Phẫu thuật cận thị bằng laser
2008.01.24
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Cận thị là một trong những tật về mắt phổ biến nhứt, và cũng gia tăng nhanh chóng trong thời đại cộng nghiệp ngày nay. Kể từ khi phẫu thuật chữa cận thị bằng tia laser xuất hiện, đối với các bệnh nhân cận thị, đây quả là một phương pháp thần diệu giúp khai sáng "đôi cửa sổ tâm hồn", hồi phục lại thị lực đã mất.

Có phải bất cứ ai bị cận thị cũng có thể dùng phương pháp phẫu thuật này không? Lợi-hại của việc mổ mắt chữa cận thị ra sao? Chương trình hôm nay, bác sĩ Hoàng Anh, chuyên khoa mắt hiện đang hành nghề trong nước sẽ gửi đến quý vị và các bạn những điều cần biết về việc chữa cận bằng tia laser:
Lợi và hại
Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, ngày nay nghe nói rất nhiều về phẫu thuật chữa cận thị để chữa cho những người thị lực kém trở thành một người có chế độ thị lục hoàn chỉnh, xin Bác Sĩ cho biết những đối tượng nào có thể phẫu thuật chữa cận thị được và những trường hợp nào nên tránh?
Bác sĩ Hoàng Anh : Ngày xưa, trong lúc mình chưa có phẫu thuật cận thì phương pháp kinh điển là đeo kính. Ngày hôm nay ta có phương pháp tốt nhứt mà người ta gọi là mổ bằng laser, là mổ LASIK. Đối với những người trên 18 tuổi, có độ cận thị cỡ một năm nó ổn định, nó không biến đổi, không có những bệnh lý về mắt như là glaucome, không bị đục thuỷ tinh thể, không bị bệnh vỏng mạc, đái tháo đường, v.v. thì có thể mổ được.
Trà Mi : Nhưng việc phẫu thuật này có phụ thuộc vào độ cận như từ mấy độ trở lên thì mới mổ được hoặc là quá mấy độ thì không thể mổ được?
Bác sĩ Hoàng Anh : Đúng rồi. Thông thường thì từ 1 độ trở lên cho tới cỡ 20 độ, thậm chí trên 20 độ, thì mổ được. Nhưng ở mỗi loại độ thì có phương pháp mổ khác nhau, ví dụ khi mổ LASIK thì nó sẽ rất là tốt cho khoảng độ nhẹ và trung bình, có nghĩa là LASIK hiện tại có thể mổ được từ 1 độ cho tới cỡ 14-15 độ. Còn trong những trường hợp mà trên 15 độ cho tới 25-30 độ thì sẽ mổ bằng phương pháp khác.
Trà Mi : Thưa, Bác Sĩ có thể phân tích lợi - hại của việc mổ để chữa cận thị không ạ? Mặt lợi thì như thế nào và những tác hại có thể có ra sao?
Bác sĩ Hoàng Anh : Mặt lợi của phương pháp mổ cận thị thì nó là một sự khắc phục chuyện đeo kiếng, tức là vì lý do gì đó mà người ta không muốn đeo kiếng, người ta không thích đeo kiếng mà người ta vẫn muốn khám như là đeo kiếng thích hợp.
Trà Mi : Dạ. Tức là có tác dụng về thẩm mỹ.
Bác sĩ Hoàng Anh : À, tác dụng về thẩm mỹ đó. Còn cái hại của nó thì dĩ nhiên, mặc dù phương pháp mổ LASIK hiện nay được coi như rất an toàn, biến chứng rất là hiếm, nhưng mà bất kỳ mình làm một cái việc gì thì nó cũng có cái xác suất của nó. Biến chứng dưới 1% nhưng mà có chứ không phải là không. Nó nhỏ.
Tác dụng về thẩm mỹ đó. Còn cái hại của nó thì dĩ nhiên, mặc dù phương pháp mổ LASIK hiện nay được coi như rất an toàn, biến chứng rất là hiếm, nhưng mà bất kỳ mình làm một cái việc gì thì nó cũng có cái xác suất của nó. Biến chứng dưới 1% nhưng mà có chứ không phải là không. Nó nhỏ.
