Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Tháng Tư là lúc đất trời Washington DC vào xuân với hoa anh đào nở rộ đẹp như mơ soi bóng bên giòng Potomac. Nhưng lòng người thì còn vương vấn chút ưu tư bởi tin bên nhà về phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý. Chúng tôi nhận được rất nhiều thư của thính giả trong và ngoài nước bày tỏ sự bất bình ấy.

Đây là lời nhắn của một người ở Hà Nội, gởi đến chúng tôi trước phiên toà xử linh mục Lý: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thính giả viết tên tắt là T.Nguyen: "Từ sau khi xem vụ xử án linh mục Nguyễn Văn Lý tôi rất là băn khoăn ưu tư, sau nhiều lần suy nghĩ tôi có đôi dòng tâm tư, hy vọng ý tưởng của tôi phù hợp với tình hình đất nước Việt Nam hiện nay."
Thư của ông T Nguyen rất dài, nói lên tâm trạng buồn bực trước phiên toà xử linh mục Lý mà ông cho là xử ép. Những ý kiến ông vạch ra về lập trường của người Việt hải ngoại trong ước vọng dân chủ tự do cho quê nhà cũng là điều chính đáng mà chúng tôi ghi nhận nơi đây.
Một vị tên Minh ở Saigon mail cho chúng tôi: "Tôi không dự phên toà của cha Lý, nhưng đọc qua báo chí, radio nước ngoài được biết phiên toà này chỉ diễn ra không quá bốn tiếng, không lý số phận những người bị kết án 8, 6, 2 năm tù mà chỉ cần một thời gian nhanh vậy sao?
Cái mà tôi không tin nỗi là phiên toà này diễn ra mà không có luật sư bào chữa, kể cả tự bào chữa cho bị cáo? Cách đây không lâu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết luôn miệng cổ suý cho một hệ thống tư pháp mạnh và đổi mới. Không lý cải cách tư pháp Việt Nam đạt đĩnh cao của nhân loại là toà án không cần luật sư bào chữa ( dẫu diễn kịch như các lần trước đây) và bịt miệng bị cáo hay sao?”
Tất cả những thư góp ý xoay quanh phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý như của ông Pháp Nguyễn, thính giả tên Giang, thính giả tên Ngọc, một nhóm lấy tên Anonymous Sender, em Tom Hoàng, bạn Jozu Kwon, bạn Ken Nguyen, ông Vu Văn Sơn, ban Nghach Linh, thính giả Thiên Nguyễn hay Thiện Nguyễn, thính giả Peter Nguyen, và những vị khác nữa, đều có nội dung giống nhau.
Tôi không dự phên toà của cha Lý, nhưng đọc qua báo chí, radio nước ngoài được biết phiên toà này chỉ diễn ra không quá bốn tiếng, không lý số phận những người bị kết án 8, 6, 2 năm tù mà chỉ cần một thời gian nhanh vậy sao?
Trong khuôn khổ mười mấy phút dành cho mục Trả Lời Thư Tín chúng tôi không thể nêu ra hết. Xin mời quí vị nghe bốn câu thơ mà thính giả khiếm thị Hồ Thanh tức cảnh sinh tình như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tiếp theo là tiếng nói của một thính giả nhắn vào hộp thư thoại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Cũng xin thông báo là trên trang chính Website của ban Việt ngữ, có mục “Vụ án Linh Mục Nguyễn Văn Lý” trong đó có đầy đủ tin tức, hình ảnh về vụ án gây xúc động dư luận này. Mời quý vị vào coi
Bước sang những đề tài khác, thư của thính giả Bửu Chế: "Mỗi sáng trước khi làm việc tôi đều vào website của đài để nghe tin tức và theo dõi tình trạng nhân quyền bên Việt Nam. Gia đình tôi vẫn còn bên Việt Nam cho nên tôi thông cảm cái khó khăn của quí vị đang tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Xin cho tôi gởi lời thăm đến gia đình của các vị ấy."
Những đề nghị đóng góp
E Mail của thính giả từ trong nước, quý danh là Nhân Bùi hay Nhàn Bùi, đọc sai xin miễn thứ. Vị này chia sẻ với RFA chuyện cải tạo tư sản sau 1975 ở một quận ven biển thuộc tỉnh Bến Tre mà xem ra không khác gì những đợt cải tạo tư sản từ Saigon đến khắp các tỉnh miền Nam lúc bấy giờ:
“Năm lên lớp 10 tôi có tham gia cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam một cách bắt buộc. Vài ngày trước khi biến cố ấy xảy ra, nhà trường thông báo cho học sinh cấp Ba phải đi lao động thuỷ lợi một tuần.
