Học sinh Việt Nam thích chọn ngành kinh tế hơn khi thi vào đại học

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đề chỉ tiêu cho năm 2010 là con số đại học trên toàn quốc phải được sáu trăm trường, trong đó bao gồm những đại học tư nhân. Đây là kế hoạch đường dài với nhu cầu đào tạo ngày càng cấp thiết vào khi kinh tế đất nước được đánh giá là tăng trưởng nhanh và tương đối đều trong vòng năm năm trở lại đây.

YouthStudent200.jpg
Học Sinh Việt Nam Tốt Nghiệp Trung Học Thích Chọn Ngành Kinh Tế Hơn Các Ngành Sư Phạm, Xã Hội Hay Nhân Văn. Photo: AFP

Tại kỳ thi tuyển đại học năm 2006 và năm 2007, hiện tượng rõ nhất là rất nhiều thí sinh chầu chực để nộp đơn thi vào các đại học kinh tế, tiếp đến là y khoa rồi dược khoa, trong lúc số học sinh tốt nghiệp trung học đăng ký dự thi vào các trường sư phạm không còn đông đảo như trước.

Có thể nói cứ trong năm học sinh tốt nghiệp trung học, hết bốn có khuynh hướng nhảy vào các đại học kinh tế ở thành phố với các khoa Kinh Doanh Quốc Tế, Quản Trị Kinh Doanh, và chỉ một bước vào ngành sư phạm.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay trình bày cùng quí vị về xu hướng chọn lựa ngành học ở đại học của sinh viên Việt Nam hiện nay. Thanh Trúc hỏi chuyện năm bạn sinh viên trong nước là Phương, Ngân, Nam, Thuỳ An và Nga thì mới rõ chỉ một mình Nga theo học ngành sư phạm, trong lúc Phương, Ngân, Nam và Thuỳ An giải thích lý do họ theo ngành kinh tế.

Phương, đang học về Quản Trị Kinh Doanh, chuyên ngành Tiếp Thị, cho biết: "Tại vì em có máu kinh doanh. Hơn nữa ngành Tiếp Thị tức Marketing em thấy hợp với mình thì em đăng ký học . Còn nói là hợp thời thì em cảm thấy cũng có, cái xu thế chung là cũng rất nhiều bạn học ngành Quản Trị Kinh Doanh tại vì họ muốn thiết lập cho mình một sự nghiệp riêng, mở một công ty thí dụ như vậy. Nói chung em nghĩ bạn sinh viên nào cũng đều có mong muốn như vậy hết."

Bạn Ngân, khoa Kinh Doanh Quốc tế, đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh: "Xem báo xem TV thấy những nữ doanh nhân thành đạt em cũng muốn mình trở thành như vậy. Khi mà em chọn vào trường Đại Học Kinh Tế em không nghĩ mình chạy theo xu hướng xã hội mà em chỉ đi theo cái gì em thích thôi. Còn sư phạm thì đó là ngành em không thích nên em không chọn."

Có rất nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam, sinh viên ra trường ngành kinh doanh quốc tế sẽ được rất nhiều cơ hội và lương cao, bên cạnh đó thì không cần nhiều kinh nghiệm vì sẽ được họ đào tạo luôn. Em thì lại có khả năng về ngoại ngữ, có kỹ năng về vi tính, giao tiếp, với lại kỹ năng về phần mềm cho nên em đã đăng ký vào ngành kinh doanh quốc tế.

Bạn Nam, cũng từ Đại Học Kinh Tế, sẽ ra trường tháng Mười năm nay: "Nam thấy cái tính cách của mình thích hợp với môi trường kinh tế hơn nhưng mà cái chính vẫn là do sở thích. Nam thấy xã hội Việt Nam bây giờ cũng đang rất phát triển vể mặt kinh tế, và rất là cần thiết là những người nào tốt nghiệp trường kinh tế dường như là được ưu tiến và dể kiếm việc làm hơn so với những ngành khác.

