Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 24-5-2007)

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Kính chào quí vị, tháng Năm trôi qua thật nhanh với những ngày chuẩn bị bầu cử, rồi sau cuộc đầu phiếu cả nước hôm 20 vừa qua thì chừng như mọi sự lắng dịu trở lại với sinh hoạt đời thường.

PartyAssemblyVote200.jpg
Người dân đi bầu cử quốc hội khoá 12 hôm 20-5-2007 ở Hà Nội. AFP PHOTO

Tuần qua, những cánh thư từ bên nhà hoặc từ ngoài này gởi đến cho RFA đều ít nhiều đặt nghi vấn về tính cách minh bạch và công bình của cuộc bầu cử quốc hội vừa rồi. Báo chí trong nước thì đưa tin đó là ngày hội lớn với 99% người ghi tên đi bầu đã tham gia đầu phiếu chọn mặt gởi vàng.

Một thính giả trong nước, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, mail cho chúng tôi một thư, cho biết ông là người bất đồng chính kiến ở Tam Kỳ, Quảng Nam, muốn công khai lý do tại sao ông không đi bầu quốc hội:

“Hôm nay 20 tháng Năm 2007, tôi không đi bầu cử quốc hội, chính quyền cử hai người của tổ bầu cử địa phương yêu cầu tôi về Tam Kỳ để bầu cử. Tôi trả lời là tôi không đi, họ hỏi tại sao thì tôi nói đó là quyền của tôi với tư cách một công dân thức hiện quyền tự do của mình như những công dân tại các quốc gia văn minh dân chủ.

Tôi hiểu họ muốn gây áp lực với tôi nhằm đe dọa tôi như những lần trước đây nhưng tôi kiên quyết từ chối. Tôi nhờ quí đài giúp tôi công khai điều này trước công luận. Tôi sợ sau việc này họ sẽ trả thù tôi bằng cách nhắm vào các con tôi, an ninh của các con tôi sẽ bị đe dọa …”

Một thính giả ký tên Saigon viết cho RFA rằng các nhà tranh đấu dân chủ ở Việt Nam cần phải được kính trọng hơn. Nói một cách khác thính giả Saigon cho rằng –chúng tôi xin trích nguyên văn:

“Cái mà tôi muốn nói là cách đưa tin của các phương tiện thông tin phi cộng sản nên đưa tin về các nhà dân chủ đang gặp nghịch cảnh tù đày một cách trân trọng hơn, đặc biệt danh xưng phải có tính nghiêm túc và đứng đắn.

Hôm nay 20 tháng Năm 2007, tôi không đi bầu cử quốc hội, chính quyền cử hai người của tổ bầu cử địa phương yêu cầu tôi về Tam Kỳ để bầu cử. Tôi trả lời là tôi không đi, họ hỏi tại sao thì tôi nói đó là quyền của tôi với tư cách một công dân thức hiện quyền tự do của mình như những công dân tại các quốc gia văn minh dân chủ.

Vấn đề tôi quan tâm là cách đưa tin hoặc phỏng vấn của truyền thông phi cộng sản trong đó có RFA đưa tin về ba nhà dân chủ là bác sĩ Lê Nguyên Sang, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyển bằng lời lẽ cộc lốc, vô hồn như Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển hay ông Sang ,Đạo Truyển thậm chí Sang Đạo Truyển … thật sự là một sự xúc phạm.”

Thanh Trúc: Thưa ông Saigon, trước hết xin nói RFA chưa bao giờ tự xưng và cũng không muốn ai đặt tên cho là phương tiện truyền thông thuộc cái này cái nọ hay là phi này phi nọ. Điều đó luôn được chúng tôi nhắc đi nhắc lại trong từng buổi phát thanh.

Mặt khác, chẳng khi nào nghe đài RFA mà ông bực mình vì nghĩ rằng chúng tôi có lối xung hô bất kính đối với những nhà tranh đấu dân chủ như ông nêu tên thì xin thưa rằng RFA có chủ trương đầu tiên là tôn trọng và kính trọng nhưng không hoan hô đả đảo hay cổ vũ đối tượng nào.

Trong rất nhiều trường hợp nếu không muốn nói trong các bài phỏng vấn của RFA, một nông dân cày sâu cuốc bẩm được quý trọng không kém một nhà tranh đấu dân chủ hay một người trí thức uyên bác.

Nếu thường xuyên theo dõi mục Trả Lời Thư Tín hẳn ông có lần nghe một thính giả phê bình ban Việt ngữ RFA sao mà khúm núm thưa gởi với những người được phỏng vấn là thế, một điều thưa tiến sĩ, hai điều thưa luật sư, ba điều thưa ông Nguyễn Văn X thưa bà Nguyễn Thị Y chẳng hạn. Thanh Trúc muốn nhắc lại chuyện này để thưa với ông là trong lãnh vực truyền thông trân trọng không có nghĩa là thổi phồng hay khích động.

