Gia đình Mỹ gốc Việt giúp đỡ dân nghèo nơi quê cha đất tổ

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Đây là bài thứ ba và cũng là bài cuối cùng về một đại gia đình người Việt di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, bỏ nước sang Hoa kỳ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Trong hai bài trước, Thanh Trúc đã trình bày nổ lực bảo tồn nền văn hoá truyền thống Việt và giá trị gia đình mà gia trưởng là ông Nguyễn Ngọc Oanh khởi xướng từ thưở chỉ 25 người chân ước chân ráo đến Mỹ nay trở thành 132 người sống gần gũi và làm việc bên nhau

ThaiBinhNewSchool200.jpg
Trường học sau khi được sửa đổi. Hình của ông Nguyễn Đức Thắng.

Bài thứ hai, phát đi tối thứ Năm tuần trước, là trường dự bị đại học St. Ignatius College Preparatory School ở thành phố Forth Worth bang Texas, do những thành viên có học vị trong gia đình Nguyễn Ngọc Oanh trực tiếp điều hành.

Đề tài thứ ba là món nợ mà ông Nguyễn Ngọc Oanh dạy con cháu trả lại cho quê làng Thái Bình ở miền Bắc cùng những nơi khác tại miền Nam Việt Nam.

Đến với chương trình tối nay là ông Nguyễn Ngọc Oanh, anh Nguyễn Đức Thắng, anh Nguyễn Trí Huy, hai trong số những người con trai đã sát cánh với người cha mà họ gọi là thầy trong mọi lý tưởng đề ra và phải thực hiện cho được trên bước đường tìm về nơi chôn nhau cắt rốn của phụ thân. Câu chuyện bắt đầu từ lời kể của anh Thắng:

Anh Thắng: Sau khi con cái đã trưởng thành thì chúng tôi cần một hướng đi, thầy tôi họp nhau lại và kể câu chuyện ngụ ý là gia đình chúng tôi may mắn thành đạt,có nhiều bác sĩ hoặc tiến sĩ. Khi tới đỉnh cao tức là học xong rồi thì mấy đứa nhỏ không biết làm gì kế tiếp. Thầy tôi bảo chúng ta hãy tiếp tay về Việt Nam, thầy qui tụ mọi người lại và chúng tôi đi về Việt Nam,về miền Bắc.

Ông Nguyễn Ngọc Oanh: Tôi về xây hai nhà thờ, một ở nơi tôi sanh ra và mộtở nơi của bên nhà tôi. Hai nơi chúng tôi đền ơn trả nghĩa.

Thanh Trúc: Thưa quê làng đó ở đâu ngoài miền Bắc?

Sau khi con cái đã trưởng thành thì chúng tôi cần một hướng đi, thầy tôi họp nhau lại và kể câu chuyện ngụ ý là gia đình chúng tôi may mắn thành đạt,có nhiều bác sĩ hoặc tiến sĩ. Khi tới đỉnh cao tức là học xong rồi thì mấy đứa nhỏ không biết làm gì kế tiếp. Thầy tôi bảo chúng ta hãy tiếp tay về Việt Nam, thầy qui tụ mọi người lại và chúng tôi đi về Việt Nam,về miền Bắc.

Ông Nguyễn Ngọc Oanh: Tỉnh Thái Bình, quận Phụ Dực, xã Tô Xuyên bay giờ họ gọi là Tô Công, có họ đạo Tô Hồ, vỏn vẹn 280 290 người.

Thanh Trúc: Đó là quê nhà xa xôi của ông Nguyễn Ngọc Oanh ở miền Bắc ngày dời cư lên Hà Nội rồi từ Hà Nội chạy xuống Hải Phòng theo tàu vào miền Nam năm 1954. Đó cũng là quê nhà mà con cháu ông chưa từng biết trước đó nhưng đã tận tụy giúp đỡ theo ý nguyện của bố và của ông. Anh Thắng kể tiếp:

Anh Thắng: Gia đình chia làm hai nhóm. Nhóm của thế hệ thứ nhất và nhóm của thế hệ thứ hai. Nhóm của thế hệ thứ nhất sau khi về nhà xem xét việc xây nhà thờ như thế nào thì thầy tôi nhìn thấy trên miệng của những đứa trẻ có một cái lằn trắng bắt ngang qua răng thấy tôi quay sang hỏi con là bác sĩ thì con có thấy tại sao nó lại như thế.

Huy nói về điều này:

Huy: Vâng thì khi mà về đấy coi như cả làng kéo ra xem. Khi mấy em nhỏ mấy cháu ra thì chúng tôi thấy sự dinh dưỡng không có được tốt cho nên cở thể các em không được mạnh khỏe, răng coi như bị thiếu chất.

Mình suy nghĩ ra là tại vì nước uống ở đấy không đàng hoàng nên việc đầu tiên là phải lo làm sao để con người bên ấy khỏe mạnh hơn. Thầy tôi nói bằng cách nào cũng phải giúp nên từ hồi đó là chúng tôi đã đặt bao nhiêu chiếc giếng cho từng gia đình.

