Học sinh trung học Việt Nam qua Mỹ theo chương trình Trao đổi văn hoá (phần 1)


2006.12.14

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Chương Trình Trao Đổi Du Học Sinh, còn gọi là Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá, tức Exchange Students dành cho học sinh cấp trung hoc, đã đưa nhiều học sinh nam nữ Việt Nam sang học một năm tại những trường trung học cấp 3 ở Hoa Kỳ từ mấy năm nay.

ExchangeStudentAnhThu200.jpg
Anh Thư và một người bạn

Với sự đồng ý và phí tổn tài chánh mà phụ huynh trả cho chương trình, con em của họ đang học lớp Mười bên Việt Nam sẽ sang Hoa Kỳ hay một quốc gia khác để vào chương trình lớp Mười Một của trường bản địa.

Xa nhà trong độ tuổi khá non trẻ và thiếu kinh nghiệm, hẳn nhiên môi trường và nếp văn hoá hay sinh hoạt khác hẳn với cuộc sống ở nhà sẽ khiến các em bị giao động lúc ban đầu. Cái chính là nổ lực học hỏi phấn đấu và kinh nghiệm mà du học sinh trong Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá cần trang bị cho mình.

Trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, mời quí vị theo dõi cuộc đối thoại giữa ba học sinh đến từ Việt Nam mùa hè năm 2006 theo Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá để kịp nhập niên học 2006 -2007 này.

Trường và Anh Thư, cư ngụ tại TPHCM, một về trung học Farmington ở thành phố Farmington bang Arkansas, một về trung học Doss thành phố Louisville tiểu bang Kentucky. Bạn thứ ba, Dũng, ở Dalat, về trung học Mineral Wells tại thành phố cùng tên ở tiểu bang Texas. Trường, Anh Thư, Dũng, lần lượt tự giới thiệu.

Trong cảnh gặp gỡ tay bắt mặt mừng, Trường, Anh Thư và Dũng chia sẻ với nhau về những va chạm, vui buồn khi bước chân vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ mà các em phải trải qua hết học Junior tức lớp Mười Một ở Mỹ:

Anh Thư: Qua đây thì mấy môn học tương đối là nó dể, nhưng mà chỉ có vấn đề cái US History (Lịch Sử Mỹ ) và English. Môn Anh Văn nói chung thì có khi là dể có khi lại khó. Cái lạ là lúc đầu họ bắt mình đọc một cuốn sách rất là dể, lúc sau thì cuốn sách nó khó trời đất ơi. Còn môn Lịch Sử Mỹ thì tuỳ, có giáo viên lúc kiểm tra thì cho mở sách ra, có giáo viên thì không cho. Mình lại rơi vào giáo viên không cho mở sách nữa bởi vậy mới tiêu.

Qua đây thì mấy môn học tương đối là nó dễ, nhưng mà chỉ có vấn đề cái US History (Lịch Sử Mỹ ) và English. Môn Anh Văn nói chung thì có khi là dễ có khi lại khó. Cái lạ là lúc đầu họ bắt mình đọc một cuốn sách rất là dễ, lúc sau thì cuốn sách nó khó trời đất ơi. Còn môn Lịch Sử Mỹ thì tuỳ, có giáo viên lúc kiểm tra thì cho mở sách ra, có giáo viên thì không cho.

Nói chung giáo viên bên đây đa số giảng bài thì mở cái bản đồ lên giảng mà mình thì mù hết bản đồ bên Mỹ, giảng xong không hiểu gì hết.

Thanh Trúc: Phần nào của môn Lịch Sử Mỹ bạn thấy khó nhất?

Anh Thư: Chủ yếu ở đây không phải mình không hiểu mà chủ yếu là tại thầy giảng mình không hiểu. Với lại không hiểu thì có thể dựa vào cái ghi chú ở trong trường, nhưng có điều thầy này ghi chú sao đọc xong không ai hiểu gì hết cho nên cũng tiêu luôn.

Trường: Phải nói là qua đây học thì nó cực kỳ nhẹ. Em bên đây thì không có nhận môn Lịch Sử Mỹ nên em không biết nó ra sao, chỉ có môn chính trị là gây rắc rối cho em thôi.

Thanh Trúc: Xin bạn Trường nói rõ hơn, môn chính trị học về cái gì và sao lại gây rắc rối cho em?

Trường: Môn chính trị thì học về những cấp bậc của chính phủ Mỹ, rồi học về những vị tổng thống từ trước tới giờ. Cô giáo nói là bắt buộc phải học thuộc nên nói chung rất là khó. Rồi học về citizen…

Thanh Trúc: Học về môn công dân hay là sao?

Trường: Cái môn chính trị em học nó là civic và economy nên tương đối khó.

Thanh Trúc: Riêng về môn Anh văn hay những môn khác thì sao?

