Một ngày với những thanh thiếu niên khiếm thị ở thành phố Đà Lạt

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Đà Lạt là thành phố du lịch có những con dốc đẹp dẫn đến những nơi chốn mà khi lạc bước vào thì cứ ngỡ lòng mình vi vu cùng thông xanh và gió ngàn.

NguoiMuDaLat200.jpg
Các em khiếm thị ở Hội Người Mù Tỉnh Lâm Đồng đang ca hát. RFA PHOTO

Đà Lạt cũng có một con dốc mà Thanh Trúc nhớ mãi một trưa nắng vàng dừng chân. Đó là đường Sương Nguyệt Anh không xa khu Hoà Bình, trung tâm của thành phố bao nhiêu. Ở đó có một ngôi nhà gỗ xập xệ, trước của treo tấm bảng Hội Người Mù Tỉnh Lâm Đồng, Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Cho Người Khiếm Thị.

Quí vị sẽ hỏi Thanh Trúc là những trung tâm dành cho người khiếm thị ở Việt Nam thì nơi nào chả có, Hội Người Mù tỉnh Lâm Đồng có gì đặc biệt?

Thưa có, con số người trẻ khiếm thị ở đây không đông, chỉ 35 em, phần lớn là người dân tộc. Các em khiếm thị tới đây từ những vùng xa xôi tít tắp như Cao Bằng ở miền Bắc, hay từ những quận huyện hoang vu hẻo lánh như Đạ Tẻ, Đạ Oai vùng Cao Nguyên chẳng hạn.

Tiếng hát vui tươi mà quí vị đang thưởng thức là do các em trong Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Cho Người Khiếm Thị Tỉnh Lâm Đồng cất lên để mừng khách.

Đến tháng Mười tới đây, Hội Người Mù Tỉnh Lâm Đồng ở đường Sương Nguyệt Anh sẽ tròn hai tuổi. Bên cạnh 35 em khiếm thị trai gái đủ mọi lứa tuổi, ba người lớn trông coi các em gồm anh Vũ Xuân Trường, anh Nguyễn Trung Trực, chị Lê Thị Mai. Ngoài ra còn có anh Thân, một người sáng mắt, tình nguyện nấu ăn cho các em. Cả ba anh chị Trường, Mai, Trực đều bị mù và không có hy vọng chữa sáng.

Thanh Trúc mời quý vị trải qua một ngày tại Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Cho Người Khiếm Thị thuộc Hội Người Mù tỉnh Lâm Đồng nhé.

NguoiMuDaLat200b.jpg

Phó hội trưởng, chi Lê Thị Mai, chia sẻ với Thanh Trúc: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Đó là sơ lược đời sống và sinh hoạt của Trung tâm Phục Hồi Chức Năng Cho Người Khiếm Thị ở Đà Lạt. Kìa bây giờ các em đã tề tựu đông đủ ở phòng ngoài, xin mời quí vị cùng Thanh Truc trò chuyện với các em: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Đó là tiếng hát của hai em Ka Cường và Ka Hẻm, trong một bản tình ca Tây Nguyên. Ở đây có người anh cả tên Nguyễn Trung Trực, thường xuyên chăm nom, khuyên nhủ, giúp đỡ các em làm bài tập, hướng dẫn các em sử dụng máy vi tính. Anh Trực bị mù từ năm 24 tuổi, sau một cơn đau đầu dữ dội. Khi đó bác sĩ không thể giải thích rõ triệu chứng khác thường ấy mà chỉ nói anh bị bong võng mạc.

Tâm sự với Thanh Trúc, anh thổ lộ khi đó anh bị khủng hoảng vô cùng, chỉ muốn tìm cách thoát khỏi cuộc đời này. Mãi đến cách đây hai năm, tỉm về với người đồng cảnh ngộ trong Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Cho Người Khiếm Thị thuộc Hội Người Mủ Tỉnh Lâm Đồng, anh tìm lại lẻ sống qua trách nhiệm và tinh thần chia sẻ, anh nhận thức rằng trường hợp của mình không phải duy nhất và nếu muốn anh vẫn có thể trở thành người hữu dụng cho xã hội. Bài hát mà anh và các em khiếm thị muốn gởi gắm đến quí vị như thế này.

Nhưng để tiếng hát của người sống trong bóng tối bay cao bay xa đến vùng trời của mơ ước, niềm tin và hy vọng thì phải chăng những người sống trong ánh sáng đừng quên lãng và đừng quay lưng lại với những kẻ bất hạnh đó, những kẻ chỉ sống sống bằng khẩu phần 3000 đồng một ngày.

Chị Lê Thị Mai có biết bao điều để nói với Thanh Trúc, kể cả nỗi lo âu là nay mai thành phố sẽ giải toả ngôi nhà gỗ của hội người mù ở đường Sương Nguyệt Anh, dọn chổ xây công viên Bà Huyện Thanh Quan. Tương lai của các em khiếm thị sẽ ra sao là điều không thể nói trước.

Bái hát Vững Bước mà quí vị nghe từ lúc mở đầu câu chuyện cho đến lúc này chính là thông điệp của người khuyết tật đang sống và đang thở trong Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Cho Người Khiếm Thị Hội Người Mù tỉnh Lâm Đồng.

Ứơc gì quí vị nhìn thấy những nét cười chan hoà trên môi trên mắt, những giọng ca trầm bỗng thoát ra từ những buồng phổi gầy yếu đó. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị trong Mục đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối thứ Năm tuần tới.