Lời nhắn qua hộp thư thoại

Tuần qua chúng tôi nhận được một số lời nhắn qua hộp thư thoại. Như thường lệ xin được phép chọn lọc và phát lên để quí vị cùng nghe:

“ Tôi muốn được liên lạc với đài Á Châu Tự Do, đã nhiều lần tôi gọi qua nhưng không gặp, tôi rất mong điện về cho tôi theo số điện thoại này …”

Thanh Trúc: Thưa ông đã gọi vào hộp thư thoại của chúng tôi nhiều lần trong hai ngày 15 và 16 vừa rồi với lời nhắn tương tự. Tuy nhiên ông không để lại số điện thoại thì chúng tôi không thể liên lạc với ông được. Xin vui lòng gọi lại.

Tôi tên là Nguyên Tuấn một thính giả của đài Á Châu Tự Do, tôi xin bày tỏ một vài quan điểm trước hiện tình đất nước. Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường hay nói một cách khác là theo nền kinh tế của tư bản chủ nghĩ, thì điều thiết yếu là phải đi đôi với một cơ chế chính trị đa đảng.

Tiện đây xin nhắc khi quí vị gọi vào 001 202 530 4999, nghe tiếng trả lời trong máy thì bấm tiếp bốn số 7775, sau đó nghe một tiếng bíp thì xin quí vị bắt đầu nói chậm rãi và rõ ràng để chúng tôi có thể hiểu ý của quí vị. Nhớ dùng thẻ điện thoại để liên lạc với chúng tôi thì tiện hơn.

“ Tôi tên là Nguyên Tuấn một thính giả của đài Á Châu Tự Do, tôi xin bày tỏ một vài quan điểm trước hiện tình đất nước. Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường hay nói một cách khác là theo nền kinh tế của tư bản chủ nghĩ, thì điều thiết yếu là phải đi đôi với một cơ chế chính trị đa đảng.

Nếu không nó đã và đang hợp pháp hoá tài sản của toàn bộ giới lãnh đạo, đồng thời gây nên sự mâu thuẫn và vô cùng bất công trong xã hội.

Hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đốc quyền cai trị đất nước trong khi đó đảng viên lại được phép làm giàu có giới hạn thì thủ hỏi rằng ai dám cạnh tranh và ai có thể cạnh tranh nổi với những ông trời con ấy. Đây cũng là một tiến trình để hợp pháp hoá toàn bộ tài sản tham nhũng của họ …”

Thanh Trúc: Xin mời nghe một lời nhắn từ Trà Vinh:

“Anh em chúng tôi tên Bùi Thanh Tú, Bùi Thanh Triều, Bùi Thanh Tào, chúng tôi muốn hỏi đài Á Châu Tự Do và những người có hiểu biết về pháp luật xin giải thích cho anh em chúng tôi. Đất của chúng tôi bị ông Trần Quang Thiện, phó bí thứ tỉnh uỷ Trà Vinh và ông Mười, thẩm phán toà án tỉnh Trà Vinh, cùng gia đình bà Trần Thị Bích Nguyệt là giòng họ của nhau.

Họ lấy đất của gia đình chúng tôi, cuối cùng thì Toà Án Tôi Cao và Viện Kiểm Sát Nâhn Dân Tối Cao xử. Toà Án Tối Cao thì buộc chúng tôi phải bán cái phần đất bị lấn chiếm qua cho gia đình bà Nguyệt, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao thì phán quyết bà Nguyệt phải trả lại phần đất đó, đập bức tường xây trả lại đất cho chúng tôi.

Ý tôi muốn hỏi là hai cơ quan tối cao về xét xử của nước Việt Nam mà lại có hai ý kiến khác nhau như vậy thì phải căn cứ vào đâu, hai ý kiến khác nhau như vậy chắc chắn sẽ có một bên đúng một bên sai.Vậy thì bên nào sai phải chịu trách nhiệm chứ đâu có thể mà trống đánh xuôi kèn thổi ngược như vậy. Dân chúng biết tin vào đâu? ”

Một thính giả của RFA từ Âu Châu: " Tôi xin phép được góp ý kiến, ngày thứ Tư có tiết mục Diễn Đàn Bạn Trẻ nói về ông Hồ Chí Minh.

Xin đài đặt câu hỏi với các bạn trẻ ở trong nước và ở hải ngoại một vài câu hỏi như ông Hồ Chí Minh có vợ là Tăng Tuyết Minh và có người con tên Nguyễn Tất Trung …đại khái như vậy, để xem các bạn ở trong nước và những người Việt ở hải ngoại có biết những điều này rộng rãi hay không? ”

Tôi xin phép được góp ý kiến, ngày thứ Tư có tiết mục Diễn Đàn Bạn Trẻ nói về ông Hồ Chí Minh. Xin đài đặt câu hỏi với các bạn trẻ ở trong nước và ở hải ngoại một vài câu hỏi như ông Hồ Chí Minh có vợ là Tăng Tuyết Minh và có người con tên Nguyễn Tất Trung …đại khái như vậy, để xem các bạn ở trong nước và những người Việt ở hải ngoại có biết những điều này rộng rãi hay không?