Trường: Môn Anh văn đối với em không khó, em học bình thường. Trong những môn học của em thì em có ba môn khoa học Lý Hoá Sinh, cho nên đôi khi em cũng bị stress.

Thanh Trúc: Ý kiến bạn Dũng ra sao?

Mình cũng gặp vấn đề với môn Lịch Sử Mỹ, mình nghĩ tại trước giờ chưa ai được học môn này nên nhiều khi cũng khó khăn. Riêng em thì gặp giáo viên rất vui tính và hay kể chuyện về lịch sử nên mình cũng có thể liên hệ với bài kiểm tra và đạt điểm tương đối.

Dũng: Mình cũng gặp vấn đề với môn Lịch Sử Mỹ, mình nghĩ tại trước giờ chưa ai được học môn này nên nhiều khi cũng khó khăn. Riêng em thì gặp giáo viên rất vui tính và hay kể chuyện về lịch sử nên mình cũng có thể liên hệ với bài kiểm tra và đạt điểm tương đối.

Thanh Trúc: Thế còn trường học đối xử với học sinh của Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá như thế nào, Anh Thư, Trương và Dũng kể lại:

Anh Thư: Mình vô cái tiểu bang Kentucky này thì đa số là người da màu. Lúc đầu khi họ nói với mình “what’s up” hoặc “what’s up little girl” lúc đầu mình không hiểu mình cứ ngó họ trừng trừng mà không trả lời được gì hết.

Dũng: Thư ơi trên radio nói chuyện đàng hoàng nhen.

Anh Thư: Thì nói chuyện đàng hoàng mà, Thư gọi là ngó trân trân đó, ngó như mình là người ở ngoài hành tinh vậy đó.

Trường: Tại vì mình không hiểu.

Anh Thư: Thì mới đầu làm sao hiểu được.

Dũng: Trong cuốn sách Esol cũng có nhiều câu thông thường mà Thư không biết.

Anh Thư: Thì có bao giờ đọc đâu.

Trường: À đó là cái tội không chịu đọc kỹ.

Trường: Sau đó khi mà hiểu được thì Anh Thư thấy thế nào?

Anh Thư: Cái cách nói chuyện của người da màu họ dùng slang (tiếng lóng) nhiều lắm cho nên nhiều khi mình không hiểu. Mà mình không hiểu mình hỏi lại thì họ nói nhanh quá, đến lúc mình nói mình vẫn không hiểu thì họ tỏ ra khinh thường mình. Rồi lúc sau mà có một người bạn của họ đến nói chuyện với mình thì họ lại bảo là “Mày đừng nói chuyện với con nhỏ đó nó không hiểu tiếng Anh đâu”

Thanh Trúc: Đó là trường hợp của Anh Thư, bạn Trường thì sao?

Trường: Bên Việt Nam thì em cũng thuộc vào loại phải nói là quậy nhưng mà không có quậy lắm. Qua bên đây ai cũng nói chuyện theo kiểu “what’s up”, hay kêu em là Asian boy, rồi họ còn dùng kid là trẻ con đó, em nghĩ cái đó chỉ là giởn nên không care, thì em mới hỏi nếu em là kid thì tụi nó là gì, tại vì em bằng tuổi tụi nó. Thì tụi nó im tụi nó không nói chuyện với em nữa.

Thanh Trúc: Bạn Dũng?

Dũng: Tại trước khi qua đây em cũng đọc nhiều sách, cũng có nhiều kinh nghiệm nên lúc quan đây thì không có bở ngỡ. Với lại cái tiểu bang Texas này chủ yếu người Mexico chiếm 30% trong trường học, Châu Á không nhiều chỉ có 5 học sinh là Châu Á. Trong trường của em bên này học sinh nó cũng thích người Châu Á lắm nên đối với em ai cũng thân thiện dễ mến hết.

Tại trước khi qua đây em cũng đọc nhiều sách, cũng có nhiều kinh nghiệm nên lúc quan đây thì không có bở ngỡ. Với lại cái tiểu bang Texas này chủ yếu người Mexico chiếm 30% trong trường học, Châu Á không nhiều chỉ có 5 học sinh là Châu Á. Trong trường của em bên này học sinh nó cũng thích người Châu Á lắm nên đối với em ai cũng thân thiện dễ mến hết.

Thanh Trúc: Còn trường học đối xử với học sinh ngoại quốc đi theo Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá như thế nào?

Dũng: Trường em học có đến 8 học sinh của Exchange Students, cho nên họ có nhiều sự quan tâm. Trong lớp học thì giáo viên rất là thích exchange student nên họ lúc nào cũng vui vẻ. Mình có gì không hiểu hay những bài tập khó thì họ giúp đỡ cho mình sau giờ học. Nói chung cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi lắm.