Khác với lẽ thường, kỳ này nhà trường cung cấp lương thực và phương tiện di chuyển thay vì để chúng tôi tự mang và đi bộ như mọi khi. Chúng tôi được đưa đến ngôi đình thờ Thần Hoàng cách trường khoảng 3 cây số, đã có nhiều cán bộ và công an chờ sẵn.
Một cán bộ cho biết chúng tôi phải tham gia cuộc cải tạo tư sản và đó là tin tối mật không được bàn bạc hay nói cho ai biết. Cả đoàn học sinh chúng tôi bị cô lập không ai được rời khỏi đình, mọi cửa ngỏ ra vào có người gác ngày đêm, ăn trưa ăn tối do Hội Phụ Nữ đem tới.
Tôi đề nghị thêm một tiết mục nói về Kinh Tế Mới, đây là một kế hoạch nằm xua đuổi hàng triệu gia đình từ các thành phố đến những nơi rừng thiêng nước độc. Nhiều người chết vì đói, vì bệnh tật, số còn lại vất vưởng đấu đường xó chợ khi bỏ vùng kinh tế mới về lại thành phố với cuộc sống khó khăn kéo dài đến tận ngày nay.
Sau vài ngày học tập chính trị chúng tôi được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm một cán bộ làm trưởng toán đi tới nhà dân để kiểm kê. Công việc của chúng tôi là đo, đếm và ghi chép, sau đó tất cả hàng hoá bị niêm phong. Điều trớ trêu là khi tôi đi kiểm kê các cửa tiệm người ta thì chính gia đình tôi cũng bị một toán khác đến kiểm kê.”
Thư của thính giả Diệu Nguyễn: "Tôi đề nghị thêm một tiết mục nói về Kinh Tế Mới, đây là một kế hoạch nằm xua đuổi hàng triệu gia đình từ các thành phố đến những nơi rừng thiêng nước độc. Nhiều người chết vì đói, vì bệnh tật, số còn lại vất vưởng đấu đường xó chợ khi bỏ vùng kinh tế mới về lại thành phố với cuộc sống khó khăn kéo dài đến tận ngày nay. "
Về lời kêu gọi đóng góp bài vở trên những chủ đề RFA gợi ra lâu nay, một thính giả ký tên tắt đề nghị: "Tôi được biết quí đài sau khi theo đề nghị của thính giả đã có những loạt bài thành công về Trăm Hoa Đua Nở, Cải Cách Ruộng Đất, quí đài đang thu thập tài liệu về những chương trình đặc biệt sắp tới như Vượt Biên sau năm 1975, Những Người Tù Cải Tạo.
Để khắc phục trở ngại này, và cũng để giúp người dân thực hiện quyền tự do thông tin, chúng tôi gửi đến bất cứ ai yêu cầu những bản tin hàng ngày. Trong bản tin có đường dẫn đến những thông tin mà bạn muốn đọc, và cả những PROXY giúp bạn vượt tường lửa. Nếu bạn muốn nhận bản tin, hãy gửi thư đến vietweb@rfa.org, hay vào trang Web, bấm vào nút ‘đăng ký bản tin’ ở bên góc dưới phía trái của trang chính. Chúc bạn thành công.
Hôm nay tôi muốn đề nghị quí đài phát động một cuộc Thảo Luận, Trao Đổi Y Kiến với thính giả khắp nơi về vấn đề vô cùng khẩn thiết giống như Cúm Gia Cầm hay Bệnh lở Mồm Long Móng vậy, đó là Đại Dịch Về Ngôn Ngữ, Tiếng Việt Tại Việt Nam hiện nay, tiếng Việt đương xuống cấp một cách thê thảm và lan tràn khắp nước tại Việt Nam.”
Thưa ông, nếu chúng tôi không lầm thì ông đang nói về tiếng Việt hiện tại ở trong nước. Xin phép được có ý kiến là không tuyệt đối như vậy. Người Việt trong nước đang nói tiếng Việt, ngôn ngữ đại chúng mà người mình sử dụng có phần nào lạ lẫm với người Việt ở hải ngoại, trong lúc người bên này quen với những ngôn từ trước năm 1975 nay cũng có phần xa lạ đối với người trong nước rồi.
