Phong trào Dân chủ Việt Nam trước chiến dịch đàn áp của nhà cầm quyền


2007.05.26

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Trong những ngày gần đây, thế giới tiếp tục lên tiếng về các bản án mà Việt Nam tuyên phạt những người bất đồng chính kiến.

TranNam150b.jpg
Ông Ðỗ Công Thành. Hình do gia đình cung cấp.

Thông cáo do Nhà Trắng phổ biến liên quan đến vấn đề này cho rằng việc làm của Hà Nội có thể sẽ giảm uy tín mà Việt Nam đang muốn xây dựng đối với thế giới.

Ðến bây giờ, những lời giải thích do phía Việt Nam đưa ra -kể cả phát biểu của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết khi tiếp Tổng Thống Ðức Horst Koeller- nói rằng “Việt Nam không có tù nhân chính trị và những người bị bắt giữ, truy tố và kết án đều là những người phạm pháp” đều không được quốc tế chấp nhận.

Cùng lúc đó, một trong những câu hỏi được đặt ra là liệu những vụ đàn áp, kết án những nhân vật bất đồng chính kiến trong nước sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền? Câu hỏi này được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn làm chủ đề của cuộc thảo luận với vị khách mời tuần này.

Khách mời là ông Ðỗ Thành Công, một thành viên lãnh đạo của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân. Tháng Tám năm ngoái, ông Công bị bắt trong lúc đang ở Việt Nam thăm gia đình, và cơ quan an ninh của Hà Nội nói rằng có những bằng chứng ông hoạt động khủng bố.

Sau năm tuần bị giam giữ và với sự vận động liên tục của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Công được trả tự do và trục xuất ra khỏi Việt Nam, nhưng một số người cùng làm việc với ông tiếp tục bị giam cầm và cách đây chừng 2 tuần lễ đã bị tòa kết án nhiều năm tù về tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Xin được nhắc lại quan điểm của người được phỏng vấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do.

Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng đối với một chế độ độc tài thì để giữ vững chính quyền thì về mặt bản chất họ phải đàn áp. Do đó đối với những phong trào dân chủ, những cá nhân anh em, với những người đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cũng như chính cá nhân tôi thì khi ra đấu tranh, chúng tôi đều nghĩ rằng nhà nước Hà Nội họ sẽ trấn áp.

Nguyễn Khanh: cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn của Ðài chúng tôi. Ông nhận định thế nào về những vụ bắt giữ, kết án các nhà tranh đấu trong nước?

Ông Ðỗ Thành Công: cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng đối với một chế độ độc tài thì để giữ vững chính quyền thì về mặt bản chất họ phải đàn áp. Do đó đối với những phong trào dân chủ, những cá nhân anh em, với những người đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cũng như chính cá nhân tôi thì khi ra đấu tranh, chúng tôi đều nghĩ rằng nhà nước Hà Nội họ sẽ trấn áp.

Ðể cho Chính Quyền của họ được độc đảng, thì một trong những phương cách rất là dễ đối với bất cứ một thể chế độc quyền nào là sử dụng bộ máy báo lực của họ: công an, mật vụ, và ngay cả hệ thống luật pháp để bắt giữ những tiếng nói, những người đấu tranh cho dân chủ vô tù. Ðó là phương cách rất dễ -không riêng gì chế độ dộc tài ở Hà Nội- mà tất cả các thế lực độc tài khác trên thế giới, bản chất của họ vẫn là sử dụng bạo lực để đàn áp.

