Hà Nội ngày nay: Các quan chức và những cô “con nuôi”


2006.03.21

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều thông tin về các quan chức nhà nước tham nhũng công quỹ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều chi tiết về cuộc sống xa hoa của những quan chức này được phanh phui…

AdvertiseEconomic150.jpg
Tấm bảng quảng cáo tại một trạm xe bus ở Hà Nội hôm 23-2-2006. AFP PHOTO >>>See larger image

Một điều lạ là từ bấy lâu nay, lối sống phù phiếm của họ nhan nhản ở ngay giữa thành phố như thế, nhưng chẳng mấy khi các cơ quan hữa trách để mắt đến xem họ kiếm tiền ở đâu ra…mà phải chờ đến khi vị quan chức này bị khởi tố, quan chức kia bị bắt thì lúc ấy mới có thêm những tình tiết “ly kỳ” về họ.

Ở Hà Nội hiện nay, một trong những chuyện xảy ra quá quen thuộc và kéo dài từ bao lâu nay là việc các quan chức nhà nước bồ bịch với các cô sinh viên trẻ, đẹp. Mỗi khi có ai xầm xì bàn tán việc này thì hầu hết người dân Hà Nội đều châm biếm cho rằng: “các ông ấy nuôi con nuôi, xây nhà tình nghĩa.” Trong chương trình kỳ này, Phương Anh mời quí vị nghe một số ý kiến của người dân Hà Nội về việc này.

Lo lắng và quan tâm đặc biệt

Theo lời của chị Nhung, một cư dân Hà Nội, hiện đang làm việc cho một tổ chức NGO của nước ngoài thì chưa bao giờ, Hà Nội lại lắm cô sinh viên trẻ đẹp, ở tỉnh xa về, lại được các ông có chức có quyền “lo lắng và quan tâm đặc biệt” đến thế ! Không những được các vị ấy nhận là “bố nuôi”, lại còn mua cả nhà cho mà ở. Chị nói:

Con nuôi thì không phải, thực ra thì các ông ấy bao, cặp bồ với những em sinh viên đang đi học để có đầy đủ các thứ. Các em vẫn đi học, nhưng cặp bồ với các ông ấy. Các trường đại học bây giờ có nhiều đứa con gái nhà quê, tỉnh lẻ ra đông, xinh gái…

Con nuôi thì không phải, thực ra thì các ông ấy bao, cặp bồ với những em sinh viên đang đi học để có đầy đủ các thứ. Các em vẫn đi học, nhưng cặp bồ với các ông ấy. Các trường đại học bây giờ có nhiều đứa con gái nhà quê, tỉnh lẻ ra đông, xinh gái…Các ông ấy đi cặp ở ngoài thì sợ bệnh tật nhiều, nên bây giờ các ông ấy mò vào các trường đại học…

Các ông ấy đi cặp ở ngoài thì sợ bệnh tật nhiều, nên bây giờ các ông ấy mò vào các trường đại học…mà các em thì nghèo, ra Hà Nội thì bao nhiêu tiền phải chi tiêu, tiền thuê nhà cửa…nên khó khăn. Các ông ấy mua cho cả nhà để ở, vì quan chức thì toàn là tham nhũng. Nhưng dần dần cặp bồ thời gian, quen hết người nọ người kia, thì các em ấy lại cũng bỏ học…”

Với các bà vợ, một thời là bạn học trường làng, hay cùng là sinh viên với nhau, đã từng chung vai sát cánh trong thời gian khó khăn nhất, nay đã có mấy mặt con, thì chỉ còn biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chị Nhung kể tiếp:

“Thì cũng phải dấu chứ cho biết đâu, và họ cũng chỉ đi với nhau chứ có chứng cớ gì đâu…Khi bắt tận tay thì mới làm gì được chứ, nhưng ai mà để cho bắt được. Mà bắt được thì cũng giữ cho chồng, người ta đang làm “ to” thế mà ầm ĩ lên thì mất hết à? Thực ra thì họ cũng kín lắm, đợi mà biết được thì cũng khó.”

Tệ nạn xã hội

Thưa quí vị và các bạn, cũng theo lời chị Nhung cho hay, thì có hai dạng giám đốc: một là làm cho công ty nước ngoài, hay các công ty tư nhân, hai là giám đốc các cơ quan của chính phủ. Với dạng thứ hai này thì mới có nhiều khả năng để lo cho các cô “con cháu nuôi”, chị nói:

“Giám đốc làm cho nhà nước thì mới giầu, mới tham nhũng nhiều…Còn như bọn trẻ nó làm cho cơ quan nước ngoài, thì không có vấn đề tham nhũng vì họ quản lý chặt, và trả lương cao…Đồng lương cao thì không bao giờ dám đi vớ vẩn cả, vì là mồ hôi nước mắt của mình rồi…” Đối với ông Thủ, năm nay 63 tuổi, thì cho rằng: “Vì sinh viên bây giờ ra ngoài này kiếm tiền, nhất là sinh viên nữ…cái xã hội nó như thế, gọi là làm gái điếm thì đúng hơn…Các ông ấy bao thì các ông ấy có tiền, Việt Nam bây giờ nhiều nhà giầu lắm. Ở đâu cũng vậy, nó có cái uẩn khúc trong đó, thế nào cũng có người xấu người tốt…”

Anh Hưng, hiện đang chạy taxi ở Hà Nội thì nói: “Chuyện ấy thì nhiều lắm, vì tụi nó tiền nhiều quá, không biết làm gì cho hết, thì tụi nó mua nhà, mua xe cho bồ nhí là chuyện bình thường…vợ họ đâu có biết, mà nhiều khi họ phải chấp nhận thôi, cứ y như người dân đồng bằng sông Cửu Long sống với lũ.

Bởi vì phản đối thì chia tay, bà vợ thì quen không đi làm ăn gì rồi, có tiền cung cấp rồi thì cứ im mồm ăn tiền thôi. Nó nhiều dạng lắm, ở các thành phố nông thôn họ ra, sinh viên ở tỉnh xa về, không có tiền trang trải học hành…

Bố mẹ tụi nó không lo được hết, mỗi tháng chỉ chu cấp một triệu thì làm sao đủ học vi tính, học tiếng Anh, học thêm, học thầy…Đứa nào tử tế thì kiếm thêm bằng rải tờ rơi quảng cáo, làm gia sư…cũng có đứa lười, nó thích cặp với một ông nào đó, già cũng được, miễn là có tiền, miễn là chu cấp ăn ở...

Chuyện ấy thì nhiều lắm, vì tụi nó tiền nhiều quá, không biết làm gì cho hết, thì tụi nó mua nhà, mua xe cho bồ nhí là chuyện bình thường…vợ họ đâu có biết, mà nhiều khi họ phải chấp nhận thôi, cứ y như người dân đồng bằng sông Cửu Long sống với lũ.

Tất cả là do con người thôi, do cách sống, do giáo dục của gia đình. Nếu bố mẹ để mắt đến nó thường xuyên thì nó không dám làm những chuyện như thế….Còn ở nông thôn, người ta nghèo quá, người ta không đủ chu cấp cho con cái, mỗi tháng tằn tiện chỉ gửi được 500 hay một triệu thì làm sao tụi nó đủ chi phí học.”

Các đại gia

Anh Hà, một thời là sinh viên ngành quản trị, hiện đang làm việc cho một trung tâm du lịch ở trong Nam, nhưng có trụ sở ở Hà Nội, phát biểu:

“Chuyện đó thì phổ biến rồi, ai cũng biết, bình thường thôi…Những ông “đại gia” có tiền thì mấy ông ấy muốn làm gì thì mấy ông ấy làm… nhiều hình thức lắm.

Thí dụ như lớp diễn viên điện ảnh mới, mấy cô mà xinh xinh trẻ trẻ, thì mấy ông là tỉ phú thì chơi với mấy ông “bầu show”, đạo diễn..có khi là sinh viên trường muá, trường điện ảnh. Cũng có trường hợp không phải là bao , người ta trả tiền luôn, trọn gói, nguyên “ package”...”

Theo lời cô Thu, hiện là sinh viên năm thứ ba trường đại học Quốc Gia Hà Nội, thì những nữ sinh viên khi cặp bồ với những ông đáng tuổi cha chú mình, thì thường giới thiệu với bạn bè là “ông bố nuôi”, hay “ông bố đỡ đầu”. Thế nhưng: “Cách gọi như thế cũng chỉ là để lấp liếm với thiên hạ thôi, để che mắt thiên hạ thôi …Nhưng ai cũng biết cả. Những con người như thế chỉ là một số cá nhân đặc biệt, họ không có ý thức về bản thân họ, họ dựa trên tiền bạc của một số người để họ đi lên. Họ không có mục đích sống…

Bất kỳ xã hội nào cũng có một lớp người họ không biết trân trọng lao động, họ muốn đi lên thật nhanh và họ bám lấy điều đó. Khi nghe được những chuyện như thế, sinh viên tụi em đều phê phán cuộc sống này và tất cả mọi người khác cũng đều phê phán.”