Trà Mi : Tuy là nhỏ nhưng cũng xin Bác Sĩ cho biết những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật là gì ạ?
Bác sĩ Hoàng Anh : Những biến chứng có thể xảy ra là thông thường bệnh nhân bị loá sáng, tức là sau khi mổ bệnh nhân nhìn thấy loá hoài, nhất là ban đêm nó khó chịu lắm. Thì tỷ lệ này cỡ chừng 1%, dưới 1%, nhưng mà có chứ không phải là không có.
Rồi cái biến chứng hiếm hơn nữa có thể là nhiễm trùng, có thể bị thủng giác mạc, không lành vết thương, v.v. Những cái này rất là ít. Cái thường gặp nhứt là hay bị loá sáng.
Thời gian phẫu thuật và quá trình hậu phẫu
Trà Mi : Dạ. Xin Bác Sĩ cho biết thêm là thời gian phẫu thuật đối với việc chữa cận thị hiện nay, quá trình phẫu thuật như thế nào, kéo dài bao lâu?
Bác sĩ Hoàng Anh : Quá trình phẫu thuật hiện nay hầu như rất tốt. Thông thường cỡ 1 tiếng đồng hồ, nhưng thực sự thời gian mổ trung bình 10 phút trở lại thôi. Cái đó là mình không tính thời gian chuẩn bị. Thời gian khi mình bắt đầu đưa dao mổ vào, rồi mình chiếu laser cho tới lúc kết thức cỡ chừng 10 phút. Thậm chí nó phục hồi rất là lẹ, ngay ngày hôm sau bệnh nhân có thể nhìn thấy được rồi, tốt rồi, có thể đi làm được rồi.
Trà Mi : Xin Bác Sĩ cho biết đôi chút về kỹ thuật mổ bằng laser. Nó có đau đớn, có chảy máu hay là có phải băng bó vết thương gì chăng?
Bác sĩ Hoàng Anh : Hoàn toàn không. Không có chảy máu. Hầu như là 99% là không đau. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân cũng có cảm giác là rát, khó chịu, xốn lắm. Nhưng mà những triệu chứng này, những người nặng nhứt thì cũng chỉ kéo dài một vài ngày hay vài phút rồi cũng hết thôi. Nói chúng hầu như là an toàn, không đau.
Trà Mi : Thế còn quá trình hậu phẫu thì như thế nào ạ?
Bác sĩ Hoàng Anh : Sau khi mổ xong thì nhỏ thuốc. Vài giờ đầu sau mổ thì bệnh nhân có thể có cảm giác rát rát, cộm cộm như là bị vướng vật gì. Tuy nhiên, nhỏ thuốc một hai ngày sau thì sẽ hết. Hôm sau thậm chí có thể làm việc nhẹ cũng được rồi.
Tuy nhiên, trong vòng một tháng sau mổ thì không nên chơi nhũng môn thể thao mạnh, như bóng đá, đánh võ. Bệnh nhân cần được tái khám chỉ vài ngày sau mổ, rồi một tuần sau mổ, một tháng sau mổ, để xem sự tiến triển của nó. Một tháng sau khi mổ thì mới gọi là ổn định hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi mổ cỡ chừng 1 ngày, hay 2-3 ngày thì có thể làm việc bình thường.
Trà Mi : Dạ. Chỉ cần nghỉ ngơi vài tiếng thôi.
Bác sĩ Hoàng Anh : Dạ. Đúng rồi.
Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, nếu mà phẫu thuật chữa cận thị một lần thì có đảm bảo là sẽ khỏi cận thị vĩnh viễn hay không?
Bác sĩ Hoàng Anh : Cái này thì khó nói lắm. Nó tùy thuộc vào trình độ phẫu thuật viên và con mắt người ta có thể dễ tính, ít có những độ loạn và cấp cao nữa. Thông thường, nếu tình chính xác, hầu như mổ một lần thì khỏi thôi. Và thế giới hoặc ở Việt Nam bây giờ hầu như 90% tới 95% người ta mổ một lần là tốt thôi. Tuy nhiên, có một số trường hợp còn lại thì vẫn phải chiếu lại lần hai, tức là có thể là lần đầu tính chưa chính xác, tiên lượng chưa chính xác, độ cận còn tăng nhẹ.
