Tìm hiểu bệnh Zona (bệnh giời leo) (phần 2)
2007.04.06
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Zona là một bệnh ngoài da do siêu vi thủy đậu tái hoạt gây nên, tạo ra những tổn thương nặng nề cùng với cảm giác đau đớn dữ dội cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Những biến chứng tai hại của bệnh ra sao? Có phương pháp chữa trị dứt điểm đối với bệnh này hay không? Và làm thế nào để tránh không bị mắc phải Zona? Chương trình hôm nay sẽ giúp quý vị giải đáp những thắc mắc ấy qua phần trình bày tiếp theo của bác sĩ chuyên khoa da liễu Đức Thọ, hiện đang hành nghề tại Sài Gòn. Mời quý vị theo dõi. Trà Mi: Xin hỏi bác sĩ về diễn tiến phát triển bệnh cũng như những biến chứng của Zona nếu không được điều trị kịp thời là gì?
Bác sĩ Đức Thọ: Việc điều trị Zona thường khó khăn. Đặc biệt biến chứng của Zona thường thấy nhất là triệu chứng đau sau Zona, nghĩa là sau khi san thương đã lành ngoài da, triệu chứng đau vẫn còn kéo dài, thậm chí rất khó chữa.
Đối với những bệnh nhân lớn tuổi, triệu chứng đau này càng kéo dài và rất nặng, có thể phải dùng đến những biện pháp điều trị thần kinh thì mới giảm được. Do đó, việc điều trị Zona sớm trong vòng 72 giờ đầu với các thuốc kháng virus thì có tác dụng rất tốt, sẽ hạn chế rất nhiều các trường hợp đau do Zona sau này.
Trà Mi: Ngoài ra, bệnh có nguy cơ để lại những di chứng hay biến chứng tai hại gì về sau không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Đức Thọ: Bệnh Zona ít để lại biến chứng nặng, biến chứng thường nhất là đau sau Zona mà thôi. Ngoài ra, có thể để lại những vết sẹo xấu ngoài da, biến chứng ở hệ thần kinh do đau Zona cũng có thể có nhưng rất ít.
Trà Mi: Các phương pháp điều trị đối với căn bệnh Zona hiện nay là gì? Có biện pháp chữa trị dứt khỏi tránh tái phát hay không?
Việc điều trị Zona thường khó khăn. Đặc biệt biến chứng của Zona thường thấy nhất là triệu chứng đau sau Zona, nghĩa là sau khi san thương đã lành ngoài da, triệu chứng đau vẫn còn kéo dài, thậm chí rất khó chữa.
Bác sĩ Đức Thọ: Zona là bệnh ngoài da nên áp dụng phương pháp điều trị trong uống ngoài thoa. Chúng ta dùng các loại thuốc kháng virus dạng bôi ở vùng san thương. Sau đó, dùng các thuốc kháng virus đường uống. Nếu san thương bị bội nhiễm, tức những chỗ mụn nước có thể có vi trùng cơ hội xâm nhập thì dùng thêm kháng sinh. Đó là các cách điều trị cơ bản.
Việc tái phát Zona thì hầu như không đặt ra vì Zona thường chỉ xảy ra một lần trong đời. Rất hiếm bệnh nhân có thể bị Zona lần thứ nhì, tỷ lệ là 1/1000. Đại đa số chỉ bị một lần và không tái phát.
Trà Mi: Thời gian điều trị Zona trung bình kéo dài trong bao lâu?
Bác sĩ Đức Thọ: Thời gian điều trị lành các san thương ngoài da trung bình từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, đối với các trường hợp san thương Zona trên diện rộng, có những mụn nước to và bội nhiễm thì điều trị ít nhất là 2 tuần, phải sử dụng kèm theo kháng sinh chống bội nhiễm ngoài thuốc kháng virus thông thường.
Trà Mi: Có một vài phương pháp điều trị trong dân gian như dùng tinh dầu mù u, mực tàu, vò lá mướp, hoặc nhai đậu xanh sống vò đắp thoa lên chỗ đau. Ý kiến của giới chuyên môn ra sao? Các biện pháp này có tốt hay không?
Bác sĩ Đức Thọ: Dân gian xưa khi chưa có những thuốc kháng virus hiện đại như ngày nay thì bà con hay dùng các phương pháp ấy. Về mặt y học, chúng tôi chỉ đánh giá đây là những cách làm dịu cảm giác đau rát ngoài da mà thôi, nhưng có thể gây ra biến chứng đáng ngại là bội nhiễm.
Bởi lẽ các mụn nước ngoài da bị hở ra, vi khuẩn có thể xâm nhập, dẫn đến một số trường hợp biến chứng nặng điều trị rất khó khăn. Khi nhiễm trùng ở diện rộng thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, lời khuyên lời khuyên đối với bệnh nhân là khi phát hiện những san thương Zona thì nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh và dùng thuốc cho đúng thì sẽ hạn chế được những hậu quả quan trọng, nhất là hạn chế được biến chứng đau do Zona sau này.
Trà Mi: Trong quá trình điều trị và phát triển bệnh Zona, có những điều gì bệnh nhân nên lưu ý hay kiêng cử không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Đức Thọ: Khi bị Zona, bệnh nhân phải hiểu rằng đây không phải là căn bệnh do tác động của môi trường bên ngoài mà do siêu vi thủy đậu tồn tại trong người bây giờ bộc phát ra. Như vậy cũng có nghĩa là sức đề kháng của bệnh nhân đang yếu, cần phải nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, không dùng những chất kích thích như uống rượu bia. Uống rượu bia thì bệnh sẽ nặng thêm.
