Trà Mi, phóng viên đài RFA
Qua những cuộc trao đổi giữa Trà Mi với các bác sĩ trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, "Sức Khoẻ và Đời Sống" sẽ cung cấp kiến thức y học tổng quát nhằm giúp nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Tuần trước, Bác sĩ Vĩnh Phước, chuyên khoa mắt tại Sài Gòn đã trình bày những kiến thức cơ bản để giúp quý vị tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, cũng như những đối tượng dễ mắc căn bệnh Glucôm, tức tăng nhãn áp.
Về các câu hỏi mà vị thính giả từ trong nước ký tên Xuân Anh đã email gửi đến chương trình rằng bệnh này có hy vọng được chữa khỏi hay không, các phương pháp phòng và trị Glucôm hiện nay hữu hiệu ra sao, sẽ được bác sĩ Phứơc lần lượt giải đáp trong chương trình hôm nay. Mời quý vị theo dõi:
Trà Mi : Xin được hỏi thăm Bác Sĩ là những phương pháp điều trị đối với bệnh glucôm hiện nay ở Việt Nam ra sao? Có khả năng chữa trị dứt điểm đối với bệnh này hay không? Hoặc là có nguy cơ tái phát hay không, sau khi đièu trị?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Thường thì tuỳ vào nguyên nhân ngưòi ta sẽ điều trị, ví dụ glucôm mãn tính thì thường thường người ta sẽ dùng thuốc. Nếu như thuốc đó điều trị giảm được nhãn áp thì người ta có thể điều trị bằng thuốc nhỏ (mắt), hoặc thậm chí người ta có thể dùng thuốc uống. Dĩ nhiên thuốc uống không thể nào dùng lâu ngày được, thành ra thường thường người ta chỉ dùng thuốc nhỏ (mắt), liều có thể từ thấp đến tăng dần làm sao giũ được nhãn áp ổn định trong thời gian dài.
Còn đối với nhứng trường hợp glucôm cấp tính thì người ta vẫn phải điều trị nội khoa tương đối làm sao cho nó ổn định rồi người ta tiếp tục sẽ dùng phẫu thuật. Nghĩa là cuối cùng vẫn phải hạ nhãn áp và tuỳ vào mức độ cấp tính hay mãn tính, ví dụ cấp tính thì người ta có những phương pháp, người ta dùng cả thuốc uống, cả thuốc truyền vào tĩnh mạch để người ta hạ nhãn áp.
Ví dụ ngưòi ta có thể dùng Manitol để trưyền tĩnh mạch với tốc đọ rất là lẹ để kéo nước từ trong nhãn cầu ra bên ngoài để hạ nhãn áp một cách cấp tính, sau đó người ta có thể dùng phẫu thuật.
Ngoài ra, người ta còn có những phưong pháp khác mà người ta nghi ngờ tăng nhãn áp, hoặc là có tăng nhãn áp thấp thì ngưòi ta có thể dùng phương pháp bắn laser ở cái vùng rìa của hủng giác mạc với mục đích làm cho nó hạ nhãn áp xuống. Hiện tại ở Việt Nam ngưòi ta cũng hay dùng phương pháp bắn laser vùng hủng giác mạc.
Thường thì tuỳ vào nguyên nhân ngưòi ta sẽ điều trị, ví dụ glucôm mãn tính thì thường thường người ta sẽ dùng thuốc. Nếu như thuốc đó điều trị giảm được nhãn áp thì người ta có thể điều trị bằng thuốc nhỏ (mắt), hoặc thậm chí người ta có thể dùng thuốc uống. Dĩ nhiên thuốc uống không thể nào dùng lâu ngày được, thành ra thường thường người ta chỉ dùng thuốc nhỏ (mắt), liều có thể từ thấp đến tăng dần làm sao giũ được nhãn áp ổn định trong thời gian dài.
Trà Mi : Vâng. Có thể hiểu là nếu như điều trị bằng thuốc men lâu ngày mà không dứt thì phải nhờ tới phương tiện là phẫu thuật, đúng không ạ?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Đúng. Hoàn toàn đúng. Nếu cuối cùng thuốc không còn có giá trị nữa, không còn có thể ổn định nhãn áp, thì cuối cùng người ta dùng phưong pháp phẫu thuật. Thường thường phương pháp kinh điển nhứt là vẫn cách cắt bìa võng mạc
Trà Mi : Nhưng mà sau khi phẫu thuật đó thì khả năng chữa trị nó là dứt điểm hay là nó có nguy cơ tái phát không ạ?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Thực ra phẫu thuật cắt bìa võng mạc thì nó cũng có nhiều cái, ví dụ như mình mở cái lỗ lớn quá thì nhãn áp có thể sẽ tụt xuống, nhưng nó có nguy cơ là sẽ bong võng mạc. Nhưng nếu mình mở một lỗ nhỏ quá thì nhãn áp có thể nó sẽ tăng lên vì sau một thời gian cái lỗ này sẽ nhỏ lại có thể gây tăng nhãn áp.