Nguyễn Khanh: ông đừng quên nhà nước Việt Nam thường nói là cần ổn định để phát triển, có nghĩa là dưới cái nhìn của những người lãnh đạo Việt Nam hiện giờ thì những người –xin lỗi được thưa với ông là những người như ông- thuộc diện “gây rối”, “phá hoại”, và chắc ông không thể nào quên là ngay chính cá nhân ông từng bị Hà Nội cáo buộc hoạt động khủng bố…

Ông Ðỗ Thành Công: dạ vâng. Ðây là vấn đề mình phải nhìn dưới nhiều góc độ. Thứ nhất khi đánh giá về mặt cá nhân của tôi hay cá nhân của những người đấu tranh dân chủ thì không thể đặt vấn đề tôi là người ở bên ngoài hay ở bên trong. Tôi vẫn là một người Việt Nam, cho dù tôi mang quốc tịch nước ngoài, thì xuất xứ tôi vẫn là một người Việt và do đó, tôi vẫn có những ưu tư, lo lắng về vận mệnh đất nước của tôi, tức là đất nước Việt Nam.

Ðó là về phương diện cá nhân. Còn về phương diện chung, tôi là một thành phần của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân và Ðảng do những người trong nước thành lập ra, cho nên không có khác biệt giữa cá nhân tôi hoặc cá nhân của anh em trong đảng Dân Chủ Nhân Dân, hay nói chung là tất cả những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, trong cuộc đấu tranh này.

Ðiều thứ nhì là khi nhà cầm quyền thường nói rằng họ phải giữ ổn định và vịn vào điều đó mà họ trấn áp một cách mạnh bạo hồi gần đây. Chúng ta nhìn lại xem thế nào là giữ cho xã hội không bị xáo trộn?

Về phương diện đấu tranh thì chúng tôi hay là tát cả những người đấu tranh dân chủ chỉ đòi hỏi thay đổi về mặt chính trị, hay thay đổi về mặt xã hội. Khi mình phê bình một nhà nước, một viên chức Ðảng, hay là một chính quyền sai trái thì sự phê bình đó không phải là mình tạo ra bất ổn định, mà chỉ thể hiện tính tích cực trong một xã hội dân chủ.

Những quyền này thì về mặt pháp luật, Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam họ cũng tôn trọng, họ coi rằng quyền phát biểu chính kiến hay sự khác biệt về chính kiến hay quyền thành lập đảng là những quyền họ tôn trọng. Cho nên khi chúng tôi thực hiện những quyền đó thì không có nghĩa là tạo bất ổn định trong xã hội, mà đó là một đóng góp trong tiến trình tiến lên của một xã hội. Khi nhìn như vậy, thì thật sự nhà nước chỉ dùng cái ngôn từ đó để đàn áp thôi.

Tôi nghĩ rằng khi ra đấu tranh, tất cả anh em chúng tôi đều ý thức được rằng công việc này là công việc đòi hỏi sự hy sinh, dấn thân, và phải trả giá rất là cao, và cái trả giá đó có thể là những năm tháng tù tội. Vì vậy, chúng tôi không ngạc nhiên trước sự trấn áp, bắt bớ của nhà nước.

Bây giờ nếu nhìn vào vấn đề bất đồng chính kiến thì ngay ở nước Mỹ này, Dân Chủ và Cộng Hòa hai đảng họ liên tục có sự khác biệt chính kiến, và khi khác biệt về chính kiến như vậy gọi là tạo sự bất ổn định xã hội thì như vậy ở nước Mỹ này họ đã bắt tất cả những người khác biệt chính kiến đi tù rồi.

Nguyễn Khanh: tôi không dám vội dùng chữ lãnh đạo, nhưng rõ ràng những nhân vật hàng đầu, nổi bật nhất của cuộc tranh đấu lần lượt bị bắt và đang ngồi tù. Ðiều này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đấu tranh chung, chưa kể đến chuyện -chắc ông cũng đã dược nghe- là có người bảo bắt hết rồi lấy ai làm việc???

Ông Ðỗ Thành Công: tôi nghĩ rằng khi ra đấu tranh, tất cả anh em chúng tôi đều ý thức được rằng công việc này là công việc đòi hỏi sự hy sinh, dấn thân, và phải trả giá rất là cao, và cái trả giá đó có thể là những năm tháng tù tội. Vì vậy, chúng tôi không ngạc nhiên trước sự trấn áp, bắt bớ của nhà nước.