Anh Thư: Theo mình thì trường đối với mình là một nơi nói chung cũng rất dể. Bên đây mình không có bạn, chắc tại khó khăn về ngôn ngữ . Toàn thể trường hết 80% là người da màu nhiều khi họ nói mình không hiểu. Nói chung mình cũng hơi tình cảm cho nên cái gì mà đụng chạm là mình không nói chuyện.

Còn thầy cô bên đây thì đa số dễ tính. Ngoại trừ hai môn Lịch Sử Mỹ và Anh văn ra thì những môn kia A+ là chắc 100% rồi, rất là dễ. Giáo viên thì cởi mở thân thiện mình không hiểu cứ việc lên hỏi họ sẽ giải thích cho.

Dũng: Mình thấy giáo viên bên này thoải mái chứ không gò bó như Việt Nam mình.

Trường: Giáo viên thì cực kỳ nice đối với em luôn. Chỉ có một điều là cái ngoại ngữ của em chưa được tốt nên có khi người ta nói một đàng mình làm một nẻo nên người ta hiểu lầm là mình không làm theo những gì người ta nói. Ngoài ra tất cả mọi cái đều tốt hết.

Với câu hỏi các em nghĩ gì và so sánh thế nào giữa nền giáo dục Hoa Kỳ và nền giáo dục Việt Nam, nhất là ngành giao dục cấp trung học mà các em đang học, Dũng, Anh Thư và Trường trả lời:

Dũng: Theo mình thì hai nền giáo dục rất là khác nhau. Ở Việt Nam học sinh từ lớp Sáu trở đi là đều học từ 12 tới 13 môn học. Còn bên Mỹ này mỗi năm chỉ cần chọn khoảng 6 tới 7 môn học thôi, chia đều ra hết từ thưa hai cho tới thứ Sáu.

Học liền tù tì nhiều khi một hai tháng sau thấy cũng chán. Còn ở Việt Nam thì học nhiều quá nên áp lực nặng nề, còn cái việc học thêm nữa hay phải cố gắng chạy đua vào trường chuyên cho nên cũng rất là khó khăn cho học sinh.

Bên Mỹ này em môn Toán lớp 12 em học thì chỉ tương đương lớp 9 lớp 10 của Việt Nam mình thôi.

Anh Thư: Em cũng thấy giáo dục bên đây khác xa bên Việt Nam. Vì em học trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai là trường điểm nên rất là khó. Thí dụ tất cả mọi thứ cần học trong chương trình lớp 10 hay 12 mà đã hoàn tất xong rồi thì họ sẽ lôi hết mấy cái thứ trên đại học xuống. Cho nên chắc mình qua đây cũng tại vì áp lực học bên Việt Nam nhiều quá. Học ở đây nhẹ hơn Việt Nam rất là nhiều và rất là dễ.

Em cũng thấy giáo dục bên đây khác xa bên Việt Nam. Vì em học trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai là trường điểm nên rất là khó. Thí dụ tất cả mọi thứ cần học trong chương trình lớp 10 hay 12 mà đã hoàn tất xong rồi thì họ sẽ lôi hết mấy cái thứ trên đại học xuống. Cho nên chắc mình qua đây cũng tại vì áp lực học bên Việt Nam nhiều quá. Học ở đây nhẹ hơn Việt Nam rất là nhiều và rất là dễ.

Trường: Trung học phổ thông bên Việt Nam hơn ở bên đây là cái chắc. Có nghĩa là cái môn toán tụi mình bên Việt Nam học là chương trình toán nâng cao rồi, bên đây mới cộng trừ nhân chia hà.

Dũng: Anh chọn môn gì vậy?

Trường: Môn Algebra 2 đó.

Dũng: Cái đó là đúng rồi, đó là dành cho lớp 9 lớp 10 mà.

Trường: Thì bởi vậy học kỳ tới mình mới chuyển qua Algebra cao cấp nè.

Thanh Trúc: Đó là mới nói về môn Toán thôi, chứ còn nhìn chung về giáo dục Mỹ thì ý bạn là chương trình trung học của bên Hoa Kỳ quá dễ?

Trường: Dạ đúng, giống như nó chỉ là một bước đệm để lên đại học rồi lên đó mới bắt đầu học tưng bừng luôn.

Thanh Trúc: Đó chỉ mới là các ý kiến về giáo dục, trường lớp và giao tiếp mà ba học sinh trung học Việt Nam thổ lộ khi đi theo Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá đến Hoa Kỳ niên học 2006-2007.

Một vấn đề khác mà các em phải đối diện là va chạm văn hoá trong nếp sống, nếp nghĩ và nếp sinh hoạt đối với gia đình bảo trợ các em.

Đây cũng là đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi khi Thanh Trúc trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.