Giếng Nước Vinh Sơn, nguồn nước sạch cho người dân Sài Gòn

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Như thường lệ, vào sáng thứ ba hàng tuần, Phương Anh xin gửi tới quí vị mục Câu Chuyện Hàng Tuần liên quan đến đời sống của người Việt chúng ta ở khắp nơi. Kỳ này, xin mời quí vị nghe câu chuyện về một giếng nước sạch ở TPHCM đang được rất nhiều giới sinh viên, bà con lao động khắp nơi đến lấy nước về uống hàng ngày.

giengnuoc200.jpg
Giếng nước làng quê Việt Nam. Photo courtesy of Vietnam Net

Thưa quí vị, suốt vài năm nay, các cư dân ở một số quận tại thành phố HCM đang phải chịu đựng cảnh nước nhiễm bẩn. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong việc ăn uống. Thời gian gần đây, tuy đã được Công Ty Cấp Nước thành phố cố gắng giải quyết và tình hình được cải thiện.

Nhưng, đối với người dân thành phố hiện nay, việc đi mua nước sạch về uống vẫn là một nhu cầu rất cao. Những gia đình có thu nhập khá giả thì chuyện đi mua những chai nước suối tinh khiết là điều dễ dàng.

Riêng phần lớn, đối với những hộ có thu nhập trung bình, hay bà con lao động, các sinh viên ở xa về thành phố trọ học thì chuyện mua nước về uống là điều xa xỉ.

Linh mục Giuse Trịnh Tứ Ý

Ấy vậy mà, ngay tại nhà thờ Vinh Sơn, đường 3 tháng 2, quận 10, TPHCM, lại có 5 vòi nước tinh khiết, được lọc qua tia cực tím hẳn hoi, chảy suốt ngày, để cho những ai có nhu cầu xử dụng, cứ việc đến lấy mà không phải trả bất kỳ một khoản nào. Mọi người đều gọi đó là Giếng Nước Vinh Sơn.

Người có sáng kiến lập ra “giếng nước” này là linh mục Giuse Trịnh Tứ Ý, chánh xứ nhà thờ Vinh Sơn. Linh mục cho biết lúc ban đầu, chứng kiến cảnh những người đạp xích lô, thường nhảy rào vào khuôn viên nhà thờ để hứng nước uống, ông bèn nghĩ đến việc làm cách nào giúp cho họ được uống nước tinh khiết, ông nói:

Trước đây có một công ty nước, sẵn sàng cung cấp máy nhưng yêu cầu phải bán nước để trả tiền máy do họ thiết kế. Họ đề nghị sẽ ráp không công cho tôi, nhưng họ lại yêu cầu bán số nước đó cho dân, nhưng tôi không chịu. Hệ thống đó thì có thể lọc từ giếng lên, nhưng ở đây thì tôi chỉ lọc trực tiếp từ nước sinh hoạt của nhà nước thôi.

“Tôi nghĩ ra một cách là tìm một hệ thống làm nước tinh khiết, tôi đến một công ty cung cấp các dụng cụ và đầu tiên chỉ nghĩ đến làm vào các chai nhỏ thôi. Ban đầu, tôi làm cái sensor để người ta đụng tay vào thì nước chảy ra, người trước uống thì người sau sẽ không đụng vào và không bị lây bệnh cho nhau.

Sau đó, tôi thấy người ta lấy nhiều và hứng nhiều, nên tôi làm thêm vòi để cho người ta hứng nhiều hơn... Dần dần, nhu cầu cứ tăng lên và người ta cứ nối đuôi người ta chờ, và tôi tăng công suất lên gấp 3 lần.”

Cũng theo lời linh mục cho biết, vào năm 1996, bắt đầu thực hiện việc này thì chi phí lúc bấy giờ vào khoảng gần 100 triệu. Bằng sự kêu gọi mọi người khắp nơi xa gần ủng hộ, ông đã mạnh dạn thực hiện dự án này như sau:

“Hệ thống lọc của nó nằm trong một cái nhà đóng kín cửa khoá hết tất cả, vì phòng lỡ có ai bỏ cái gì vào đó, nên hệ thống đó để trong lồng sắt rất kín, khoá cẩn thận. Khoảng 3 tháng thì tôi đem hệ thống lọc đó đi cho công ty làm lại, cho khỏi bị dơ.