Bởi lẽ các mụn nước ngoài da bị hở ra, vi khuẩn có thể xâm nhập, dẫn đến một số trường hợp biến chứng nặng điều trị rất khó khăn. Khi nhiễm trùng ở diện rộng thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, lời khuyên lời khuyên đối với bệnh nhân là khi phát hiện những san thương Zona thì nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh và dùng thuốc cho đúng thì sẽ hạn chế được những hậu quả quan trọng, nhất là hạn chế được biến chứng đau do Zona sau này.
Trà Mi: Và dĩ nhiên nên tránh tiếp xúc hoặc va chạm đến những mụn nước ngoài da?
Bác sĩ Đức Thọ: Vâng, điều cơ bản khi bác sĩ điều trị bệnh nhân Zona là căn dặn bệnh nhân không được nặn, lễ những mụn nước ngoài da. Việc chích hay lễ những bong bóng nước ấy sẽ gây bội nhiễm, có thể làm bệnh nặng hơn, và sau này các vết sẹo để lại cũng rất phức tạp.
Trà Mi: Nhiều người quan niệm rằng đối với bệnh Zona và trái rạ thì nên ăn mặc thật kín để tránh gió, vì càng ra gió càng dễ lây lan thêm. Quan niệm này đúng hay sai?
Bác sĩ Đức Thọ: Trái rạ thì người ta sợ ra gió, và cử tắm. Về mặt y học, chúng tôi không khuyến khích điều này. Bệnh nhân cần được tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh kỹ lưỡng. Tuy nhiên, điều cơ bản cần nhớ là trong lúc này sức đề kháng của bệnh nhân đang kém do bị nhiễm siêu vi thì cần phải giữ ấm và tắm nước nóng, không hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có điều kiện chống lại vi khuẩn, và không được can thiệp vào những mụn nước ngoài da.
Đối với những san thương ở diện rộng cần băng lại bằng loại gạc chứa chất nhờn để không bị dính vào da khi gỡ ra, tránh gây chảy máu, nhiễm trùng. Hiện nay có những loại gạc tẩm chất nhờn rất tốt.
Ta không nên tự điều trị vì những kinh nghiệm dân gian có khi đúng khi không đúng, có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt những biến chứng ở vùng mắt có thể ảnh hửơng đến thần kinh thị giác, gây mù. Do đó, ngay sau khi có cảm giác nóng rát ngoài da ở một bên, cho dù chưa xuất hiện san thương, bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám ngay.
Trà Mi: Cuối cùng xin bác sĩ một vài lời khuyên giúp phòng tránh bệnh Zona?
Bác sĩ Đức Thọ: Bệnh Zona phòng ngừa có hai cách: phòng ngừa bệnh không xảy ra và phòng ngừa để bệnh không gây những biến chứng đau đớn.
Để không bị bệnh Zona thì đừng bệnh thuỷ đậu. Mà muốn không mắc bệnh thủy đậu thì phải chủng ngừa thuỷ đậu. Do đó, lời khuyên rất quan trọng là trẻ em phải được hưởng đầy đủ các chế độ tiêm chủng từ nhỏ. Có tiêm chủng thủy đậu thì sẽ không bị thuỷ đậu sau này, không bị thủy đậu thì sẽ không bị Zona.
Để không bị bệnh Zona thì đừng bệnh thuỷ đậu. Mà muốn không mắc bệnh thủy đậu thì phải chủng ngừa thuỷ đậu. Do đó, lời khuyên rất quan trọng là trẻ em phải được hưởng đầy đủ các chế độ tiêm chủng từ nhỏ. Có tiêm chủng thủy đậu thì sẽ không bị thuỷ đậu sau này, không bị thủy đậu thì sẽ không bị Zona.
Vấn đề thứ hai, những ai đã bị thuỷ đậu rồi rất lo ngại có thể sẽ bị đau do Zona sau này. Tháng 10/2006 cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ đã cho chấp thuận lưu hành một loại vaccine mới làm giảm nguy cơ đau Zona gọi là Zostavax. Thuốc này không có tác dụng ngừa thủy đậu, cũng không có chỉ định điều trị Zona hay đau sau Zona, mà dùng chủng ngừa nguy cơ xảy ra Zona ở những người đã bị thủy đậu.
Trà Mi: Những đối tượng nào nên đi chủng ngừa loại thuốc này?
Bác sĩ Đức Thọ: Trẻ em thì phải chủng ngừa thuỷ đậu. Còn Zostavax, thuốc chủng mới ngừa nguy cơ Zona, thì thường dùng cho người lớn tuổi, không dùng cho trẻ em và người dưới 60 tuổi.
Ở những người không bị thủy đậu thì chắc chắn là không bị Zona, thì không cần phải dùng Zostavax. Còn những người có tình trạng hệ miễn dịch đang suy yếu như lao phổi, ung thư, HIV/AIDS hoặc phụ nữ có thai cũng không được dùng Zostavax. Những trường hợp dị ứng với thuốc ngừa thì dĩ nhiên cũng không dùng Zostavax được.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.
(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)
Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.
Những bài liên quan
- Tìm hiểu bệnh Zona (bệnh giời leo) (phần 1)
- Tìm hiểu bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ) (phần 2)
- Tìm hiểu bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ) (phần 1)
- Tìm hiểu bệnh cúm gia cầm (phần 2)
- Tìm hiểu bệnh cúm gia cầm (phần 1)
- Phân biệt bệnh cảm và cúm
- Ăn gì có lợi cho sức khoẻ trong những ngày Tết
- Tình hình an toàn thực phẩm và giá cả hàng hoá những ngày gần Tết
- Chuyện dài vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam
- Mức tiêu thụ trứng gia cầm ở TP. HCM dần dần hồi phục