Tìm hiểu bệnh đau thần kinh toạ

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Chào mừng quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục "Sức Khỏe và Đời Sống" của Đài Á Châu Tự Do phát thanh sáng Thứ Năm hàng tuần. Qua những cuộc trao đổi giữa Trà Mi với các bác sĩ trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, "Sức Khoẻ và Đời Sống" sẽ cung cấp kiến thức y học tổng quát nhằm giúp nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Sciatica200.jpg
Bệnh đau thần kinh toạ. Photo courtesy wikipedia

Có khi nào quý vị đột nhiên cảm thấy đau buốt thắt lưng, đau ở cột sống, hay đau mỏi hai chân, nhất là sau khi có các vận động mạnh? Coi chừng đó là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh toạ, một căn bệnh rất phổ biến, rất phiền toái mà Trà Mi từng được nghe nhiều người than thở, từ lứa tuổi lao động cho đến tuổi trung niên, và đặc biệt là các cụ cao niên.

Là một bệnh thường gặp, sự nguy hại và ảnh hưởng của đau thần kinh toạ đối với sức khoẻ chúng ta như thế nào? Phương pháp điều trị và phòng ngừa ra sao?

Đó là đề tài mà Trà Mi mời quý vị cùng tìm hiểu ngày hôm nay qua cuộc trao đổi với bác sĩ Định, chuyên khoa cơ-xương-khớp, hiện đang hành nghề trong nứơc. Trước tiên xin nhường lời cho bác sĩ Định.

Nguy cơ dận đến đau thần kinh toạ

Bác sĩ Định : Đau thần kinh toạ có thể định nghĩa như sau: Đau thần kinh toạ là cơn đau xuất hiện từ cột sống thắt lưng và đau dọc xuống chân. Có thể đau một chân hay đau hai chân hai bên.

Trà Mi : Xin Bác Sĩ cho biết nguyên nhân nào cũng như những yếu tố nguy cơ dẫn đến đau thần kinh toạ.

Bác sĩ Định : Nguyên nhân thì thưòng là do chèn ép hoặc do viêm nhiễm thần kinh toạ, mà đôi khi người ta gọi là thần kinh hông to. Chẳng hạn như đau do lao cột sống, đau do viêm rể thần kinh, đau do ung thư, đau do thoát vị dĩa đệm, đau do chấn thương.

Đau thần kinh toạ có thể định nghĩa như sau: Đau thần kinh toạ là cơn đau xuất hiện từ cột sống thắt lưng và đau dọc xuống chân. Có thể đau một chân hay đau hai chân hai bên.

Trà Mi : Thưa, như vậy những đối tượng nào, những lứa tuổi nào, hoặc ngành nghề nào dễ mắc bệnh này nhứt, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Định : Bệnh thường xảy ra ở hầu hết mọi lưa tuổi, tuy nhiên, thường gặp nhiều hơn là ở lứa tuổi lao động, từ 30 đến 60 tuổi. Những người lao động chân tay, như khuân vác, thợ thuyền, nông dân, và những vận động viên như vận động viên nhảy cao, nhảy xa, lực sĩ cử tạ thì thưòng hay gặp nhiều hơn.

Trà Mi : Bây giờ xin được hỏi thăm Bác Sĩ những dấu hiệu giúp nhận biết là mình bị đau thần kinh toạ. Có những triệu chứng nào biểu hiện không ạ?

Bác sĩ Định : Những dấu hiệu để nhận biết bệnh thần kinh toạ thì bệnh có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột sau khi làm những công việc nặng. Bện đau ở vùng lưng và đau lan xuống đùi, xuống cẳng chân, và làm cho bệnh nhân đang ngủ bị thức giấc, và dôi khi làm cho bệnh nhân phải ngừng hoạt động ngay tức khắc. Và chỉ khi nào bệnh nhân nằm nghiêng, nằm co chân lại thì mới cảm thấy hết đau.

Trà Mi : Mà cái biểu hiện đau đó là đâu buốt hay đau thấu xương, hay là đau có nghiêm trọng đến nỗi bệnh nhân bất tĩnh không ạ?

Bác sĩ Định : Thường là đầu tiên bệnh nhân cảm thấy đau ở cột sống, nhưng mà đôi lúc bệnh nhân chỉ thấy đau từ từ rồi lan dần xuống một chân hoặc hai chân, hoặc là bệnh nhân có thể thấy tự nhiên dau đột ngột sau nhưng thay đổi tư thế hay sau khi nâng vật nặng bất thường thì nó làm cho đau dột ngột, đau lan xuống chân liền.

Trà Mi : Dạ. Và nếu để lâu dài mà không được chữa trị thì bệnh này có khả năng gây ra những biến chứng gì tai hại cho sức khoẻ không ạ?

Bác sĩ Định : Bệnh này mà không được điều trị kịp thời thì có những biến chứng như yếu, liệt cơ, đi lại khó khăn, teo cơ và bí trung đại tiện.