Sự thật cuộc đời ông Hồ Chí Minh

Thanh Trúc: thư của thính giả Nguyễn Hoàng Minh mail cho RFA sau khi nghe bài phỏng vấn đài thực hiện với cựu đại tá Bùi Tín kiêm cựu phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân, một người tương đối hiểu biết và có mối tương quan khá thân cận với ông Hồ :

“Tôi mới nghe ông Bùi Tín kể về sự thật cuộc đời ông Hồ Chí Minh, theo tôi thì không mấy mới lạ vì đã nghe nhiều sử gia nói về cuộc đời ông Hồ Chí Minh giống ông Bùi Tín kể về ông Hồ Chí Minh.

Nhưng có một điều mà tôi tiếc là sao ông Bùi Tín không kể sớm hơn về cuộc đời ông Hồ Chí Minh để cho lớp trẻ Việt Nam ở trong nước đỡ bị lừa dối bị tuyên truyền trong bao năm qua, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nồng cốt cho đảng cộng sản, bắt hàng thế hệ ca tụng …”

Thanh Trúc: Thưa bạn Nguyễn Hoàng Minh, nếu nhân vật Hồ Chí Minh được thần tượng hoá cho mục đích chính trị thì giờ này huyền thoại đó từ từ được giải mã. Lịch sử đang làm công việc nhận định và đánh giá lại những điều gọi là huyền thoại một thời được đánh bóng. Lịch sử sẽ có cái nhìn khách quan của nó.

Sau cùng thưa quí thính giả Hai NT, Khánh Duy Nguyễn, Long Nguyễn, đa tạ quí vị cho biết quí vị cần bản tin hàng ngày. Chúc các bạn vượt được tường lửa để đến với RFA.

Vượt bức tường lửa

Cũng liên quan đến chuyện thường lửa, E mail của thính giả ký Nguyễn Văn Kiên viết cho chúng tôi như sau:

Không có ngày nào mà tôi không vào trang web www.rfa.org hai lần. Tôi thường tải phần mp3 về máy nghe nhạc mp3 để nghe, loại máy này bây giờ khá rẻ, có thể nghe và đưa cho bạn nghe mà vẫn an toàn. Tôi rất mong proxy cua Ban Việt ngữ, vì ở bên này họ rất hay thay đổi bức tường lửa để chận proxy, do đó vào rất vất vả nhất là khi phải tìm proxy mới để thay.

“Không có ngày nào mà tôi không vào trang web www.rfa.org hai lần. Tôi thường tải phần mp3 về máy nghe nhạc mp3 để nghe, loại máy này bây giờ khá rẻ, có thể nghe và đưa cho bạn nghe mà vẫn an toàn. Tôi rất mong proxy cua Ban Việt ngữ, vì ở bên này họ rất hay thay đổi bức tường lửa để chận proxy, do đó vào rất vất vả nhất là khi phải tìm proxy mới để thay.”

Sau phần mở đầu về kỹ thuật chuyển tải âm thanh qua mp3 để nghe, ông Kiên viết tiếp:

“Tôi thấy ở Việt Nam rất nhiều người như tôi cách đây hai năm không tin vào các đài hải ngoại hay trang web hải ngoại. Thậm chí bây giờ nói về thực chất tự do tôn giáo ở vùng tôi đang sống rất ít người tin. Khi nghe tôi kể họ rất bất ngờ, không ngờ rằng đất nước Việt Nam lại có nơi bị cấm không cho dâng lể, cấm đọc kinh, nói chung là cấm mọi sinh hoạt tôn giáo.

Tôi nghĩ sức mạnh của Công Giáo là sự hiệp thông các thành phần dân Chúa khắp nơi, mà không biết gì thì làm sao hiệp thông được. Năm ngoái khi Đức Giám Mục báo cáo ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ông ấy nói là rất bất ngờ và ông ấy hứa sẽ quan tâm giải quyết, chắc là ông ấy giúp cho từ cấm dâng lễ thành dâng lễ bí mật…”

Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Văn Kiên, mong ông bớt vất vả khi doawnload chương trình của RFA qua proxy mới. Về thực trạng sinh hoạt tôn giáo nơi vùng ông cư ngụ mà bị giới hạn hay bị cấm đoán nhưng nhiều người không biết hay không nhận thấy thì những đài điền thế như RFA phải làm công việc đưa tin thế nào cho đúng.

Ông nhắc đến sự hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa, chúng tôi nhắc đến truyền thông với sức mạnh và tác động của nó. Mong rằng trong thời đại của ET của công nghệ thông tin này, mọi người không ít thì nhiều phải hưởng được phúc lợi từ kỹ thuật cao, điển hình như email và những cảm nghĩ ông đang chia sẻ với RFA đây. Cảm ơn những lời cầu chúc tốt lành của ông.

Phần Trả Lời Thư Tín tuần này đã khá dài, Thanh Trúc xin phép tạm chia tay và hẹn tái ngộ quí thính giả sáng thứ Năm tuần tới.