Lễ Giáng Sinh tại trại cùi Quả Cảm ở tỉnh Bắc Ninh- Việt Nam


2005.12.27

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Thưa quí vị, tiếng hát quan họ ngọt ngào của em Nguyễn Thị Ngọc, trong buổi văn nghệ mừng Noel vào ngày 20-12 vừa qua tại trại cùi Quả Cảm, ở tỉnh Bắc Ninh. Trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này, Phương Anh xin kể cho quí vị nghe về những sinh hoạt của trại cùi này, nhất là trong dịp lễ Noel vừa qua.

NoelSaigon200.jpg
Người dân Sài Gòn mừng đón Noel. Hình của Dong Do

Từ lâu, đa số người Việt chúng ta thường có những thành kiến không hay về những người không may mắc bệnh phong cùi, và thường xa lánh, ghê tởm họ. Gia đình nào chẳng may có người bị bệnh này, thì đều bị láng giềng chê bai, dè bỉu, khiến cho bản thân người bệnh càng thêm mặc cảm.

Thậm chí, có những người đã kết liễu cuộc đời của mình khi biết mình mang chứng bệnh này. Vào năm 1988, ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ, một dì phước tên Anna Nguyễn thị Xuân, thuộc tu hội Thánh Tâm, đã tình nguyện đến làm việc và sinh sống cùng với những bệnh nhân phong cùi này tại trại Quả Cảm, thuộc xã Hòa Long, Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Sơ Anna Nguyễn thị Xuân

17 năm qua, Sơ Nguyễn thị Xuân đã cùng với những bệnh nhân và gia đình của họ trải qua những thăng trầm theo thời gian và biến động của xã hội. Khi có dịp nói chuyện với Phương Anh, sơ Xuân cho biết:

“Hiện giờ có 140 bệnh nhân, trại được thành lập từ năm 1913 do Cha Phêrô Tuần thành lập. Trại này qua nhiều thời, từ lúc em vào là năm 1988 thì cũng xin được nhiều ân nhân, nhà cửa cho bệnh nhân, nói chung, đường xá nhà cửa cũng tạm tương đối. Sinh hoạt phí cho mỗi bệnh nhân bây giờ là được 200,000 cho một người, trong một tháng.

Cái di truyền thì cũng chưa chứng minh được…Có nhà ở đây 3 đời, họ vẫn ở đây, nhưng con cháu của họ thì không bị lây…Có những người thì tự nhiên là họ bị bệnh, họ đến với bệnh viện. Có những bác sĩ phục vụ 30 năm, 40 năm cũng không lây, thì cũng khó xác định được là nó di truyền hay lây truyền vì khả năng lây cũng rất là ít.

Chúng em có tổ chức một bếp nấu ăn từ năm 1996 đến bây giờ để nấu cho những người già, tàn tật, thì có hơn 40 người ăn ở cái bếp ăn đó. Gia đình thì có khoảng hơn 20 gia đình, đa số là bệnh nhân độc thân hết…”

Để tìm hiểu thêm về lý do các bệnh nhân này bị mắc bệnh và được chăm sóc ra sao, Phương Anh đã hỏi thăm Sơ Xuân và được Sơ cho biết:

“Cái di truyền thì cũng chưa chứng minh được…Có nhà ở đây 3 đời, họ vẫn ở đây, nhưng con cháu của họ thì không bị lây…Có những người thì tự nhiên là họ bị bệnh, họ đến với bệnh viện. Có những bác sĩ phục vụ 30 năm, 40 năm cũng không lây, thì cũng khó xác định được là nó di truyền hay lây truyền vì khả năng lây cũng rất là ít.

Về y tế thì có các bác sĩ, ban giám đốc, các ban, các khoa săn sóc đầy đủ thuốc thang. Các ban ở tỉnh thì sẵn sàng đón tiếp các đoàn từ thiện nên các đoàn từ thiện đến đây cũng dễ dàng…”

Sinh hoạt trong dịp lễ Noel

Vào dịp cuối năm, nhất là trong dịp lễ Noel, sơ Nguyễn Thị Xuân luôn cố gắng tổ chức một ngày sinh hoạt thật vui cho các bệnh nhân và gia đình. Sơ nói:

“Noel thì ăn phở hết, già trẻ lớn bé, cả Công Giáo cũng như không Công Giáo. Bắt đầu là tổ chức một thánh lễ, ai muốn đi thì đi. Sau thánh lễ thì có buổi giao lưu văn nghệ cho bà con, cũng như những người ở ngoài. Chúng em cũng mời những người ở ngoài vào để có sự hòa nhập. Chương trình giao lưu văn nghệ thì có các hoạt cảnh, thơ ca của các bệnh nhân, họ có thể tự sáng tác…

Có những ân nhân, các anh chị là thiện nguyện từ Hà Nội vào, sẽ bưng phở đi phát bánh cho bà con, những người nào khỏe thì sẽ ăn chung với nhau một bữa tại nhà ăn tập thể. Sau khi ăn xong thì có thánh lễ và buổi chiều thì giao lưu văn nghệ và tặng quà cho bệnh nhân. Quà là mỗi người một chiếc áo len. Có văn nghệ của Bắc Ninh, văn nghệ của Hà Nội, và văn nghệ của bệnh nhân…”

Đến đây, mời quí vị nghe tiếng hát quan họ của em Nguyễn thị Ngọc, có cha mẹ đều bị bệnh cùi và hiện đang sinh sống trong trại. Được biết, bài quan họ này do chính một con em của bệnh nhân đã sáng tác, để bày tỏ lòng biết ơn đối với những ân nhân đã hết lòng săn sóc cho những người phong cùi. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Trước kia, đối với xã hội, người bệnh như chúng tôi bị kỳ thị, mặc cảm, bệnh tật thì phải vào đây thôi và chế độ thì hoàn toàn lệ thuộc vào chế độ cấp phát của nhà nước. Nói đến những giai đoạn đó thì đau buồn lắm, khi một người thanh niên như tôi, phát bệnh rồi, chỉ có muốn chết…

Em Hứa thị Hiền, 18 tuổi, dân tộc Nùng, vừa mới đến trại ít lâu cũng góp mặt trong buổi giao lưu văn nghệ với bài Se Chỉ Luồn Kim: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Tâm sự của bệnh nhân

Một bệnh nhân khác, ông Nguyễn Di Trương, năm nay 78 tuổi, tâm sự: “Tôi ở đây hơn 40 năm rồi, so với ngày xưa, thì quả là một trời, một vực, một sự thay đổi rất lớn lao cho đời sống của bệnh nhân, thay đổi hoàn toàn từ năm 1990 cho đến bây giờ, từ tinh thần đến vật chất…Hầu như 95% nhà ở của bệnh nhân, tất cả là do các ân nhân đến giúp đỡ.

Cô Xuân là người chủ trì để xây dựng Trước kia, đối với xã hội, người bệnh như chúng tôi bị kỳ thị, mặc cảm, bệnh tật thì phải vào đây thôi và chế độ thì hoàn toàn lệ thuộc vào chế độ cấp phát của nhà nước. Nói đến những giai đoạn đó thì đau buồn lắm, khi một người thanh niên như tôi, phát bệnh rồi, chỉ có muốn chết…

Làm ra của cải thì không có, sức khoẻ thì không còn, cái kỳ thị của xã hội…nó làm cho con người đi vào cái ngõ cụt thôi, khổ lắm.. Khi sống trong khu điều trị này, từ giai đoạn chiến tranh, rồi đến giai đoạn bao cấp…nói chung là đời sống của người bệnh vô cùng vất vả. Được sống như ngày nay, vượt qua nhiều giai đoạn gian khổ, bây giờ thì cảm thấy được muốn sống…”

Được hỏi cảm tưởng của ông khi tham dự ngày sinh hoạt mừng Noel, ông nói: “Đối với tôi, không phải là người có đạo, nhưng tôi rất sung sướng là vì mỗi lần Noel đến, những bệnh nhân như chúng tôi đều gợi mở được lòng biết ơn tất cả những ân nhân đã đến với người bệnh và thực tế đã giúp cho người bệnh về mặt đời sống mỗi ngày có nhiều mặt cải thiện hơn…”

Quí vị vừa nghe Phương Anh trình bày về những sinh hoạt mừng lễ Noel tại trại cùi Quả Cảm ở xã Hoà Long, Yên Bái, tỉnh Bắc Ninh. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin chấm dứt nơi đây, hẹn tái ngộ với các bạn trong chương trình kỳ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.