Gia tăng dân số: Hệ quả và yêu cầu hành động
2007.07.31
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Trong những năm gần đây hầu như ai cũng nhận thây ngày càng có thêm nhiều xe cộ di chuyển trên đường, nhà cửa thêm khó tìm mua hay thuê. Ông Phú, một thợ xây dựng ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, nói từ cả chục năm nay ông thấy rõ Sài Gòn ngày càng đông người, mà ông tin rằng một phần là do dân tứ xứ đổ về thành phố:

“Tất cả đường, đường nào cũng đông. Giờ cao điểm người ta đi làm đi học thì kẹt xe. Buổi chiều người ta đi về cũng kẹt”
Cô Kim Chi, một người Việt ở Mỹ, khi về thăm nhà nhận xét: “Ở Việt Nam bây giờ chỗ nào cũng đông người hết. Nó tấp nập, ồn ào. Chỗ nào cũng tấp nập. Xe cộ chỗ nào cũng băng qua băng lại”
Sự thật thì không những chỉ Sài Gòn hay Hà Nội mới có cảnh chật chội mà hầu như các thành phố lớn của địa phương nào cũng thế. Điều này cho thấy tình trạng khan hiếm nhà ở, thiếu thốn trường học, phương tiện di chuyển công cộng… không hoàn toàn là bởi dân nhiều nơi đổ về. Lý do là lao động trôi nổi di chuyển theo việc làm đa số thường không đem theo con cái, dẫn đến nạn thiếu trường lớp như lời một phụ huynh than thở:
“Năm lớp 9 thi lên lớp 10 thường thiếu trường nhiều lắm. Nếu đa đình giàu thì cho con học ở mấy trường tư, mà trường tư thì phải đóng tiền nhiều. Nghèo thì nghỉ học đi học kiếm cái gì làm hoặc kiếm mấy trường vừa dạy vừa làm. Không có tiền là không học được đâu. Không có tiền đi học là coi như phải nghỉ, đi làm hết”
Phụ trách mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này thay cho Phương Anh tạm vắng, Nhã Trân xin trình bày nguyên do sâu xa của tình trạng thiếu nhà, thiếu việc, thiếu trường lớp đang diễn ra ở Việt Nam lâu nay và sẽ còn gay gắt hơn trong những thập niên tới. Đó là hiện tượng dân số bùng nổ, có thể xem như ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Theo các thống kê mới nhất của Liên Hiệp Quốc và của Việt Nam vừa được công bố năm nay, Việt Nam hiện có khoảng 84 triệu dân, trở thành nước đông dân thứ 13 trên thế giới bây giờ. Với mức tăng bình quân trên 1 triệu người mỗi năm, nói cụ thể là bằng số dân của cả một tỉnh, Việt Nam cũng được liệt vào một trong những nước có mức dân tăng cao và nhanh.
Ở Việt Nam bây giờ chỗ nào cũng đông người hết. Nó tấp nập, ồn ào. Chỗ nào cũng tấp nập. Xe cộ chỗ nào cũng băng qua băng lại.
Dân số ở Việt Nam ngày càng tăng là do một số nguyên nhân, trong đó quan trọng hơn cả là hai yếu tố chính, mà các nhà xã hội lâu nay thừa nhận:
“Qua báo chí, truyền thanh truyền hình thì bây giờ tuổi thọ của người già kéo dài hơn. Lý do nữa là giới trẻ bây giờ thì… bây giờ đất nước đã hoà bình, tuy không phải là đã hết khó khăn nhưng người ta cũng muốn xây dựng gia đình. Lấy ví dụ một nhà có bốn con. Con cái lớn lên lập gia đình, từ đó phát sinh ra vài chục đứa cháu”
Lý do
Lời một nữ giáo viên thành phố HCM, như vừa trình bày, giải thích một vài lý do dân số tăng đột biến trong thời gian qua. Thật vậy, cơ hội tiếp cận với các tiến bộ về y học và tình hình đất nước thay đổi từ hơn 30 năm nay là hai nhân tố quyết định của tình trạng gia tăng nhân số ở Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện nghiên cứu dân số và các vấn đề xã hội mới đây tường trình rằng có đến hơn 60% tổng dân số được sinh ra sau năm 1975, tức là sau thời kỳ chiến tranh. Điều này có nghĩa là khuynh hướng sinh sản của quần chúng gia tăng khi đất nước đã hoà bình.
Sự kiện dân số gia tăng nhanh chóng và cao gây quan tâm cho giới chức năng trong mấy năm trở lại đây. Vụ Dân số, Gia đình và Trẻ em từng lên tiếng rằng dân số cả nước đã lên nhiều và quá nhanh. Viện Nghiên cứu Dân số và Các Vấn đề Xã hội cũng có cùng nhận định.
