Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Đưa ra lời nhận định về công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 5 tới đây, ông Lê Hồng Hà, một chuyên viên theo dõi và phân tách về nội tình đảng cộng sản Việt Nam từ Hà Nội cho rằng “việc Ủy ban thường vụ Quốc Hội quán triệt tinh thần của Bộ chính trị là người ngoài đảng chỉ được 10% trong Quốc Hội khóa 12 tới đây là một điều dại dột…”.

Nguyên do đâu mà ông Lê Hồng Hà lại đưa ra nhận định trên. Trong câu chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi, ông đưa ra một số sự kiện, mời quí vị theo dõi:
Ông Lê Hồng Hà: Kể từ ngày mùng 9-02, tức là kể từ Hội nghị do Trung ương đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đứng ra tổ chức một Hội nghị lớn phổ biến nghị quyết của Bộ chính trị về vấn đề bầu cử Quốc Hội.
Đến ngày 23-02 thì Hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ Quốc họp Đoàn Chủ tịch và qua đó ông Bùi Ngọc Thanh, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội trình bày phương án của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đưa ra với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc về cuộc cử Quốc Hội khóa 12 và sau đó các địa phương, các ngành họp liên tục để triển khai theo kế hoạch đấy để cho các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan của nhà nước giới thiệu những người mà “người ta đề cử”, thí dụ:
Văn phòng Chính phủ giới thiệu hai người, một là ông Nguyễn Tấn Dũng, hai là ông Nguyễn Sinh Hùng, đề cử tham gia vào Quốc Hội.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu hai người, ông Huỳnh Đảm, Tổng thư ký kiêm phó Chủ tịch và ông Pha, Chánh văn phòng Mặt trận Tổ quốc Trung ương.
Văn phòng Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh cử hai người là ông Thưởng, Bí thư thứ nhất, người thứ hai là ông Nông Quốc Tuấn, con trai ông Nông Đức Mạnh.
Theo tôi nhận định, hiện nay trong sinh hoạt chính trị ở đất nước Việt Nam đang diễn ra một cuộc đấu tranh giữa đường lối bảo thủ về vấn đề bầu cử Quốc Hội với những ý kiến rất tiến bộ của tầng lớp cán bộ của nhà nước, của cán bộ ngay trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc Hội đang dân lên phản ứng.
Văn phòng Quốc Hội cử đến 40 người, trong 40 người ấy thì có 13 người mới, 27 người cũ. Trong 13 người mới ấy đáng chú ý là ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội để tham gia vào danh sách đề cử - ứng cử.
“Họ” cũng nói bà Tôn Nữ Thị Ninh và ông Nguyễn Ngọc Trân do tuổi cao nên “họ” không giới thiệu nữa và cái tin nói rằng ông Trần Quốc Thuận, Phó văn phòng Quốc Hội sẽ tự ứng cử. Ông Trần Quốc Thuận là người nổi tiếng trong việc tham gia ý kiến trong việc bầu cử Quốc Hội.
Việt Hùng: Như vậy là ông Trần Quốc Thuận (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội) không có tên trong danh sách 40 người được đề cử?
Ông Lê Hồng Hà: Đúng là ông ấy không có tên trong danh sách 40 người được đề cử. Nhưng ông ấy tự ứng cử. Nếu chỉ nhìn một cách "qua qua thôi…" thì thấy bây giờ người ta đang sôi nổi để thực hiện kế hoạch bầu cử Quốc Hội theo đúng kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội.
Theo tôi nhận định, hiện nay trong sinh hoạt chính trị ở đất nước Việt Nam đang diễn ra một cuộc đấu tranh giữa đường lối bảo thủ về vấn đề bầu cử Quốc Hội với những ý kiến rất tiến bộ của tầng lớp cán bộ của nhà nước, của cán bộ ngay trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc Hội đang dân lên phản ứng.
Điều đáng lưu ý là không thấy luồng ý kiến nào hoan nghênh, vui mừng để thấy được phương án ấy. Dư luận chung lo lắng, tức tối, bực bội và có thể nói một số công phẫn, không đồng ý… và những điều này bộc phát một cách công khai chứ không phải là bí mật…
Những tài liệu mà hiện nay chỉ gửi cho các cơ quan lãnh đạo mà chưa đưa lên báo công khai là bài của ông Trần Lâm (luật sư), ông Trương Triệu Vũ là chưa lên báo công khai thôi, chứ còn báo công khai như Tuổi Trẻ, Tiền Phong, VietnamNet, VNExprress đã phản ánh mạnh…
Tóm lại đường lối chính thức của Bộ Chính Trị thông qua Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội được ông Bùi Ngọc Thanh trình bày tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất rõ ràng, họ đưa ra dự kiến chỉ có 10% đại biểu Quốc Hội là người ngoài đảng, như thế trong dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội 90% là đảng viên.