Thí dụ ngành Khoa học Xã Hội và Nhân Văn thì cũng hơi khó đi kiếm việc . Bây giờ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất nhiều, cho nên rất cần người có chuyên ngành về kinh tế để làm việc cho các công ty đó.”

Thuỳ An, theo học ngành Kinh Doanh Quốc Tế, trả lời một cách tự tin là: "Có rất nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam, sinh viên ra trường ngành kinh doanh quốc tế sẽ được rất nhiều cơ hội và lương cao, bên cạnh đó thì không cần nhiều kinh nghiệm vì sẽ được họ đào tạo luôn. Em thì lại có khả năng về ngoại ngữ, có kỹ năng về vi tính, giao tiếp, với lại kỹ năng về phần mềm cho nên em đã đăng ký vào ngành kinh doanh quốc tế."

Ngoài các bạn là đang theo đuổi ngành kinh tế hay quản trị kinh doanh thì những người cùng lớp hay đồng lứa với các bạn có ai học khoa sư phạm hay những ngành khác không? Phương, Ngân, Nam và Thuỳ An trả lời:

Phương: Những bạn mà học cấpBa với em thì một số vào Y, không thì vào Đại Học Ngoại Thương hoặc trường Đại Học Kinh T. Những trường Ngoại Thương hay Kinh Tế thì cũng phải học về kinh doanh thôi. Đa phần bạn bè của em đều học về kinh doanh hết.

Ngân: Số lượng sinh viên đăng ký vào các đại học kinh tế chiếm một tỷ trọng rất cao so với những ngành khác . Chắc có lẽ những sinh viên đó có xu hướng đi theo cái thời buổi kinh tế thị trường bây giờ, cho nên họ thích kinh doanh hơn là làm giáo viên hay những công việc khác.

Nam: Những bạn chung lớp Nam không có ai suy nghĩ là sau khi tốt nghiệp thì sẽ làm trong ngành sư phạm hoặc là nghiên cứu gì đó. Họ chỉ mong ước sau này có cơ hội làm trong một công ty nào đó và có cơ hội vươn ra nước ngoài. Nam có vài người bạn sau khi đã tốt nghiệp khoà Quản Trị Kinh Doanh ở Mỹ, khi về thì được làm tại những công ty rất là nổi tiếng, lương bổng vị trí cũng rất là cao. Đó cũng là cái để Nam nhìn và bước theo con đường của các bạn.

Thuỳ An: Ngành sư phạm không có nhiều tại vì tập trung hầu hết là vào ngành kinh tế với lại Công Nghệ Tin Học hoặc là về ngành Y.

Như đã giới thiệu cùng quí vị, trong năm bạn vừa rồi thì chỉ bạn Nga là sinh viên ngành Sư phạm thuộc Đại Học Tổng Hợp Dalat. Nga nói cô theo ngành Sư phạm vì thích nghề dạy học, không chối cãi là học Sư Phạm thì có học bổng, có quyền lợi nhưng cũng có nhiều bất ưng mà cô mong muốn thay đổi:

“Bây giờ doanh nghiệp mở nhiều, nước ngoài đầu tư nhiều, lương cũng cao hơn, nói chung là ưu tiên nhân lực nhiều hơn là bên sư phạm. Cho nên ngành Sư Phạm bây giờ người ta không có chuộng lắm.

Nếu mà đi sư phạm ra, mình bị ép đi nơi nào đó để dạy, nhưng mà nơi đó mình không thể phát triển mình được nên nói chung là nhiều người không muốn. Họ thích học về kinh tế để có một hướng đi. Ví dụ như bây giờ sinh viên Việt Nam hay được đi nước ngoài học nhưng mà chủ yếu là những ngành bên kinh tế tài chính không thôi chứ sư phạm hoàn toàn là không có.

Em thấy bạn em đi sư phạm mà nói chung nó cũng không hài lòng lắm. Nói chung là nó không hài lòng về kiến thức của nó, tại vì kiến thức cung cấp cho sư phạm rất lá ít, chủ yếu là bên chuyên ngành sư phạm họ đào tạo rất ít về kiến thức.