Khi nhìn tiến trình đàn áp hiện nay thì tôi nghĩ nhà nước Việt Nam đang đi qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là sử dụng chính sách khủng bố, trấn áp, bao vây. Giai đoạn thứ hai mạnh tay hơn nữa là họ bắt giam, và giai đoạn thứ ba có thể đi đến mức độ thủ tiêu. Trong tiến trình trấn áp để giữ chính quyền, tôi nghĩ là nhà nước Hà Nội đang đi giai đoạn thứ hai, tức là đàn áp, bắt bớ.

Về công cuộc đấu tranh, tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh để Việt Nam có tự do, dân chủ, đòi hỏi rất nhiều hy sinh. Những mất mát ngày hôm nay khi những người lãnh đạo hay những người tham gia phong trào dân chủ tự do hiện đang phải chịu cảnh ngồi tù thì đó là một thử thách, nhưng điều đó không có nghĩa là sau những người ngồi tù đó không có một lớp khác thay thế.

Nếu nhìn lại tiến trình đấu tranh dân chủ thì 5 năm về trước, chúng ta không có những khuôn mặt trẻ ngày hôm nay. Lúc đó, chúng ta có những khuôn mặt khác nhưng qua tiến trình bắt bớ giam cầm, thí dụ như lúc đó họ bắt Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Anh Nguyễn Khắc Toàn, thì chúng ta từng nghĩ những người đấu tranh cho dân chủ hết rồi, nhưng thật sự 5 năm sau, chúng ta thấy một lớp trẻ khác, những người xuất thân từ chế độ xã hội chủ nghĩa họ đứng ra, và họ đòi cài gì?

Họ đòi phải thay đổi cơ chế, phải thay đổi xã hội, cho khá hơn thôi. Và đó là điều khiến tôi nghĩ rằng cho dù tiến trình đàn áp có tăng, nhưng đó không phải là tiến trình của sự đào thải, mà là tiến trình cho một sự chuyển tiếp. Ngày hôm nay, những người lãnh đạo Ðảng Dân Chủ Nhân Dân bị bắt hay những người đấu tranh đang ở trong tù, điều đó không có nghĩa là sẽ không có những thành phần khác tiếp tục công cuộc đó tranh. Ðó là cái nhìn về mặt thực hiện.

Còn về mặt kinh nghiệm đấu tranh, tôi nghĩ bất cứ một cuộc đấu tranh nào cũng có hai mặt, mặt thứ nhất là mặt công khai và mặt thứ nhì là mặt ngầm. Hiện nay trước cao trào đàn áp đang xảy ra như vậy, thì những tổ chức như là Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, chúng tôi sẽ chuyển sang mặt ngầm.

Không phải là một vài lãnh đạo trong tù mà những lãnh đạo khác, thành viên khác không thể tiếp tục hoạt động. Cho nên tôi thấy tiến trình đấu tranh dân chủ vẫn liên tục, vẫn tiếp tục tiến, và đến một lúc nào đó sẽ tiến hơn giai đoạn hiện nay. Tôi lạc quan tin tường như vậy.

Nguyễn Khanh: ngay trong giờ phút này, theo ông tầm hoạt động mức độ hoạt động của các lực lượng tranh đấu cho dân chủ so với trước đây như thế nào? Sẽ giảm đi, sẽ nhanh hơn, hay đứng yên một chỗ?

tôi nghĩ rằng khi họ bắt bớ như vậy, đương nhiên đó là một tổn thất về mặt nhân sự cho những nhà đất tranh dân chủ. Về mặt nhân sự chúng ta thấy đó là một tổn thất, nhưng nó đẩy các nhà đấu tranh dân chủ vào vị thế phải rà xét lại sách lược, hư ớngđấu tranh của mình, cũng như là kỷ thuật đấu tranh.