Ông Nguyễn Ngọc Oanh: Gọi là khoan giếng, một trăm mười bảy cái giếng, cho mỗi gia đình một cái.

Thanh Trúc: Thưa phí tổn của một cái giếng là bao nhiêu?

Ông Nguyễn Ngọc Oanh: Mỗi một cái giếng có hai trăm bạc thôi-hai trăm đô la- có mô tơ lấy nước lên rồi lại xây cái bể để chưa nước nữa.

ThaiBinhOldSchool200.jpg
Trường học trước khi được sửa đổi. Hình của ông Nguyễn Đức Thắng.

Thanh Trúc: Trước đó nếu không khoan giếng thì dân làng lấy nước ở đâu mà dùng?

Ông Nguyễn Ngọc Oanh: Người ta múc nước ao.

Thanh Trúc: Theo như anh Huy giải thích có lẽ vì nước không sạch và không đủ chất nên răng của những người ở đó có một đường trắng chạy ngang?

Huy: Tại vì khi mới sanh ra vì lý do này hoặc lý do nọ thiếu chất vôi hoặc chất phosphorous nên xương và răng không được tốt được khỏe. Nước ao mà họ múc xài hằng ngày, nấu ăn cũng đó, rửa bát cũng đó, vệ sinh cũng đó. Vì thế con người ở Tô Hồ không được khỏe mạnh. Thầy tôi nói phải làmi nước sạch, kéo nước lên đàng hoàng cho dân ở đấy uống.

Thanh Trúc: Thưa ngoài đào giếng thì còn việc gì khác?

Anh Thắng: Chúng tôi giúp xây trường học. Mới đầu chúng tôi mang về một số lượng thuốc rất lớn thì mới khám phá ra là vùng đó tủ lạnh cũng không có, số lượng điện đi vào trong làng cũng không đủ kilôwat.

Cho nên vấn đề cất thuốc không khả thi. Thì khi đó nhóm nhỏ hơn tức nhóm trẻ trong gia đình bèn lo những việc khác như xây cầu và trạm xá. ở miền Nam. Còn riêng miền Bắc nơi quê của thầy tôi thì hầu như chỉ có dân trong thành phố mới được ăn học đến nơi đến chốn còn dân trong vùng quê hẻo lánh thì học chỉ vừa đủ thôi.

Chúng tôi giúp đỡ họ xây trường, giúp đỡ một hai người con cái trong từng gia đình một, giúp tiền bạc để họ vào thành phố họ học cao hơn. Hy vọng khi đứa bé thành công thì đến lượt nó quay lại giúp gia đình và hàng xóm.

Thanh Trúc: Thế thì những việc như khoan giếng và nhất là xây trường ở làng quê Thái Bình xem ra khó khăn hay dể dàng, vẫn lời anh Thắng trình bày:

Tại vì khi mới sanh ra vì lý do này hoặc lý do nọ thiếu chất vôi hoặc chất phosphorous nên xương và răng không được tốt được khỏe. Nước ao mà họ múc xài hằng ngày, nấu ăn cũng đó, rửa bát cũng đó, vệ sinh cũng đó. Vì thế con người ở Tô Hồ không được khỏe mạnh. Thầy tôi nói phải làm nước sạch, kéo nước lên đàng hoàng cho dân ở đấy uống.

Anh Thắng: Chúng tôi chỉ xây được một trường học thôi vì cũng có những khúc mắc và khó khăn chứ không phải dể dàng, không phải hể chạy ra xây là xong. Có nhiều điều phức tạp ở bên trong.

Gọi trường này là học xá thì đúng hơn vì tại nơi đó mình tạo ra đủ điều kiện để những đứa anh lớn dậy cho những em nhỏ, có nghĩa là người trong làng cuối ngày tất cả những em nhỏ sẽ vào trong đó, và những anh lớn dạy cho chúng nó. Mình giúp đỡ tụi nó bằng cách cổ động, thưởng hoặc làm những cái khác để tụi nó bảo ban lẫn nhau.

Thanh Trúc: Cho tới lúc này ngôi trường mà gia đình ông Nguyễn Ngọc Oanh xây lên trong làng vẫn còn hoạt động, với nguồn tài chánh từ ngoài gởi về, thầy cô giáo là những người trong làng.

Lúc nãy quí vị có nghe anh Nguyễn Đức Thắng đề cập tới chuyện lần đầu tiên về Thái Bình gia đình anh đã mang một số lớn thuốc tây về nhưng xem ra kế hoạch đó không khả thi, tại sao?

Câu trả lời là ở quê không có phương tiện để bảo quản thuốc. Mức độ nghèo khổ, đời sống túng thiếu tại miền quê Thái Bình như thế nào. Cảm tưởng của anh Nguyễn Đức Thắng sau bao năm trở về giúp đỡ cho Thái Bình là:

Anh Thắng: Thật ra tôi cũng chỉ biết về quê của thầy tôi qua Tự Lực Văn Đoàn, qua những sách vở báo chí tôi đọc từ ngày còn bé.

Đến khi về tới nơi thì tôi mới nhìn thấy rằng nó nằm ở dưới mực nước trung bình mấy chục mét, làng chỉ như một cồn đất nhỏ nằm ở giữa người ta lấy đất đắp cho cao, xây nền cho nó cao lên để làm nhà.

