơ hội có nhiều quyền hơn, và nếu không chịu nhượng bộ thì sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề đang xảy ra ở chính trường Baghdad cả, trong khi nếu không dàn xếp được mặt chính trị và không giải quyết được cuộc chiến, thì Hoa Kỳ khó có thể rút quân về nước. Ðiều đáng tiếc là, theo tôi thấy, chính sách của Washington khiến cho cuộc thương thuyết chính trị ở Iraq khó thành công nhiều hơn là thành công.

Nguyễn Khanh: nếu như Giáo Sư vừa nói thì ông có lo ngại sẽ có ngày nội chiến xảy ra ở Iraq không?

Tiến Sĩ Stephen Biddle: tôi cho rằng nội chiến đang xảy ra ở Iraq, dù chưa ở mức như mọi người lo ngại. Lý do là vì chiến thuật đang được áp dụng cũng vẫn chỉ lẩn quẩn ở chuyện đánh bom xe, nổ bom quyết tử, chứ chưa ở mức độ dàn thành trận tuyến, nhưng nếu không khéo léo tìm cách giải quyết, lúc đó cuộc chiến sẽ bùng nổ lớn hơn. Ðể trả lời câu hỏi của ông, tôi xin nhắc lại là theo cái nhìn của tôi thì nội chiến đang diễn ra giữa các phe nhóm ở Iraq và có cơ nguy sẽ kéo dài.

Nguyễn Khanh: xin cám ơn giáo sư Biddle.