Còn anh Sơn, năm nay 29 tuổi, là giám đốc sản xuất cho một công ty nước ngoài ở Hà Nội, thì cho biết, những dạng giám đốc như anh chỉ là những nhà quản lý bình thường và không lọt vào hạng “lắm của, tiền nhiều và cũng nhiều em út”, anh nói:

“Bọn em là giám đốc, nhưng mà chỉ là quản lý thôi vì bọn em là 100% công ty của nước ngoài…Thực tế cái đó.. coi như nhu cầu văn hoá, kinh tế thị trường nó làm cho người ta thay đổi nhiều quá.…Nhưng chủ yếu là những người nhiều tiền, tiền của họ kinh khủng lắm, người ta không biết để làm gì, nên nảy sinh ra vấn đề đó nhiều, nên em út một hai ba cô là bình thường… “

Bọn em là giám đốc, nhưng mà chỉ là quản lý thôi vì bọn em là 100% công ty của nước ngoài…Thực tế cái đó.. coi như nhu cầu văn hoá, kinh tế thị trường nó làm cho người ta thay đổi nhiều quá.…Nhưng chủ yếu là những người nhiều tiền, tiền của họ kinh khủng lắm, người ta không biết để làm gì, nên nảy sinh ra vấn đề đó nhiều, nên em út một hai ba cô là bình thường…

Luật pháp

Thưa quí vị và các bạn, để tìm hiểu thêm về khía cạnh luật pháp, liệu có cơ quan nào thắc mắc và đặt câu hỏi về chuyện này không, nhất là những tổ chức thuộc Đảng Uỷ, chi bộ, ông Thứ nói: “Cứ nói mồm như thế chứ có bắt được vụ nào đâu? Nó tiềm ẩn, dù có giám đốc thì cũng có người xấu người tốt…nhưng có ai nói tới đâu..cái .xã hội bây giờ nó như thế rồi!”

Còn anh Hưng, người tài xế taxi, có thời gian làm việc khá lâu cho một cơ quan nhà nước thì cho rằng:

“Đảng bây giờ đâu có phải Đảng như ngày xưa đâu…Bây giờ không còn chất lượng như ngày xưa nữa rồi, nhiều kẻ tha hoá, đạo đức suy đồi, mang tính chất là giám đốc, chức nọ, chức kia…nhưng họ tham nhũng, tiền đó là tiền bẩn, họ kiếm tiền quá dễ, gọi là “nhặt” cho nhanh, cho nên tiêu vô tội vạ…

Cái loại đó rất nhiều, nhiều lắm…cơ quan nào cũng đầy ra. Những ngành như ngày xưa luôn luông trong sạch như ngành cảnh sát, ngành tư pháp, ngành y…Thế nhưng bây giờ cũng tham nhũng...rồi ngành giáo dục, năm nào cũng nói là cải cách, không dậy thêm, học thêm…thế nhưng chán lắm!

Cho nên chỉ trông vào chính mình thôi…Bây giờ đạo đức của con người hết phương hướng để mà theo rồi. Với xã hội hiện nay, cái chuyện giám đốc cặp bồ thì họ cho là chuyện nhỏ, nó không phải là chuyện lớn…”

Thưa quí vị, vừa rồi là ý kiến của một số cư dân Hà Nội. Về việc này, Phương Anh cũng cố gắng liên lạc với những sinh viên được đỡ đầu của các ông bố nuôi, nhưng đều bị từ chối nên cũng thật khó biết đâu là thật, đâu là giả…

Nhưng chuyện làm “con nuôi, cháu nuôi” của các quan chức nhà nước, thì chẳng pháp luật nào cấm cản. Các quan vẫn ung dung một vợ một chồng, chẳng vi phạm luật hôn nhân gia đình, không những vậy, lại còn được coi là “nhu cầu văn hoá của xã hội” của thời đại mới.

Đảng bây giờ đâu có phải Đảng như ngày xưa đâu…Bây giờ không còn chất lượng như ngày xưa nữa rồi, nhiều kẻ tha hoá, đạo đức suy đồi, mang tính chất là giám đốc, chức nọ, chức kia…nhưng họ tham nhũng, tiền đó là tiền bẩn, họ kiếm tiền quá dễ, gọi là “nhặt” cho nhanh, cho nên tiêu vô tội vạ…

Chuyện có em út vượt khỏi ngưỡng cửa đạo lý và quan niệm truyền thống mà người dân Hà Nội thường gọi là trong “thời đại Hồ Chí Minh”, đã là việc quá thường tình ở khắp nơi, cũng y như chuyện tham nhũng vậy, chẳng biết bao giờ mới chấm dứt!

Để chấm dứt bài này, Phương Anh hỏi thăm một chị, hiện có chồng đang là quản lý cho một công trình xây dựng, rằng có muốn chồng lên làm giám đốc không? Theo lời chị cho biết, người vợ nào cũng muốn cho chồng được thăng quan tiến chức cả, nhưng:

Chồng bây giờ mà làm giám đốc thì lo, vì nhiều em vây quanh, vì có chức có quyền, nhiều con gái đeo theo, đàn ông thì khó cưỡng lại được lắm, nên làm giám đốc thì sợ lắm, bởi vì toàn con gái xinh thì làm sao cưỡng lại được?...

Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin dừng nơi đây. Phương Anh hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.