Trà Mi : Dạ. Cũng có nguy cơ nho nhỏ là có thể tái phát.
Bác sĩ Hoàng Anh : Đúng rồi. Sẽ có tái phát đó, sẽ có tăng lại, hoặc là mình chiếu quá đi thì độ cận đáng lẽ hết thì nó ra viễn chút xíu. Mà mình chiếu hơi in ít thì nó lại còn một độ cận, một độ hoặc nửa độ. Nhưng mà nhìn chung là 90% thì lành tốt.
Kiêng cữ sau khi phẫu thuật
Trà Mi : Một bệnh nhân cận thị đã được phẫu thuật chữa cận thị rồi, ngay sau đó họ có cần lưu ý những gì để bảo vệ con mắt của họ không bị tái phát? Có nhiều lời đồn đại là sau khi phẫu thuật chữa cận thị thì không được xách nặng, không được đi biển vì nó có thể ảnh hưởng, vậy không biết những điều gì ảnh hưởng mà cần phải kiêng dè kểt từ khi mổ cận thị ạ?
Ba tháng sau khi mổ. Đặc biệt là trong tháng đầu tiên, sau đó rồi 3 tháng về sau thì mới đi biển bình thường. Lúc đó mình vận động, chạy nhảy bình thương thôi. Nhưng mà nên tránh những việc gì quá nặng như đi quá mức hay nâng một quả tạ quá nặng, thậm chí bể phổi. Tuy nhiên, chuyện cử đi biển là không có. Vẫn đi biển bình thường. Sau 3 tháng nó liền tốt thì mình vẫn tắm biển, vẫn đi, chạy, nhảy bình thường.
Bác sĩ Hoàng Anh : Đúng rồi. Sau khi mổ cận thị đúng là tuyệt đối không được làm việc nặng, bởi vì mổ cận thị là nó làm cho con ngươi của mình, tròng đen của mình mỏng đi. tức là (phẫu thuật) nó vạt đi một lớp, thì dụ tròng đen mình 1,5 milimet thì nó vạt đi mất 0,75 gì đó.
Bề dày còn lại của tròng đen rất mỏng. Mà nếu như trong những ngày đầu, nhứt là trong tháng đầu, khi mà nó chữa liền, chưa ổn định, mà mình vận động nặng thì nó sẽ gây áp lực mắt và có thể thủng mắt. Cho nên không được vận động nặng.
Trong những ngày đầu không nên tắm vì nước bẩn có thể vô mắt, len lỏi vào chỗ vết mổ làm nhiễm trùng. Nếu vận động quá nặng sẽ gây áp lực mắt có thể làm cho thành con ngươi bị bể ra. Cho nên cử vận động nặng như xách nặng, làm cái gì mà ho nặng.
Trà Mi : Nhưng mà cái đó là thời gian đầu sau khi mổ hay là...
Bác sĩ Hoàng Anh : Thời gian đầu khoảng 1 tháng sau mổ. Chứ còn sau này khi mổ rồi thì mình có thể vận động bình thường. Tuy nhiên cũng vẫn thận trọng với những môn thể thao nặng. Cũng chưa có nghiên cứu nào, cũng chưa có thống kê nào nói rằng sau khi mổ giả sử 3 tháng trở đi có ai bị bể vì làm việc nặng.
Nhưng mà theo logic thì mình suy luận như vậy thì mình vẫn nên tránh. Lúc người ta chiếu laser người ta vạt một khoảng cách an toàn rồi chứ không phải là không, nhưng theo suy luận logic thì không có điều gì không thể xảy ra. Bữa nay mình chưa có nghiên cứu nhưng biêt đâu vài năm sau mình thấy có.
Trà Mi : Thế còn điều phải kiêng dè, tránh đi biển để không cho nước muối mặn vào mắt.
