Hôm nay mời quí vị cùng Thanh Trúc đi thăm hỏi những người Việt cư ngụ tại Cộng Hoà Hy Lạp, quốc gia nằm bên bờ Địa Trung Hải mà một năm chỉ có ba tháng mùa đông, còn lại là chín tháng nắng nóng của mùa hè miền nhiệt đới như lời mô tả của một thuyền nhân từ Hải Phòng đến đây từ năm 1980, anh Phong.
Tháng Tám vừa qua, một sự kiện quan trọng diễn ra ở Hy Lạp, Thế Vận Hội 2004, mà thành phố Athens vinh dự nhận lãnh từ thành phố Sydney của Australia sau khi Olympics kết thúc tại đây năm 2000.
Thế nhưng diễn biến mang tầm vóc quốc tế này chừng như không mảy may ảnh hưởng đến tâm tư và cuộc sống của người Việt tị nạn ở Hy Lạp, với con số thật khiêm nhường là năm sáu chục ở thủ đô Athens và khỏang vài trăm gia đình sống rải rác trên các đảo quanh Athens như Godos chẳng hạn. Phần lớn họ bỏ nước ra đi bằng thuyền trong các thập niên sau 1975, được tàu chở dầu Hy Lạp vớt mang về nước họ như chị Cẩm Thạch xin đi Athens năm 1986, anh Công đến Hy Lạp năm 1984 cũng trong trường hợp tương tự.
Có người tới Athens bằng diện bão lãnh như chị Thủy năm 1990 mà theo chị thì thủ tục có phần giản dị hơn đi Mỹ trong diện ODP. Và có người đến Hy Lạp vì những lời hứa hẹn của chính phủ xứ này như anh Phong từ Hải Phòng . Anh Phong đi tàu qua Trung Quốc, ở lại đây chín tháng, sau đó được chuyển sang Hong Kong.
Khởi đầu, cuộc sống cân ướt chân ráo tới một xứ lạ với ngôn ngữ bất đồng luôn là điều vô vàn khó khăn cho người Việt tị nạn như hoàn cảnh của anh Phong hồi năm 1980
Còn theo lời anh Công, cho tới lúc này, hầu hết người vượt biên Việt Nam được Hy Lạp nhận vào nước họ vẫn nằm trong diện tạm trú dù đã cư ngụ hơn 5 năm tại quốc gia này.
Người Việt ở Hy Lạp sống tách biệt với dân bản xứ, công việc chính của đa số là làm ở nhà hàng Tàu. Tại sao không gọi nhà hàng Việt Nam mà gọi là nhà hàng Tàu, chị Cẩm Thạch giải thích.
Như vậy, sau bao nhiêu việc làm vất vả không vừa ý, rốt cuộc thì chị Thủy, anh Công, anh Phong, chị Cẩm Thạch đều làm việc trong các nhà hàng. Nếu khá hơn, nhiều vốn hơn thì mở tiệm ăn Tàu và làm chủ một lúc hai ba nhà hàng như lời anh Công kể.
Bây giờ mời quí vị tìm hiểu xem ngoài công ăn việc làm thì người tị nạn Việt Nam ở Hy Lạp sinh họat ra sao, có một cộng đồng của mình ở nước này không ? Về điều này, anh Phong cho biết.
Có lẽ niềm vui duy nhất của người Việt ở Hy Lạp là đi về quê, và có người đã về nhiều lần như chị Cẩm Thạch.
Thế nhưng chị Cẩm Thạch hay những người Việt khac xoay sở thế nào để về được và trở lại Hy Lạp an toàn khi mà họ vẫn còn trong diện tạm trú, chưa kể chiếu khán mà chính phủ Hy Lạp cấp lại ghi rõ không được về Việt Nam.
Vậy thì con cái của người Việt Nam tạm trú ở Cộng Hoà Hy Lạp có gặp trở ngại trong việc học không, như con chị Cẩm Thạch hay con anh Phong chẳng hạn.
Nguời Việt tị nạn đổ về đây sau 1975, làm việc, lập gia đình, sanh con đẻ cái tại quốc gia này nhưng vì không được hợp thức hóa qui chế thường trú nên thường mang mặc cảm tạm bợ của những người sống bên lề xã hội, tâm tư hướng về một chân trời khác không phải là Hy Lạp. Với câu hỏi của Thanh Trúc là so sánh cuộc sống hiện tại của chị ở Hy lạp với cuộc sống của người thân bên nhà, chị Cẩm Thạch nói.
Đó là sơ lược đời sống người Việt ở Athens, cũng là câu chuyện chung của người Việt tị nạn tại Cộng Hoà Hy Lạp. Xin nói thêm Việt Nam Hy Lạp thiết lập bang giao ngày 15 tháng Tư năm 1975. Năm 1996, Hà Nội cử thứ trưởng thương mại Nguyễn Xuân Quang sang Athens để ký kết hiệp định hợp tác kinh tế song phương. Năm 1998, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngọai giao Nguyễn Mạnh Cầm chính thức thăm viếng Cộng Hoà Hy Lạp.
Tuy nhiên quan hệ ngọai giao hai nước chưa được nâng lên cấp đại sứ. Ông Miltiadis Hiskakis, đại sứ Hy Lạp tại Thái Lan, là người đảm trách phần vụ bang giao với Việt Nam hiện nay.
Thanh Trúc xin kính chào tạm biệt, hẹn trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.