Chổ đất lấy đi biến thành cái ao, gia đình nào khá giả hơn thì có cái giếng nhưng mà giếng thì lại quá nông, uống nước nào thì cũng chỉ vào trong đó lại.

ThaiBinhPondWater200.jpg
Người phụ nữ rửa rau tại hồ nước. Hình của ông Nguyễn Đức Thắng.

Tôi nói với thầy tôi là quả thật cái làng của thầy không thể khá hơn được bởi vì số lượng đất chỉ có ngần ấy, một người cha đẻ ra hai đứa con thì cái đất chia đôi, đến đời thứ ba thì đất chia làm bốn, rồi bốn lại chia thành tám, đất càng ngày càng nhỏ thì người dân không thể nào toát ra cảnh nghèo nàn túng bấn được.

Vì vậy cho nên phải tìm cách cho họ ra ngoài. Và số lượng kilôwat điện vào trong làng rất là yếu, mình vừa cắm một cái gì là những bóng đèn trong làng bỗng mù mờ hẳn đi. Nếu mà có một cái tủ lạnh thì tôi sợ là nó hút hết công suất điện ở trong làng.

Hầu như điện ở trong làng thì được điều khiển bởi cái công tắc ở ngoài xã, nghĩa là nó đi từ cái khó này tới cái khó khác khiến tôi cảm thấy muốn giúp cho đến nơi đến chốn cũng khó.

Chúng tôi còn nhìn thấy Thái Bình nằm trong vùng toàn đất sét, đường đi vào trong làng và trong làng ra ngoài rất là khó khăn.

Chúng tôi chỉ biết tâm sự với thầy tôi là làng của thầy thì chúng con không biết làm cách nào để cho nó khá hơn, mình đã lo về tôn giáo, cũng đã lo về học vấn, lo về sức khỏe về dưỡng sinh rồi. Bây giờ nếu cứ mang tiền về để nuôi họ thì không biết lúc nào dứt. Cho nên mọi sự cứ ở trong tình trạng nhấp nhằng và không có câu trả lời nào dứt khoát.

Thanh Trúc: Và người dân Thái Bình như thế nào dưới mắt nhận xét của anh Nguyễn Đức Thắng?

Anh Thắng: Người dân ở đó yêu quê hương xứ sở lắm, cho dù giúp họ sang thành phố khác thì họ cũng lại quay trở về mà thôi.

Giải pháp đã có là trong mỗi một gia đình chúng tôi chọn một em để đưa vào thành phố nhưng thật ra cũng có nhiều vấn đề khó khăn tế nhị, chúng tôi cảm thấy mọi điều không phải như chúng tôi vẽ mà ra được, chúng tôi phải cầu nguyện nhiều hơn..

Gọi trường này là học xá thì đúng hơn vì tại nơi đó mình tạo ra đủ điều kiện để những đứa anh lớn dậy cho những em nhỏ, có nghĩa là người trong làng cuối ngày tất cả những em nhỏ sẽ vào trong đó, và những anh lớn dạy cho chúng nó. Mình giúp đỡ tụi nó bằng cách cổ động, thưởng hoặc làm những cái khác để tụi nó bảo ban lẫn nhau.

Thanh Trúc: Tiếp lời người con thứ của mình, cụ Nguyễn Ngọc Oanh tâm sự:

Ông Nguyễn Ngọc Oanh: Ngày tôi đi thì nơi ấy là Tô Hồ, nhưng bây giờ thi họ đặt là xóm Minh Đức rồi chứ không gọi là Tô Hồ nữa. Những nơi ấy là nơi xa xăm, mình làm đến như thế là tận tình hết nghĩa rồi.

Ứơc vọng của mình như thế nhưng chẳng phải quyền của mình. Đã đi xa rồi thì mình cũng chẳng làm sao hơn. Nhưng mà được hay không được cái đó là quyền của địa phương, chúng tôi là hết mình đối với quê hương rồi.

Thanh Trúc: Có lẽ từ những vấn đề phải nói là không ngạ không xuể đó mà đã có sự chuyển hướng nơi những người trẻ tuổi thuộc nhóm thứ hai trong gia đình ông Nguyễn Ngọc Oanh và anh Nguyễn Đức Thắng, nghĩa là không chuyên chú vào mỗi Thái Bình mà còn phải giúp những nơi khác ở miền Nam hoặc ngay chính trên quê hương thứ hai của họ là Hoa Kỳ này:

Anh Thắng: Thí dụ như chúng tôi chuyển hướng sang miền Nam, những lớp nhỏ và trẻ đi xa hơn, đi về miền Nam, vào những nơi cần thiết để làm trạm xá, giúp đỡ thuốc men, xây cầu cho những nơi xa xôi hẻo lánh. Chúng tôi cũng chuyển hướng sang Phi Châu và chuyển hướng sang làm công tác xã hội ngay nơi đất Mỹ đã cưu mang mình.

Mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi đến đây xin tạm dừng, Thanh Trúc hẹn lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.