Bác sĩ Hoàng Anh : Không. Mình mổ mắt một tháng sau thì mình đi biển bình thường thôi, khi đó nó đã liền rồi.
Trà Mi : Tức là những điều kiêng cử kỹ chỉ trong giai đoạn 3 tháng đầu sau mổ thôi.
Việc phẫu thuật cận thị nếu mình muốn phẫu thuật thì mục tiêu của mình là như thế nào, bởi vì phương pháp điều trị cận thị hiện nay có hai phưong pháp cơ bản, tức là đeo kiếng, mà đeo kiếng thì đeo kiếng gọng và contact lens, và thứ hai là phẫu thuật. Thế thì bây giờ nếu như vì lý do gì đó mà không muốn đeo kiếng, vì đeo kiếng xấu quá chẳng hạn thì mình mới nên phẫu thuật.
Bác sĩ Hoàng Anh : Đúng rồi. Ba tháng sau khi mổ. Đặc biệt là trong tháng đầu tiên, sau đó rồi 3 tháng về sau thì mới đi biển bình thường. Lúc đó mình vận động, chạy nhảy bình thương thôi. Nhưng mà nên tránh những việc gì quá nặng như đi quá mức hay nâng một quả tạ quá nặng, thậm chí bể phổi. Tuy nhiên, chuyện cử đi biển là không có. Vẫn đi biển bình thường. Sau 3 tháng nó liền tốt thì mình vẫn tắm biển, vẫn đi, chạy, nhảy bình thường.
Trà Mi : Mắt mà đã được chữa cận thị rồi mà nếu muốn thẩm mỹ, muốn đeo contact lens, kính màu, v.v. thì có bị ảnh hưỏng gì không?
Bác sĩ Hoàng Anh : Không. Tức là sau khi mổ cận thị, đặc biệt mổ LASIK thì muốn đeo contact lens có màu này kia nọ thì không có vấn đề gì. Cũng coi như đeo kính mắt gần như bình thường.
Trà Mi : Thưa, Bác Sĩ có thể cho biết chi phí trung bình cho việc phẫu thuật chữa trị hiện nay ở Việt Nam không ạ?
Bác sĩ Hoàng Anh : Chi phí mổ cận thị trung bình hiện nay 1 con khoảng 6 triệu đồng. 6 triệu 1 con mắt, hai con là 12 triệu. Đó là chi phí phẫu thuật thôi. Còn chi phí cho việc khám trước khi mổ, khám tiền phẫu, tốn khoảng 4 -5 trăm ngàn.
Lời khuyên của giới chuyên môn
Trà Mi : Và cuối cùng trước khi kết thúc chương trình, xin Bác Sĩ một vài lời khuyên từ giới chuyên môn đối với việc phẫu thuật chữa cận thị. Giới chuyên môn có những lời khuyên nào giúp những bệnh nhân cận thị có thể đề phòng, có thể lưu ý hơn.
Bác sĩ Hoàng Anh : Việc phẫu thuật cận thị nếu mình muốn phẫu thuật thì mục tiêu của mình là như thế nào, bởi vì phương pháp điều trị cận thị hiện nay có hai phưong pháp cơ bản, tức là đeo kiếng, mà đeo kiếng thì đeo kiếng gọng và contact lens, và thứ hai là phẫu thuật. Thế thì bây giờ nếu như vì lý do gì đó mà không muốn đeo kiếng, vì đeo kiếng xấu quá chẳng hạn thì mình mới nên phẫu thuật.
Nếu mình nghĩ rằng mình mổ thì hết cận thị thì không phải. Mổ xong là nó chữa tật khúc xạ đó thôi. Tuy nhiện làm việc gì nó vẫn có nguy cơ tiềm ẩn như tôi đã nói, dù tỷ lệ là dưới 1%, nhưng có chứ không phải là không. Thứ hai là vẫn gặp một số trường hợp loá mắt. Ngoại trừ bị cận 6-7 độ hay tới 10 độ mà đeo kiếng thì dày quá, chứ cận cỡ 1 độ, 2 độ, 3 độ thì đeo kiếng nhiều hồi rất đẹp. Nếu anh thấy đẹp và anh không có phiền hà gì vấn đề đeo kiếng thì không nên mổ.