Mà bây giờ có chế độ là ra trường thì nhà trường không cung cấp việc cho sinh viên như hồi trước nữa mà mình phải tự đi xin việc.

Vừa rồi là ý kiến của một số sinh viên trong nước đang theo học các ngành liên quan đến kinh tế. Có tiếp xúc với các du học sinh sang đây Thanh Trúc cũng biết phần nhiều các bạn hay chọn ngành Kinh Tế, Tài Chính hoặc Quản Trị Kinh Doanh.

Bạn Thảo, từ Saigon sang, đang học Business và Public Relations tại Montgomery College ở bang Maryland, Hoa Kỳ, giải thích một vài lý do tại sao sinh viên trong nước ngày nay chạy theo xu hướng kinh tế kinh doanh nhiều hơn là ngành sư phạm:

Em học Kinh Doanh và Quan hệ Công Chúng là bởi vì em rất thích tiếp xúc làm quen với mọi người và có thể làm thương mại hợac là chính trị. Trường hợp của Việt Nam là bởi vì đa số khi mà làm nghề dạy học hay những ngành khoa học xã hội và nhân văn nhân văn thì thứ nhất là sau này này đi làm họ sẽ không kiếm được nhiều tiền cho lắm.

Nếu mà đi sư phạm ra, mình bị ép đi nơi nào đó để dạy, nhưng mà nơi đó mình không thể phát triển mình được nên nói chung là nhiều người không muốn. Họ thích học về kinh tế để có một hướng đi. Ví dụ như bây giờ sinh viên Việt Nam hay được đi nước ngoài học nhưng mà chủ yếu là những ngành bên kinh tế tài chính không thôi chứ sư phạm hoàn toàn là không có.

Còn khi đi du học thì đa số du học sinh là những người mà gia đình có business riêng, ba mẹ có làm thêm business cho nên họ có tiền đủ cho con đi du học, thì học sinh thường là học những ngành về kinh doanh để sau này về làm việc với bố mẹ hoặc tự mở rộng kinh doanh cho chính mình. Ở Việt Nam tiền lương dạy học không nhiều, như thế thì không đáng cái đồng tiền bỏ ra khi sang đây học.

Một vấn đề nữa là khi mà du học sinh sang bên này họ không chọn những ngành như Khoa Học Xã Hội, Nhân Văn hay là Dạy Học là bởi vì chương trình bên này chỉ dạy để sau này họ có thể làm việc tại Mỹ, về Việt Nam sẽ không có đất cho họ làm. Hơn nữa chương trình dạy học ở Việt Nam rất là khác so với chương trình ở Mỹ.

Viện trưởng Viện Triết Học Hà Nội, giáo sư Phạm văn Đức, cho rằng học sinh tốt nghiệp đổ xô đi học ngành kinh tế, kinh doanh hoặc công nghệ thông tin là do nhu cầu xã hội và nhu cầu của bản thân người học mà thôi. Tuy nhiên nhu cầu ngành sư phạm không vì thế mà ít đi:

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, đại biểu quốc hội Việt Nam, thể hiện cái nhìn bao quát hơn về kinh tế, đầu tư và phát triển cũng như tiến độ hội nhập của giới trẻ trong bối cảnh thị trường mà Việt Nam đã và đang vươn tới.

Thế còn ngành Su phạm, lãnh vực rất quan trọng không chỉ đào tạo nhân tài mà còn đào tạo công dân tốt cho đất nước, thì sao? Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói tiếp:

Quí thính giả vừa theo dõi mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, với những ý kiến tương đồng hoặc tương phản trước vấn đề tại sao ngày nay đa số người trẻ Việt Nam có khuynh hướng ưu tiên cho ngành Kinh tế, Tài Chánh, Quản Trị Kinh Doanh hay Ngân Hàng nhiều hơn là các lãnh vực khác như Su Phạm, khoa Học Nhân Văn hay Khoa Học Xã Hội…

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.