Trà Mi : Những người cao niên mà nếu có biểu hiện đau lưng nhức mỏi thì họ cho rằng họ bị đau thần kinh toạ, quan niệm này có đúng không?

Bác sĩ Định : Ở những người cao niên, lớn tuổi, thường họ có đau lưng, đôi khi đó không phải là đau thần kinh toạ mà có thể là đau do những thoái hoá cột sống, đau do loảng xương, thì nó không liên quan đến thần kinh toạ.

Trà Mi : Như vậy phải đi khám chữa thì mới biêt được chính xác phải không ạ?

Ở những người cao niên, lớn tuổi, thường họ có đau lưng, đôi khi đó không phải là đau thần kinh toạ mà có thể là đau do những thoái hoá cột sống, đau do loảng xương, thì nó không liên quan đến thần kinh toạ.

Bác sĩ Định : Dạ đúng, chính xác. Khi mà đã có dấu hiệu đau thắt lưng và đã lan xuống đùi thì tốt hơn hết là nên đến bác sĩ về chuyên khoa ở những trung tâm chuyên khoa hoặc đến những phòng mạch của những bác sĩ về chuyên khoa về thần kinh toạ thì người ta dễ chẩn đoán và điều trị một cách chính xác hơn.

Cách chữa trị

Trà Mi : Thưa, cũng xin được hỏi Bác Sĩ về cách chữa trị đối với căn bệnh đau thần kinh toạ. Hiện giờ có khả năng chữa trị dứt điểm hay là có nguy cơ tái phát hay không. Các phương pháp chữa trị căn bệnh này hiện giờ có hữu hiệu hay không?

Bác sĩ Định : Tuỳ theo từng nguyên nhân của bệnh mà có những phương pháp chữa trị phù hợp. Trước tiên, sau khi xuất hiện cơn đau thì bệnh nhân cần phải được nằm nghỉ ít nhất vài ba ngày đầu, có thể uống thuốc giảm đau, hoặc không uống thuốc ngưng đau. Nếu trong thời gian đó mà bệnh nhân không có dấu hỉệu thuyên giảm thì nên đi khám nơi chuyên khoa sâu về bệnh thần kinh toạ.

Và đau thần kinh toạ có thể trị dứt điểm. Mà nếu do viêm nhiễm thì điều trị bảo tồn, ví dụ như uống thuốc. Và nếu do chèn ép bệnh, khối u, hoặc thoát vị dĩa đệm thì cần phải được phẫu thuật. Ngoài ra còn có thể điều trị theo phương pháp Đông Y như châm cứu và tiêm thuốc viêm, kháng viêm quanh rể thần kinh.

Trà Mi : Dạ. Như vậy là bệnh này đã có phương pháp trị dứt điểm tại vì có nhiều người đau thần kinh toạ kéo dài rất là lâu năm mà họ cứ tái đi tái lại hoài?

Bác sĩ Định : Thường bệnh nhân không điều trị không đến nơi đến chốn thì thường là họ tự điều trị, tự phát thôi, hoặc là họ đến không đúng những bác sĩ chuyên khoa về cột sống,, về thần kinh. Nếu họ đến những nơi có bác sĩ chuyên khoa được tư vấn và được chẩn đoan chính xác thì họ sẽ điều trị hết cái bệnh này.

Trà Mi : Dạ. Hiện tại thời gian trung bình để điều trị dứt điểm căn bệnh đau thần kinh toạ kéo dài bao lâu?

Bác sĩ Định : Nó tuỳ theo bệnh. Ví dụ như bệnh thoát vị dĩa đệm thì thưòng là sau khi người ta mổ thì người ta cảm thấy dẽ chịu ngay, bệnh nhân sẽ thấy đỡ đâu liền. Và những bệnh như lao cột sống thì phải được điều trị thời gian dài cho nó hợp với cái tổn thương lao và mới thuyên giảm được.

Trà Mi : Nếu mà dùng thuốc thì thời gian hơi dài hơn.

Bác sĩ Định : Dạ đúng rồi.

Trà Mi : Trong dân gian thì chúng tôi cũng được biết có nhiều người cứ hễ đau nhức cột sống hay đau nhức thắt lưng thì họp cứ truyền miệng nhau là mua viên thuốc dạng hình hạt dưa, thì không biết ý kiến của giới chuyên môn như thế nào ạ?

Bác sĩ Định : Viên thuốc mà chị mô tả hình hạt dưa. Viên này là thuốc kháng viêm mạnh cho nên nhiều người bị viêm rể thần kinh thì người ta có thể uống viên này, nó sẽ đáp ứng liền. Rất là hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài cái viêm thì có những bệnh khác như thoát dĩa dệm hoặc là u thì thuốc này điều trị không có hiệu quả.

Trà Mi : Nhưng mà uống viên hạt dưa đó thì nó có đem lại những biến chứng nào hay tác dụng phụ nào đáng kể hay không?