Dư luận xã hội người ta đặt vấn đề, tại sao lại là 10%, Mặt trận Tổ quốc cũng có vẻ là không đồng ý rồi đề nghị với Trung ương là phải nâng lên thành 20%..., nhưng dư luận xã hội người ta đặt vấn đề tại sao lại 10%, tại sao lại 20%.
Tóm lại đường lối chính thức của Bộ Chính Trị thông qua Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội được ông Bùi Ngọc Thanh trình bày tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất rõ ràng, họ đưa ra dự kiến chỉ có 10% đại biểu Quốc Hội là người ngoài đảng, như thế trong dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội 90% là đảng viên.
Tại sao không phải là 40%. Việc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đưa ra phương án tuyên bố người ngoài đảng chỉ 10% riêng tôi suy nghĩ là dại dột…
Việt Hùng: Với cái nhìn của ông bầu cử Quốc Hội có bệnh thành tích hay không? Qua lời phát biểu của ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội, ông Vũ Mão cho rằng, có tâm lý lãnh đạo muốn địa phương bầu một lần là xong và điều này cũng giống như bệnh thành tích trong xã hội?
Phát biểu này của ông Vũ Mão dư luận trong xã hội có thể hiểu như thế nào?
Ông Lê Hồng Hà: Nhận xét của ông Vũ Mão là rất đúng, những cái đó là theo đúng tinh thần "đảng cử - dân bầu" mà lâu nay vẫn diễn ra. Ông ấy nói bệnh thành tích tức là hoàn thành – thực hiện đúng kế hoạch của lãnh đạo. Theo như tôi suy nghĩ điều ông ấy nói là đúng, nhưng điều ông Vũ Mão đặt ra không đủ cụ thể và không rõ ràng…
Việt Hùng: Trong cơ cấu Quốc Hội, theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội qua chỉ đạo của Bộ chính trị thì nói không còn chỗ cho các ứng cử viên độc lập vào Quốc Hội khóa 12, nhưng nếu không còn chỗ cho những ứng viên độc lập rồi thì tại sao báo chí ở Việt Nam dường như vẫn cổ võ cho việc những ứng viên độc lập ghi danh để ứng cử…
Ông Lê Hồng Hà: Vì rằng hiện nay đấy là một hướng đấu tranh của các "lực lượng tiến bộ", tức là không còn chỗ cho các ứng cử viên tự do, nhưng người ta vẫn hiệu triệu, khuyến khích những ứng cử viên tự do là bởi vì người ta đấu tranh tức là khi đã có danh sách các ứng viên do các đoàn thể cơ quan giới thiệu, hay danh sách ứng viên tự do rồi thì phải sắp xếp đúng thứ tự theo vần ABC chứ không thể ông Tỉnh ủy hay Bộ trưởng được đứng đầu trong khi ứng viên tự ứng cử thì xếp hàng ở dưới.
Việt Hùng: Như vậy hướng cổ võ cho những ứng viên độc lập là hướng đấu tranh của những "lực lượng tiến bộ"?
Ông Lê Hồng Hà: Người ta đã sắp xếp xong rồi, nhưng người ta vẫn phải đặt vấn đề ứng cử viên tự do, dư luận xung quanh vấn đề tự ứng cử như của ông Đặng Văn Khoa, Đặng Hùng Võ…, là một xu thế của tầng lớp nhân dân đã hiểu rõ được vấn đề để dâng lên đấu tranh…
Việt Hùng: Trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội nói người ngoài đảng chỉ 10%, nhưng gần đây ông Trương Triệu Vũ gửi thư cho ông Nguyễn Minh Triết nói rằng, số đảng viên không được quá 1/3 trong Quốc Hội, trong khi có ý kiến nói đảng viên không được quá 2/3.
Những đề nghị này đưa ra là hướng đấu tranh của những “lực lượng tiến bộ” trong đảng, trong xã hội hay đó chỉ là những ý kiến cá nhân?
Ông Lê Hồng Hà: Đấy là ý kiến của cá nhân nhưng đồng thời cũng phản ảnh xu thế, nguyện vọng của một tầng lớp tiến bộ trong xã hội như một số anh em trong văn phòng của Quốc Hội người ta đề nghị…
Việt Hùng: Thế vừa rồi là ông Lê Hồng Hà từ Hà Nội. Những ý kiến tiến bộ phát xuất ngay từ lòng đảng theo như lời ông Lê Hồng Hà liệu có được thẩm thấu trong những giai tầng xã hội tại Việt Nam hay chưa. Những ý kiến tiến bộ đó cụ thể đó ra sao?
Trong một buổi phát thanh tới, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến quí vị thính giả, mời quí vị nhớ đón nghe.
Theo dòng câu chuyện:
- Những ý kiến của “xu hướng tiến bộ” phát xuất từ nội tình đảng CSVN