Dĩ nhiên, lọc kim loại thì không thể được vì nhà nước phải chịu trách nhiệm chuyện đó, vì việc đó phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm, hệ thống lọc rất cao cấp. Ở đây, chúng tôi chỉ lọc khuẩn thôi và bảo đảm chuyện này.”

Ngoài ra, linh mục cũng cho biết thêm, ngay sau khi vòi nước tinh khiết chảy và bắt đầu có nhiều người đến hứng, thì cùng lúc cũng có những công ty đã đến điều đình với ông. Linh mục kể lại:

“Trước đây có một công ty nước, sẵn sàng cung cấp máy nhưng yêu cầu phải bán nước để trả tiền máy do họ thiết kế. Họ đề nghị sẽ ráp không công cho tôi, nhưng họ lại yêu cầu bán số nước đó cho dân, nhưng tôi không chịu. Hệ thống đó thì có thể lọc từ giếng lên, nhưng ở đây thì tôi chỉ lọc trực tiếp từ nước sinh hoạt của nhà nước thôi.

Đầu tiên, có những công ty ở chung quanh cũng có đề nghị cho công nhân của họ đến lấy nước rồi họ trả tiền, nhưng tôi cũng không chịu, còn đa số là cư xá của các sinh viên, các công nhân đến lấy, họ đem cả xe ba gác đến lấy nước, tôi cũng chẳng nói gì. Đặc biệt là các bà con lấy nước về thì họ không phải nấu, nên tiện lợi cho các gia đình nhiều lắm.”

Với giá rẻ

Số người lấy mỗi ngày khoảng trên 200 người, có khi lễ hay chủ nhật thì sinh viên, hay những người nghỉ làm, người ta lấy nhiều hơn. Ở đây có hai vòi tự động và 3 vòi. Mỗi người có thể hứng một, hay hai can, 40 lít, tùy theo từng gia đình. Trung bình mỗi tháng là khoảng 400 khối.

Hiện nay, vì nhà thờ vẫn chỉ được xử dụng lượng nước theo giá rẻ dựa trên số nhân khẩu. Do đó, phần còn lại thì phải trả tiền theo giá nước kinh doanh, và giá điện để bơm nước lên cũng thế. Vì vậy, chi phí cho việc bảo trì cùng với tiền điện xử dụng cho việc bơm nước, tiền nước, hàng tháng, nhà thờ Vinh Sơn phải chi trả hơn 4 triệu một tháng.

Số tiền này, hoàn toàn phải kêu gọi sự ủng hộ của bà con trong giáo xứ. Về thời gian hoạt động, ông Thảo, người có trách nhiệm coi sóc vòi nước cho biết rằng, hàng ngày, bắt đầu mở từ 7 giờ sáng và đến 6 giờ chiều thì đóng, số lượng người đến hứng nước rất đông. Ông cho hay:

“Số người lấy mỗi ngày khoảng trên 200 người, có khi lễ hay chủ nhật thì sinh viên, hay những người nghỉ làm, người ta lấy nhiều hơn. Ở đây có hai vòi tự động và 3 vòi. Mỗi người có thể hứng một, hay hai can, 40 lít, tùy theo từng gia đình. Trung bình mỗi tháng là khoảng 400 khối.

Tất cả các quận gần giáo xứ thì đều đến lấy, có người ở Bình Chánh, hay là quận Tân Bình, Gò vấp, Bình Tân. Người ta ở khu vực mà nước uống không được nên người ta đến đây xin nước nhiều lắm.”

Một phụ nữ khác, đi làm gần nhà thờ cũng cho biết: "Rất là nhiều người, cứ xếp hàng, từng thùng...Người ta cứ mang cả thùng đến hứng nước về uống, có thể đem về cho cả nhà xử dụng. Có người từ Bà Chiểu cũng đến nữa. Tôi cũng đến lấy về nhà cho các cháu uống. Những chỗ khác thì người ta phải mua của công ty Lavie, thì phải mất tiền, còn cái này thì không phải mất tiền..."