Trà Mi : Nhân nói về cận thị thì cũng xin hỏi thăm Bác Sĩ, nhiều người cho rằng nếu cận thị mà đeo mắt kiếng thường xuyên thì sẽ tăng độ cận nhanh hơn, trong khi đó lại có một số người lại cho rằng không đeo mắt kiếng lại càng tăng nhanh hơn. Vậy quan điểm nào đúng ạ?
Bác sĩ Hoàng Anh : Đúng rồi. Câu này khi khám bệnh tôi cũng gặp hoài, nhứt là bậc phụ huynh, cha mẹ không dám cho con đeo kiếng vì đeo kiếng sợ tăng độ. Xin trả lời là việc mình đeo kiếng hay không đeo kiếng hầu như không có ảnh hưởng đối với việc tăng độ. Việc tăng độ ở trẻ em thường hay tăng độ, tăng theo độ lớn của trẻ mà.
Mình có đeo kiếng đúng nó cũng vẫn tăng độ, mà mình không đeo kiếng thì nó vẫn cứ tăng độ. Thông thường nó tăng độ tới khoảng 18-20 tuổi cho tới mức con người hết lớn rồi đó, hết phát triển sẽ không tăng độ nữa. Thế thì một câu hỏi được đặt ra là tại sao phải đeo? Mình đeo kiếng là để cho nhìn sáng hơn.
Trà Mi : Thưa, Bác Sĩ nói là đối với trẻ em trong độ tuổi phát triển thì độ cận tăng theo sự phát triển n hưng mà đối với những người đã ngoài 20 rồi vẫn có những trường hợp tăng độ đều đặn hàng năm chẳng hạn, thì đó là do nguyên nhân nào, có phải là do đeo kiếng hay không đeo kiếng hay không?
Bác sĩ Hoàng Anh : Không phải là đeo kiếng đâu. Đối với một số người thì đó là ngoại lệ. Một số người ngoài 20 tuổi rồi, dĩ nhiên có chứ không phải không có, nhưng mà trường hợp đó rất là ngoại lệ và rất là ít.
Họ đeo kiếng hay không đeo kiếng thì do bệnh lý của họ mà nó tăng thì vẫn tăng chứ không ảnh hưởng bởi chuyện kiếng. Tuy nhiên, chuyện kiếng nếu như mình không đeo thì sẽ gặp vô cùng khó khăn là nhìn không thấy đường, nhìn mỏi mắt vì phải điều tiết nhiều.
Trà Mi : Tức là có tăng đi nữa thì cũng do yếu tố bệnh lý chứ không phải do tuổi tác.
Bác sĩ Hoàng Anh : Đúng rồi. Do yếu tố bệnh lý nó tăng.
Trà Mi : Nếu làm việc nhiều với mắt thì cũng là nguyên nhân khiến tăng độ hay không ạ?
Bác sĩ Hoàng Anh : Hiện nay có một số nghiên cứu cho rằng có thể ai làm việc với mắt nhiều, không đủ ánh sáng, ngồi trước màn hình vi tính quá nhiều, để khoảng cách từ sách đến mắt không đúng, thì về lâu về dài như vậy nó có tăng độ. Nhưng đối với những người lớn thì không thấy, chưa thấy nghiên cứu nào nói như vậy.
Trà Mi : Xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ đã dành thời gian cho chúng tôi. Chương trình "Sức khoẻ và đời sống" tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi kính chào.
Những bài liên quan
- Chất omega-3 (phần 2)
- Chất omega-3 (phần 1)
- Bệnh Glucoma (phần 2)
- Bệnh Glucoma (phần 1)
- Cách phòng và trị bệnh viêm Amiđan
- Bệnh viêm xoang: nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp chữa trị (phần 2)
- Những điều cần lưu ý về chất phụ gia thực phẩm (phần 3)
- Những điều cần lưu ý về chất phụ gia thực phẩm (phần 2)
- Những điều cần lưu ý về chất phụ gia thực phẩm (phần 1)