Tình trạng dân số gia tăng với tốc độ đáng ghi nhận, nếu không nói là một trong những kỷ lục của thế giới, được nhà nứơc nhận biết tuy nhiên dường như kế hoạch giải quyết chưa được áp dụng triệt để.
Chứng minh thực tiễn cũng như các nghiên cứu về xã hội lâu nay cho thấy dân số tăng nhiều và nhanh dẫn đến những hệ quả nhất định. Bên cạnh những thuận lợi như lực lượng lao động và chất xám gia tăng, hứa hẹn tiềm năng giúp dân giàu nước mạnh, là những vấn đề cần giải quyết như việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế và giao thông... Các yêu cầu ấy đòi hỏi nhà cầm quyền phải kịp thời đối phó hầu tránh những khủng hoảng có thể xảy ra cho xã hội.
Ở Việt Nam hiện giờ ngoài chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, được báo cáo là còn nhiều bất cập, hiện chưa một chương trình hành động cụ thể nào được đề xuất nhằm đối phó với tác động của gia tăng dân số. Không thể chối cãi là công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, mà chính quyền lâu nay chủ trương và khuyến khích, giúp giảm tốc độ tăng nhân khẩu về lâu về dài, tuy nhiên lượng dân đông đảo trong hiện tại đòi hỏi những giải pháp cấp thời.
Gia tăng dân số dẫn đến các nhu cầu về kinh tế và nhà ở, đất đai, môi trường cùng nhiều thứ khác. Ngoài ra là xu hứơng tập trung về thành thị, về các thành phố lớn, của người dân. Đây là một khuynh hướng chung mà nhiều quốc gia đang chứng kiến trước mắt và sẽ còn tiếp tục thấy trong tương lai. Hiện tượng này đang lớn mạnh dần. Dân thôn quê nhiều nước theo nhau ra các thành phố vì thu hút của việc làm và những cơ hội khó tìm được ở nơi khác.
Một trong những cơ chế quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân số toàn cầu là Liên Hiệp Quốc. Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc, United Nations Population Fund, có địa chỉ http://www.unfpa.org/, thường cập nhật các nghiên cứu về địa hạt này.
Phúc trình mới nhất của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc cho thấy dân số nhiều nước trên thế giới ngày một tăng, trong đó có Việt Nam. Đại diện cho Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc, ông Orma Zharzewdine, đồng ý rằng chính quyền Việt Nam, cũng như chính quyền các nước dân số tăng nhanh, có một số vấn đề trứơc mắt để giải quyết:
“Gia tăng dân số dẫn đến các nhu cầu về kinh tế và nhà ở, đất đai, môi trường cùng nhiều thứ khác. Ngoài ra là xu hứơng tập trung về thành thị, về các thành phố lớn, của người dân. Đây là một khuynh hướng chung mà nhiều quốc gia đang chứng kiến trước mắt và sẽ còn tiếp tục thấy trong tương lai. Hiện tượng này đang lớn mạnh dần. Dân thôn quê nhiều nước theo nhau ra các thành phố vì thu hút của việc làm và những cơ hội khó tìm được ở nơi khác”
Theo nghiên cứu mới nhất Việt Nam sẽ cần thêm khoảng 1 triệu 300 ngàn công ăn việc làm mỗi năm hầu đáp ứng kịp mức độ dân số tăng như hiện giờ. Con số nhà ở chưa được công bố, tuy nhiên không thể ít. Các phục vụ y tế chắc chắn cần tăng nhiều vì lâu nay bị xem là chưa đủ cung ứng cho nhu cầu. Trường lớp cần mở thêm đồng thời cải thiện nhiều mặt.
Những nhu cầu thiết yếu
Trong các yêu cầu này, việc làm, giáo dục và nhà ở là những cấp thiết hàng đầu. Từ khoảng thập kỷ nay mức công ăn việc làm ở VN được báo cáo là lên nhiều do kinh tế phát triển, và được chứng minh bằng mức GDP tăng trong thập niên này.
Thực tế cho thấy quả thật mức thất nghiệp đã giảm đáng kể ít năm gần đây tuy nhiên lượng người không tìm được việc làm vẫn còn cao, trong đó có các sinh viên đã tốt nghiệp. Hiện tượng lao động tập trung đông đảo ở các “chợ người”, sẵn sàng nhận những việc thấp kém, vất vả nhất mà thường lại không được trả công xứng đáng, là một chứng minh cho tình trạng khan hiếm việc làm ở nhiều nơi bây giờ.