Xin ghi nhận ý kiến của ông, đành rằng trách nhiệm của người Việt là sử dụng đúng và cố gắng trau chuốt tiếng mẹ đẻ. Thế nhưng từ lâu ngôn ngữ, ngôn từ, chữ và nghĩa là những vấn đề tranh cãi không dứt mà có khi không thể đạt tới sự đồng nhất trong cách nghĩ hay cách nói.
Nếu Thanh Trúc mạn phép hỏi là tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại lên cấp hay xuống cấp thì chắc khó có câu trả lời vừa ý. Tiếng Việt nơi thế hệ thứ hai thứ ba của người trẻ Việt Nam ở Mỹ, Anh, Pháp vân vân có còn chính xác được như cha ông hay không cũng là điều làm mọi người suy nghĩ không ít.
Giới trẻ Việt Nam
Nếu đã chủ trương như vậy thì chúng tôi không thể nào làm như ông viết là lờ đi những tin có lợi cho cộng sản Quảng bá cho tự do dân chủ nhân quyền trên đài là bổn phận của người làm tin, vậy thì đưa những thông tin về Việt Nam liên quan đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng hay Việt Nam sắp có hệ thống hoả xa tân tiến chẳng hạn cũng là trách nhiệm của chúng tôi.
Bây giờ là thư của một bạn tên Nguyễn Hoàng Minh, chỉ muốn bày tỏ với RFA rằng cá nhân anh hay bị cản trở bởi một số người sợ sự thật:
“Tôi là con lai Mỹ nhưng lai Mỹ đâu phải do tôi chọn lựa. Tôi lớn lên ở Việt Nam do mẹ Việt Nam sanh ra nên tôi là người Việt Nam, tôi có quyền có tiếng nói cho tự do cho quê hương tôi. Những tên luôn cho tôi là cộng sản thì chính họ là cộng sản. Đó là những ý kiến trung thực của cá nhân tôi.”
Thưa bạn Nguyễn Hoàng Minh, phải chăng bạn viết thư này cho chúng tôi từ một tiểu bang nào đó trên nước Mỹ, một đất nước tự do mà có khi vì hiểu lầm ý nghĩa của hai chữ tự do, người ta đi đến chỗ hễ ai nói gì khác mình thì đều chụp cho họ những cái mũ thật chẳng vừa với đầu chút nào.
Và đây là thư của một bạn trẻ tên Tài gởi từ trong nước. Bạn viết: "Có rất nhiều người nghĩ rằng đa số thanh niên hiện nay không quan tâm đến chính trị và cũng không biết gì đến chính trị, dân chủ.
Tôi nghĩ chỉ có vế sau là đúng mà chỉ đúng một phần. Đa số thanh niên rất quan tâm đến chính trị, họ hy vọng có một sự thay đổi tuy nhiên đó chỉ là hy vọng thầm kín. Họ biết rõ những sự thối nát của chế độ, cũng bàn tán sôi nổi về thế sự, về những phương hướng phải đi tới của đất nước. Tuy nhiên điều này chỉ có thể diễn ra ở chốn riêng tư hoặc bạn bè thân thiết với nhau.”
Thế nhưng Tài cũng dám nhìn nhận một sự thực là không chỉ thanh niên mà đa số người dân không hiểu biết nhiều về chính trị, về các thể chế nhà nước.
Tài viết tiếp: "Ít người hiểu thấu đáo về dân chủ, nhân quyền, về sự vận hành của chế độ. Đây là kết quả của chính sách ngu dân, đặc biệt là ngu dân về chính trị. Đảng ngăn cấm tất cả các tài liệu, diễn đàn báo chí bàn về chuyện này nên chẳng có nhiều người hiểu."
Bạn Tài thân mến, đồng ý với bạn là trong trào lưu mở của kinh tế hiện giờ chẳng mấy người hiểu biết nhiều về chính trị so với con số người mê mãi theo kinh doanh và lợi nhuận. Tài có theo dõi mục Diễn Đàn Bạn Trẻ hàng tuần của đài RFA không?
Tài nghĩ sao khi nghe những tư tưởng chân thật, hồn nhiên nhưng bén nhạy, xuất phát từ tâm can của những bạn trẻ trong nước. Tuổi Trẻ Là Lãnh Đạo Của Tương Lai, là rường cột của nước nhà. Chúc Tài vui mạnh.