Thì đây cũng là một khó khăn, nghĩa là không phải dứt khoát mổ là coi như hoàn toàn lành hết, mà mổ cũng có thể lá ổn định được nhãn áp mà cũng có thể là nó không ổn định, nên có thể sau đó người ta hỗ trợ băng phương pháp khác, thí dụ dùng thêm thuốc, thí dụ có thể bắn tia laser chẳng hạn.
Trà Mi : Phương pháp phẫu thuật bằng tia laser có phải là phương pháp hiệu quả nhứt và tối ưu nhứt hiện nay không? Những người đã qua chữa trị bằng tia laser thì có nguy cơ tái phát không?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Không. Không. Không phải là phương pháp hữu hiệu nhứt mà nó có thể là một phương pháp dự phòng. Người ta nghi ngờ cái này có khả năng tăng nhãn áp thì người ta có thể bắn laser để ổn định nhãn áp hay là người ta thấy nhãn áp hơi cao hơn bình thường thì người ta có thể bắn laser. Nhưng mà laser không phải là phương pháp cuối cùng. Nhiều khi bắn laser xong cũng không ổn định được nhãn áp, lúc đó người ta vẫn phải phẫu thuật.
Trà Mi : Thưa, một vị thính giả đã gửi thư cho chúng tôi cho biết rằng từ 7 năm nay cô ta đã trải qua 2 lần giải phẫu đôi mắt và bác sĩ cho biêt là bệnh này giải phẫu chỉ là để ngăn chận sự phát triển của bệnh chứ không thể cải thiện được thị lực, do đó mà cô ta sợ sẽ đối diện với nguy cơ mù loà vĩnh viễn đó, thưa Bác Sĩ. Câu hỏi mà vị thính giả này nêu lên là có cách nào cứu vãn được những trường hợp như trường hợp cô ta hay không? Và hiện nay trên thế giới đã có một thiết bị nào về mắt giúp cho những người có trường hợp như cô ta tìm thấy ánh sáng cuộc đời dù chỉ là một phần nào đó hay không?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Dạ. Phải xác định một điều thật rõ ràng là glucôm một khi đã tăng nhãn áp lên rồi, nghĩa là nhãn áp trong mắt tăng lên thì nó sẽ giết dần thị lực, nghĩa là nó giết dần dây thần kinh thị giác, các tế bào thần kinh thị giác, và chính vì vậy khi đã bị giảm thị lực rồi thì không có cách nào khắc phục.
Trà Mi : Tức là phải đối diện với nguy cơ mù loà, không sớm thì muộn?
Thực ra mà nói thì người ta cũng có nhiều công trình như là người ta ghép tế bào thần kinh bởi những tế bào nhân tạo, nhưng mà đến giờ phút này thì cũng chưa có cái gì đạt được hiệu quả rõ rệt. Chẳng qua đó là những cái ngưòi ta đang nghiên cứu, đang thí nghiệm. Hy vọng rằng trong tương lai có thể người ta sẽ tìm ra được những cái tế bào quang học mà có thể thay thế cho tế bào thị giác của mắt.
Bác sĩ Vĩnh Phước : Không phải. Không phải là vậy. Nếu chúng ta ổn định nhãn áp thì có thể kéo dài được thị lực, trừ một số trường hợp, ví dụ như tăng nhãn áp mãn tính làm chúng ta không phát hiện được. Nó có một thị lực ở trung tâm, nó có thể giữ đến gần gần như là 8-9/10, gần cuối cùng, mà nó một cái gọi là "thị lực hình ống", tức là ở xung quanh thì coi như không còn nhìn thấy, nhưng mà chính giữa thì thị lực vẫn có thể 7-8-9/10 và nếu mà không kềm chế được thì nó có thể tắt phụt luôn, nghĩa là không còn thấy được nữa.
Trà Mi : Tức là ý Bác Sĩ muốn nói là để trả lời câu hỏi thứ nhứt của người bệnh nhân này, nghĩa là có cách cứu vãn được hay không thì...
Bác sĩ Vĩnh Phước : Đến giờ phút này thì gần như không thể nào làm cái gì được. Một số người người ta dùng phương pháp này phương pháp khác, ví dụ như người ta có thể dùng piatov chẳng hạn để kích thích tế bào thần kinh, nhưng mà thường thường không đạt được gì cả.