Cô sinh viên Lê Thị Ngọc Thuỷ, trường đại học Hồng Bàng thì kể rằng:

“Em đến lấy nước mỗi ngày, lấy được 4 năm rồi. Khi em lấy nước ở đây, em thấy nước rất sạch, uống 4 năm rồi nên em yên tâm lắm. Các anh chị của em cũng uống nước ở đây. Mọi người lấy nước đông lắm, mà rất là trật tự. Em còn nói cho các anh chị trong phòng trọ đến lấy nữa. Mỗi tuần em lấy một bình rất to.”

Nguồn nước sạch

Riêng anh Trần Bảo Long nhà ở phường 10, Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình, thì cho biết rằng anh mới đến đây lấy nước được khoảng 1 tháng mà thôi, cũng vì tò mò nên mới biết đến “giếng nước” Vinh Sơn này. Anh kể:

Hay là phải có tiền chi phí cho nó thường xuyên, hay những người tự nguyện làm việc này phải hiểu rằng nếu họ làm ẩu không cho đúng qui trình thì phần nước xử dụng sẽ bị nhiễm, vì ai mà biết được nên phải biết có trách nhiệm lo cho sức khoẻ cho người khác, vì chỉ cần một chút sơ hở là sẽ ảnh hưởng đến việc lọc nước ngay.

“Mỗi lần đi ngang, thấy người ta hứng nước nhiều, nên ghé qua coi, Gia đình tôi đang dùng nước xài, không lọc qua, thấy có mùi gì đó, mà ở đây cho hứng nước uống thì tới lấy về. Lấy nước này về đỡ cho kinh tế gia đình, vì mỗi lần nấu nước thì hao dầu, hao công, lên đây lấy thì khỏi phải nấu. Cứ cách 3 ngày thì đến lấy khoảng 50 lít, cầu mong sao có nước tiếp tục hoài hoài, nhưng không biết có được hay không!”

Trở lại với linh mục Trịnh Tứ Ý, hiện nay, ông vẫn còn băn khoăn về nguồn nước sinh hoạt cho bà con thành phố, linh mục tâm sự: "Nguồn nước ở Sài gòn lấy từ sông Đồng Nai tương đối là tốt nhất, nhưng dần dần cũng bị nhiễm mặn, hoặc là kênh rạch cứ đổ ra rồi từ từ nó cứ đen dần, thấy rõ lắm, tôi nghĩ không biết trong tương lai, bị ô nhiễm như thế, dòng sông Sàigòn còn giữ được hay không?

Thiết kế hệ thống máynhư thế này không bao nhiêu, miễn là phải điều hành có lương tâm một chút, nghĩa là chỉ ăn gian một chút, bớt đi phần tủ lọc thì nước ra sẽ bị nhiễm ngay.

Hay là phải có tiền chi phí cho nó thường xuyên, hay những người tự nguyện làm việc này phải hiểu rằng nếu họ làm ẩu không cho đúng qui trình thì phần nước xử dụng sẽ bị nhiễm, vì ai mà biết được nên phải biết có trách nhiệm lo cho sức khoẻ cho người khác, vì chỉ cần một chút sơ hở là sẽ ảnh hưởng đến việc lọc nước ngay.”

Quý vị và các bạn vừa nghe câu chuyện về “giếng nước Vinh Sơn” do linh mục Trịnh Tứ Ý tạo dựng hầu giúp bà con có nguồn nước sạch xử dụng. Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, duy nhất chỉ có mô hình của linh mục Ý mà thôi.

Mong sao, trong tương lai, sẽ có thêm nhiều “giếng nước sạch” như thế, nhất là những vùng đang bị thiếu hụt nước sinh hoạt trầm trọng, để bà con đỡ khổ phần nào vì nước, phải không thưa quí vị và các bạn. Mục CCHT xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn vào kỳ sau.