Dân số tăng có nghĩa là số trẻ em tăng, dẫn đến nhu cầu xây thêm trường lớp. Hiện nay tại không ít địa phương số trường lớp không đáp ứng được số học sinh xin vào học. Nhiều trẻ không có cơ hội đến trường chỉ vì cơ sở giáo dục còn thiếu, nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Bộ Gíao Dục-Đào Tạo có nhận biết tình hình thiếu trường lớp cho học sinh và mỗi năm có thêm một số trường lớp được xây, thế nhưng thực tế là mức cung chưa bắt kịp mức cầu.
Nhiều trẻ không có cơ hội đến trường chỉ vì cơ sở giáo dục còn thiếu, nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Không chỉ cấp tiểu học mà bậc trung học cũng nằm trong tình trạng thiếu trường lớp. Một trường hợp điển hình là vụ huyện Đức Trọng, Lâm Đồng không đủ lớp cấp trung học phổ thông hồi năm ngoài khiến cả ngàn học trò không biết làm sao để tiếp tục đến trường, gây lo lắng cho phụ huynh:
Người dân sẽ đổ về đô thị. Chúng tôi ước tính có những thành phố sẽ tăng lên cả vài triệu người. Nhà cầm quyền cần biết trước điều này
“Học sinh không có lớp mà học, đang nháo lên đấy. Phụ huynh học sinh bây giờ còn chưa biết cho con vào trường nào. Họ nói sẽ cho vào trường huấn luyện quốc gia. Dân tình bây giờ đang nháo nhác lên mà trường tư thục thì chưa có”
Tiếp theo yêu cầu gia tăng số trường lớp là yêu cầu xây thêm nơi ăn chốn ở cho dân chúng. Việc quy hoạch đơn vị cư trú còn có thể trở nên khó khăn hơn tại các thành thị trước xu hướng người dân kéo về ngày một đông.
Các thành phố lớn ngày càng thu hút mạnh dân từ các vùng thôn quê khiến mật độ tiếp tục tăng đến mức báo động. Nhiều đô thị hiện lên cao đến hơn cả ngàn lần mức chuẩn, cụ thể là Sài Gòn có đến gần 3 ngàn người trên mỗi cây số và Hà Nội có tới khoảng 3 ngàn rưỡi, trong khi là i 40.
Đó là dẫn chứng theo số liệu thống kê. Trên thực tế, tuy không nắm được dữ kiện, hầu như lâu nay ai cũng nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về lượng người ở mọi nơi, đặc biệt là tại các thành phố lớn, bên cạnh thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là Sài Gòn.
Viên chức Liên Hiệp Quốc Orma Zharzedine xác nhận xu hướng thành thị tập trung của quần chúng hiện nay, xảy ra tại rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam: “Người dân sẽ đổ về đô thị. Chúng tôi ước tính có những thành phố sẽ tăng lên cả vài triệu người. Nhà cầm quyền cần biết trước điều này”
Theo các phúc trình về dân số, chỉ trong vòng 10 năm tới nếu không có gì thay đổi, tức mức gia tăng vẫn như hiện thời, lượng dân của VN sẽ lên đến gần 94 triệu người.
Các kế hoạch an sinh xã hội được sửa soạn kịp thời và chu đáo sẽ giúp xã hội được ổn định trong tương lai lâu dài, vượt được những khó khăn không thể tránh do gia tăng dân số dẫn đến, đó là khẳng định của Liên Hiệp Quốc:
“Chính quyền cần sẵn sàng trước những vấn đề mới như yêu cầu về việc làm và nhà cửa cùng nhiều thứ khác, cần có các hoạch định cụ thể và sáng suốt để không gặp khó khăn. Nếu chính quyền sẵn sàng, nếu giới chức năng có chuẩn bị thì không còn là vấn đề. Mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa”
Câu chuyện hàng tuần kỳ này, với đề tài hệ quả của gia tăng dân số ở Việt Nam, xin tạm dừng nơi đây. Nhã Trân kính chào và hẹn tái ngộ quí thính giả lần tới, cũng vào mỗi sáng thứ Ba thường lệ.
Những bài liên quan
- Báo động tình trạng chênh lệch giới tính trẻ sơ sinh ở Việt Nam
- Quỹ Châu Á được tài trợ để chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em
- Cơ sở bảo trợ người tâm thần Trọng Đức tại Lâm Đồng
- Canada nhận cho định cư những người Việt tị nạn còn sót lại ở Philippines
- Phim “Bolinao 52” – thảm kịch của 110 người vượt biên đi tìm tự do
- Chương trình “Operation Baby Lift”
- Tìm người thân bằng phương pháp nhờ nhà ngoại cảm
- Thuê mũ bảo hiểm
- Luật cười ở Trung Quốc