Trà Mi : Và câu hỏi thứ hai là có thiết bị nào về mắt giúp cho những người có trường hợp như vậy tìm lại ánh sáng thì cũng chưa có hy vọng nào cho tới nay?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Thực ra mà nói thì người ta cũng có nhiều công trình như là người ta ghép tế bào thần kinh bởi những tế bào nhân tạo, nhưng mà đến giờ phút này thì cũng chưa có cái gì đạt được hiệu quả rõ rệt. Chẳng qua đó là những cái ngưòi ta đang nghiên cứu, đang thí nghiệm. Hy vọng rằng trong tương lai có thể người ta sẽ tìm ra được những cái tế bào quang học mà có thể thay thế cho tế bào thị giác của mắt.
Trà Mi : Có nghĩa là ngưòi bện như vị này thì trong tình trạng hiện nay chỉ có điều trị cầm chừng, đối phó từng bước một mà thôi, chứ không có nói đựơc chắc chắn là sẽ hết hay không hết, và cũng chưa chắc là có hy vọng hay không?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Đúng rồi.
Trà Mi : Dạ. Thưa, bệnh này nguy hiểm như vậy mà nó cũng rất phổ biến ở Việt Nam thì cũng xin một số lời khuyên của giới chuyên môn làm thế nào để phòng trành được bệnh tăng nhãn áp, thưa Bác Sĩ?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Thường thường căn bệnh này, nếu nó là mãn tính thì đôi khi cũng khó để ý bởi vì nhiều khi chúng ta cũng chủ quan. Cấp tính thì chắc chắn là bệnh nhân đi khám bệnh ngay tại vì nó nhức dữ dội lắm. Đến bệnh viện thì đa phần các bác sĩ đều có thể chẩn đoán ra ngay khi mới tiếp xúc với bệnh nhân.
Mời bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org
Trà Mi : Dạ. Nhưng làm cách nào để tránh không mắc phải cấp tính hay mãn tính và tránh không bị tăng nhãn áp, thưa Bác Sĩ?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Nói chung cũng giống như vệ sinh thì chúng ta phải tránh những cái stress, những căng thẳng trong cuộc sống và những căng thẳng ngay noiư làm việc, ví dụ như làm việc quá nhiều bằng máy vi tính, hoặc làm việc bằng mắt quá nhiều, thì cũng không nên. Dĩ nhiên là mắt được hỗ trợ bởi cách ăn uống, cũng như là một số các loại thuốc, ví dụ như chúng ta có thể dùng vitamin A loại thấp chẳng hạn, chúng ta có thể dùng các loại rau trái tươi, thì đó cũng là sự hỗ trợ để cho đôi mắt được bảo vệ tốt hơn.
Trà Mi : Còn đối với việc vệ sinh đôi mắt thì giới chuyên môn có những lời khuyên nào căn bản nhứt giúp cho người dân, nhứt là người dân nông thôn, có thể lưu ý giữ gìn đôi mắt của mình một cách tốt nhứt, thứa Bác Sĩ?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Ở nông thôn có rất nhiều những ngiuy cơ, ví dụ như bệnh nhân hay dùng những phương pháp Đông Y, chẳng hạn như đắp những lá cây này kia khi người ta cảm thấy mắt có cái gì đó khó chịu, thì đó là nguy cơ gây nhiễm trùng mắt.
Hoặc là ở nông thôn người ta hay gặt lúa, đạp lúa, thì những hạt lúa có thể bắn vào mắt, đó là yếu tố rất là nguy hiểm đối với cặp mắt. Nhứt là trường hợp trẻ em tập bơi ở sông, nhứt là những con sông bị ô nhiễm, đó là những cái nguy cơ cho con mắt. Nói chung, những cái đó thì khuyên mọi người là né tránh. Dĩ nhiên là vệ sinh bằng nước sạch, khăn sạch là một trong những cái nên khuyên mọi người.
Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ đã dành thời gian cho chương trình ngày hôm nay. Và thưa quý vị những thông tin bác sĩ Phước vừa cung cấp không chỉ giúp thính giả Xuân Anh hiểu rõ hơn về bệnh trạng của mình mà cũng đồng thời nhắc nhở tất cả chúng ta nên lưu ý bảo vệ và chăm sóc đôi "cửa sổ tâm hồn" của mình cẩn thận và đúng mức hơn để tránh những căn bệnh đáng tiếc.
Nhân dịp đầu năm dương lịch 2008, Trà Mi xin kính chúc quý vị và các bạn một năm mới thật dồi dào sức khoẻ. Và xin qúy thính giả đừng quên đến với chương trình Sức khoẻ và Đời sống mỗi buổi sáng thứ năm để được giải đáp những thắc mắc về bệnh tật hoặc tìm hiểu thêm những kiến thức y học tổng quát hầu chăm sóc và gìn giữ sức khoẻ thật tốt.
Chương trình Sức khoẻ và Đời sống tuần này xin dừng lại tại đây và hẹn tái ngộ cùng qúy vị và các bạn vào giờ này, sáng thứ năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.