Ông Ðỗ Thành Công: tôi nghĩ rằng khi họ bắt bớ như vậy, đương nhiên đó là một tổn thất về mặt nhân sự cho những nhà đất tranh dân chủ. Về mặt nhân sự chúng ta thấy đó là một tổn thất, nhưng nó đẩy các nhà đấu tranh dân chủ vào vị thế phải rà xét lại sách lược, hư ớngđấu tranh của mình, cũng như là kỷ thuật đấu tranh.

Trong bất kỳ một cuộc đấu tranh nào, thất bại chính là mẹ của thành công. Qua một thất bại như vậy, tôi nghĩ rằng các nhà dân chủ sẽ dày dạn hơn, kinh nghiệm hơn, và những kỹ thuật đấu tranh của họ sẽ sát với thực tế hơn.

Trong một cuộc đấu tranh như vầy, tôi nhìn nhận đây là một bước lùi của các nhà dân chủ và chúng ta không có thể biết trong khoảng thời gian nào sắp đến phong trào dân chủ sẽ nở rộ hơn, sẽ mạnh hơn, sẽ khá hơn hiện nay. Ðó là câu trả lời rất khó, nhưng dựa theo kinh nghiệm, dựa theo tình hình cụ thể, tôi vẫn thấy rằng bước lùi ngày hôm nay không phải là mặt tiêu cực để phong trào dân chủ lâm vào chỗ bị thất bại, nhưng là chuẩn bị cho một bước khác khá hơn, tích cực hơn.

Nguyễn Khanh: một số người theo dõi sát các hoạt động của lực lượng dân chủ đã đưa ra nhận xét mà chắc ông cũng đã được nghe, cho rằng các ông vẫn chưa làm việc chặt chẽ với nhau. Ðiều đó có đúng không, và nếu đúng thì theo ông, động cơ nào có thể giúp các thành phần tranh đấu cho tự do, dân chủ, đến sát với nhau hơn?

Ông Ðỗ Thành Công: khi đặt ra vấn đề như vậy thì mình phải nhìn vào thực tế tình hình đấu tranh trong nước hiện nay rất khó khăn. Ðể giữ vững cho một chính quyền độc đảng như vậy thì bộ máy nhà nước họ bung ra, họ có cả ngàn người mật vụ, công an, làm nhiệm vụ ngăn chận, chia rẽ, lý gián, làm thế nào đó để những cá nhân đấu tranh cho dân chủ, những tổ chức đoàn thể trong và ngoài nước không có cơ hội tiếp cận, hợp tác, và đoàn kết để trở thành 1 cái lực. Cho nên họ dùng tất cả thủ đoạn của họ để ngăn chận.

Khi chúng ta gặp khó khăn như vậy thì điều đó không có nghĩa vì bản chất của vấn đề nó khó mà chúng ta không tìm cách tiếp cận. Tôi nghĩ ngày hôm nay với những tiến bộ của khoa học, nhất là với thông tin qua mạng tạo một cơ hội rất là tốt cho những lực lượngdân chủ, những cá nhân dân chủ tìm đến với nhau. Dĩ nhiên có vấn đề nghi ngại, có vấn đề khó khăn, có vấn đề an ninh, nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng từng bước, tường bước, sẽ tạo cơ hội cho những người làm việc chung với nhau cởi mở, thông cảm, và từ đó họ có thể đến với nhau.

Ðiều quan trọng nhất, trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay, tôi nghĩ vẫn là tin cậy. Ðó là vấn đề mấu chốt để trở thành một cái lực. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi cũng như kinh nghiệm của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, chúng tôi thấy như vậy. Vì nếu không có sụ tin tưởng thì rất khó để kết hợp làm việc. Nhưng trong khung cảnh ngày hôm nay, để có lòng tin thì trước nhất chúng ta phải chứng tỏ chúng ta là ai, thì có thể chúng ta sẽ vượt qua được cái khó khăn đó.

Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông Ðỗ Thành Công.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.