Những thư từ khác
Chúng tôi có nhận được thư của hai thính giả đề cập đến việc Trung Quốc chấp nhận Luật Tư Hữu. Xin trích đoạn một trong hai thư như sau: "Mọi người đều có quyền sở hữu và sử dụng tài sản. Nhưng lý thuyết cộng sản lạm dụng quyền sở hữu tập thể toàn dân để tước bỏ quyền sở hữu tài sản của người dân. Ở Việt Nam người dân có giấy đỏ giấy hồng nhà đất nghĩa là giấy chứng nhận quyền sử dụng chứ không phải quyền sở hữu." Thưa ông, nếu ông có đọc qua bài viết trên mạng RFA về Luật Tư Hữu ở Trung Quốc do của một biên tập viên ban Việt Ngữ thực hiện, hẳn ông thấm ý với lời phát biểu của tiến sĩ Yu Ping, chuyên gia bang giao quốc tế Trung Quốc nói với RFA rằng sau 58 năm lãnh đạo, đảng cộng sản Trung Quốc dẫn dắt dân chúng về lại vị trí của 58 năm trước đó. Luật Tư Hữu là tin mừng cho người dân Trung Quốc, bởi đây là quyền chính đáng mà mọi con người trên trái đất phải có. Và một lần nữa vấn đề tiêu cực liên quan đến vụ giáo viên tống tình nữ sinh ở Đà Nẵng được một thính giả trong nước phân tích như sau: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Thư của bạn Vũ Anh hay Vũ Ánh gởi cho soạn giả Nguyễn Phương đã được chuyển đến tác giả. Sau hết, xin đọc nguyên văn bức thư một thính giả họ Lê: "Chúng tôi tin tưởng RFA có thể đánh sập độc tài đảng trị tại Việt Nam vì thế chúng tôi thấy khó chịu khi nghe những bản tin có lợi cho cộng sản như kinh tế Việt Nam tăng trưởng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…, Việt Nam sắp có hệ thống… Chúng tôi tin là quí vị thừa biết những tin nào có lợi, những tin nào có hai cho cộng sản Việt Nam.
Vì tính chất trung thực của một cơ quan truyền thông quí vị phải loan giùm cho chúng thôi. Tuy nhiên RFA có thể lờ đi thì chẳng có sao. Nên nhớ tất cả những thính giả nghe RFA là những người quan tâm đến Dân Chủ Tự Do cho nước Việt cho người Việt trong đó có quí vị.”
Thưa ông, RFA không có quyền và không có chủ trương đánh sập một chính phủ nào. Chính sách của RFA là hoàn thành trách nhiệm của một đài điền thế, đưa tin trung thực có nói có không nói không như ông đã nêu trong thư.
Nếu đã chủ trương như vậy thì chúng tôi không thể nào làm như ông viết là lờ đi những tin có lợi cho cộng sản Quảng bá cho tự do dân chủ nhân quyền trên đài là bổn phận của người làm tin, vậy thì đưa những thông tin về Việt Nam liên quan đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng hay Việt Nam sắp có hệ thống hoả xa tân tiến chẳng hạn cũng là trách nhiệm của chúng tôi.
Đưa tin sai sót là điều tối kỵ trong ngành truyền thông, ém nhẹm tin tức cũng là điều chúng tôi không được phép làm. Mong ông hiểu cho.
Để kết thúc mục Trả Lời thư Tín hôm nay, xin cảm ơn bức tâm thư của một thính giả ở Buôn Mê thuột, cảm ơn bạn John Võ ở đại học New Jersey mà RFA đã một lần trả lời yêu cầu của bạn rồi, cảm ơn thính giả ký tên Tiên Lãnh, cảm ơn thính giả Nguyễn Kim Luyến ở Belgium.
Mỗi tuần chúng tôi nhận được rất nhiều thư góp ý, đề nghị và bài vở đóng góp của quí thính giả. Xin thứ lỗi nếu chúng tôi sơ sót không nhắc tên quí vị trong khi trả lời.
Cũng xin thông báo với quý thính giả là mục DIỄN ĐÀN mà chúng tôi đã giới thiệu với quý vị đang trong giai đoạn chót chuẩn bị, và trong một tương lai rất gần, quý vị sẽ có thể trực tiếp tham gia thảo luận, góp ý với những bài vở của DIỄN ĐÀN.
Thanh Trúc xin hẹn lại quí vị sáng thứ Năm tuần tới.