Việt Nam cần có một Toà Bảo Hiến để bãi bỏ những dự luật vi hiến


2007.03.18

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Trong nhiều trường hợp, một dự luật của Quốc Hội sau khi được thông qua và ban hành thì cần phải chờ những văn bản dưới luật của chính phủ thậm chí của Ủy Ban Nhân Dân thì dự luật này mới được thi hành rộng rãi.

LawCongress200.jpg
Các đại biểu biểu quyết chấp thuận quyết định cuối cùng trong ngày cuối Đại hội 10 hôm 25-4-2006. AFP PHOTO

Cách thực hiện và thi hành luật như thế gây lỏng lẻo luật pháp và từ đó hành pháp dễ dàng thao túng luật bằng những cách giải thích tùy tiện và có lợi cho việc cai trị. Mặc Lâm trao đổi với hai nhà Luật học nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay là Tiến Sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và Luật Sư Lê Công Định về vấn đề này mời quý vị theo dõi.

Văn bản dưới luật

Khác với nhiều nước dân chủ trên thế giới, Quốc Hội Việt Nam ban hành Luật không để các cơ quan hành pháp thi hành trực tiếp mà để các cơ quan này giải thích và công bố những văn bản dưới luật, với mục đích giải thích và tùy từng hoàn cảnh, văn bản dưới luật này hoàn toàn có thể không theo sát với nội dung của dự luật được Quốc Hội ban hành.

Từ những hệ quả này, nhiều dự luật trở thành vi hiến và trái với bản chất ban đầu là nhằm củng cố và phát huy tinh thần thượng tôn luật pháp của xã hội.

Chúng tôi trao đổi với Luật Sư Lê Công Định để tìm hiểu thêm về những hoạt động xem ra khác thường này so với nhiều nước có cùng một hình thức tổ chức Quốc Hội Lập Hiến như Việt Nam. Luật sư Định cho biết:

Như mọi người đã biết Quốc Hội là cơ quan lập pháp vậy thì những người vào trong cơ quan đấy theo tôi thì phải có trình độ luật tương xứng, tức là ít nhất phải có những bằng cấp về Luật, không phải để nghiên cứu mà anh có đủ kỹ năng để soạn thảo pháp luật.

“Thực ra không phải chỉ có luật đất đai mà hầu hết các luật của Việt Nam đều cùng chung một vấn đề, tức là luật do Quốc Hội ban hành ra, tức là cơ quan lập pháp thì lại phải chờ cái hướng dẫn thi hành của cơ quan hành pháp, của các bộ thậm chí là của Ủy Ban Nhân Dân.”

Cũng cùng một quan điểm như Luật sư Định, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cho chúng tôi biết thêm: “Như mọi người đã biết Quốc Hội là cơ quan lập pháp vậy thì những người vào trong cơ quan đấy theo tôi thì phải có trình độ luật tương xứng, tức là ít nhất phải có những bằng cấp về Luật, không phải để nghiên cứu mà anh có đủ kỹ năng để soạn thảo pháp luật.

Cho đến tận bây giờ, hầu hết những văn bản luật hoặc bộ luật do Quốc Hội thông qua đều mang hình thức bộ luật khung, tức là tính khả thi rất là thấp.”

Toà Bảo Hiến

Điểm then chốt trong vấn đề này là Việt Nam thiếu một cơ quan chức năng là Tòa Bảo Hiến như thường thấy tại các thể chế dân chủ pháp trị. Tòa Bảo Hiến có nhiệm vụ phán quyết, chỉ dẫn, cũng như bãi bỏ những dự luật vi hiến mà cơ quan này phát hiện. Khi chúng tôi đưa ra ý kiến này ông Cù Huy Hà Vũ cho biết:

“Ngay từ cuộc đấu tranh bảo vệ di sản đồi Ngọc Cảnh, thực tế đây là một sự vi hiến rất nghiêm trọng. Vì chưa có tòa Bảo Hiến nên tôi phải vận dụng tòa hành chính và khởi kiện chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trước tòa hành chính.

Về nguyên tắc thì tòa hành chính chỉ xử những vụ việc vi phạm hiến pháp. Thế nhưng trong vấn đề xây dựng nhà nước thì tòa hành chính theo tôi vẫn chưa đủ mà cần phải nâng cấp cao hơn nữa là lập thêm Tòa Bảo Hiến.”

Tòa Bảo Hiến là một ước mong của tất cả mọi người đặc biệt là trong giới luật gia ở Việt Nam và điều này cho tới hôm nay vẫn còn nằm trên bàn của nhiều giới từ chính phủ cho đến những tổ chức xã hội. Người ta trông chờ có tòa Bảo Hiến để đem những bản văn luật pháp nào vi hiến hoặc những văn bản lập quy nào vi hiến, vi pháp để có thể xét xử được.

Luật sư Lê Công Định với những kinh nghiệm học tập từ những trường Luật tây phương nhìn nhận sự thiếu sót này là nguyên nhân dẫn đến những điều bất cập có lợi cho chế độ cai trị nhưng thật ra gây thiệt hại cho nhiều tầng lớp dân chúng. Ông Định nói:

“Tòa Bảo Hiến là một ước mong của tất cả mọi người đặc biệt là trong giới luật gia ở Việt Nam và điều này cho tới hôm nay vẫn còn nằm trên bàn của nhiều giới từ chính phủ cho đến những tổ chức xã hội. Người ta trông chờ có tòa Bảo Hiến để đem những bản văn luật pháp nào vi hiến hoặc những văn bản lập quy nào vi hiến, vi pháp để có thể xét xử được.”

Thông qua những ý kiến thẳng thắng và chuyên sâu của các nhà Luật học, hy vọng rằng trong những kỳ làm việc sắp tới, Quốc Hội Việt Nam sẽ có những quyết định cụ thể hơn trong việc làm Luật.

Người ta có quyền hy vọng rằng đây là lúc mọi thay đổi phải được thực hiện, nhất là trong lĩnh vực pháp lý, nơi mà kỷ cương cần phải tuân thủ trong một nhà nước pháp trị. Luật pháp cũng là căn bản để quốc tế nhìn vào khi muốn đánh giá sự phát triển kinh tế và ước nuốn hội nhập củaViệt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.