Không nên tự ý chữa trị

Bác sĩ Định : Thường thuốc này nếu uống lâu dài thì có thể gây loét bao tử hay bị giữ nước gây phù nề. Nói chung là nó cũng có những tác dụng phụ.

Thực ra với những chẩn đoán đau thần kinh toạ thì chúng tôi không có đề nghị dùng thuốc dán. Nhưng nó có thể gây bỏng rộp như chị vừa nói thì chúng tôi chỉ khuyên bệnh nhân nên đi khám để được diều trị đúng cách thôi. Hoặc là uống thuốc, hoặc là phẫu thuật. Còn dán thì thực sự những bệnh nhân họ không đến được bác sĩ thì người ta mới dùng đến phương pháp tạm thời đó thôi.

Trà Mi :Dạ. Cho nên không nên tự ý chữa trị cho mình?

Bác sĩ Định : Dạ. Không nên tự ý.

Trà Mi : Đối với các bệnh về cơ xương khớp, dân gian Việt Nam có những phương pháp như là xoa bóp, hoặc dán salonpas, v.v. thì thoa dầu, dán salonpas thì sự hữu hiệu cho tới nay được chứng minh như thế nào, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Định : Thoa dầu hoặc dán salonpas thì đó là những thuốc kháng viêm tại chỗ. Nó có thể làm giảm đau tại chỗ. Cũng tương đối tốt. Nó cũng không để lại di chứng gì.

Trà Mi : Có nhiều trường hợp những thuốc dán quá nóng, dán vô có thể phỏng da luôn, thì những thuốc dán này giới chuyên môn có lời khuyên như thế nào ?

Bác sĩ Định : Thực ra với những chẩn đoán đau thần kinh toạ thì chúng tôi không có đề nghị dùng thuốc dán. Nhưng nó có thể gây bỏng rộp như chị vừa nói thì chúng tôi chỉ khuyên bệnh nhân nên đi khám để được diều trị đúng cách thôi. Hoặc là uống thuốc, hoặc là phẫu thuật. Còn dán thì thực sự những bệnh nhân họ không đến được bác sĩ thì người ta mới dùng đến phương pháp tạm thời đó thôi.

Trà Mi : Đó là chưa kể bà con nông dân ở miền quê thì họ còn có những phương thuốc dân gian như là bó rượu, bó lá cây, v.v.

Bác sĩ Định : Những cách đó chỉ là điều trị tạm thời và giới chuyên môn chúng tôi cũng không khuyên.

Những điều cần lưu ý

Trà Mi : Và cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ là những bệnh nhân đau thần kinh toạ trong thời gian bị bệnh và điều trị bệnh thì cần lưu ý những điều gì?

Bác sĩ Định : Bệnh này nên cử những công việc lao động.

Trà Mi : Tức là tránh những vận động nặng phải không ạ?

Bác sĩ Định : Dạ, đúng rồi. Tránh vận động nặng, tránh làm những động tác nặng, tránh cúi tập lưng.

Trà Mi : Hoặc là khiêng vác nặng. Bác sĩ Định : Đúng rồi.

Trà Mi : Và cuối cùng thì nói gì cũng không qua phòng bệnh hơn chữa bệnh, thì xin Bác Sĩ những lời khuyên. Làm thế nào để phòng tránh được căn bệnh đau thần kinh toạ trước khi nghĩ tới việc tìm cách cứu chữa.

Bác sĩ Định : Nói tóm lại thì ai cũng có nguy cơ đối diện với bệnh đau thần kinh toạ. Để phòng tránh bệnh này, không nên làm những công việc quá sức mình, không nên nhảy từ trên cao xuống, không nên thay đổi tư thế dột ngột, không nâng vật nặng bất thường. Và khi có những dấu hiệu của bệnh, cần đến bệnh viện hoặc phòng khám có bác sĩ chuyên khoa để tư vấn về điều trị kịp thời và đúng bệnh.

Trà Mi : Dạ vâng. Ở Việt Nam thì thấy những phụ nữ hay mang vác nặng như bưng thau giặt đồ, hay là đi chợ mang những giỏ đồ rất là nặng thì những việc này có phải là những yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng cho bệnh xương khớp?

Bác sĩ Định : Dạ đúng. Đúng như vậy. Những trường hợp đó sẽ tạo cho những người làm việc nặng đó các bệnh như thoát vị dĩa đệm, thoái hoá cột sống rất là sớm.

Trà Mi : Dạ, như vậy cũng nên lưu ý những vận động như vậy. Nếu có phải vận động thì nên chia ra làm nhiều lúc, khiêng dần dần chứ không nên cố khiêng cùng một lúc.

Bác sĩ Định : Dạ đúng là nên như vậy.

Trà Mi : CHúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian cũng như những kiên thức rất bổ ích mà Bác Sĩ dành cho chương trình hôm nay.

Bác sĩ Định : Dạ. Chào chị.

Chương trình "Sức khoẻ và đời sống" tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào tuần sau. Trà Mi kính chào.