Thép Trung Quốc mang thương hiệu Việt Nam, lợi và hại?

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Tự do hoá thương mại, ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực đầu tiên. Vụ Thép Trung Quốc mang thương hiệu Việt Nam, nhiều khả năng công ty Thép Việt Ý không vi phạm pháp luật.

SteelWtoBusiness200.jpg
Công nhân của một xưởng thép ở Hà Nội đang làm việc hôm 16-9-2003. AFP PHOTO

Mặc dù Hiệp Hội Thép phản ứng quyết liệt và đưa vụ việc lên tận thủ tướng, tuy nhiên thông tin cho thấy công ty Thép Việt Ý thắng thế về giải thích pháp luật, chung quanh một thương vụ thuộc loại chưa từng xảy ra ở Việt Nam.

Vụ việc xảy ra từ đầu tháng 3 khi công ty cổ phần thép Việt Ý trực thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà đặt hàng Trung Quốc sản xuất thép cây cho mình, điểm mới mẻ là số thép này mang nhãn hiệu VIS của Việt Ý, tức là thép 100% của Trung Quốc nhưng lại có thương hiệu Việt Nam.

Đánh động dư luận

Khi ấy Hiệp Hội Thép đã họp báo đánh động dư luận về việc Việt Ý đặt Trung Quốc làm 5 ngàn tấn thép. Sau đó Hiệp Hội cũng kiến nghị thủ tướng và mong chấm dứt cách làm của công ty Việt Ý.

Tới cuối tháng 3/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Thương Mại giải quyết theo pháp luật. Không có thông tin về việc Bộ Thương Mại xử lý ra sao, nhưng ngày 3 tháng 4 Việt Nam Net đưa tin không phải 5 ngàn tấn mà đã có 10 ngàn tấn Thép Trung Quốc mang thương hiệu Việt Ý đã được thông quan.

Câu chuyện nằm trong bối cảnh ngành thép Việt Nam gặp khó khăn vì không đủ nguyên liệu, không đủ phôi để sản xuất mà phải nhập khẩu từ nước ngoài tới 70% . Trung Quốc trước kia là nhà cung cấp phôi thép lớn nhất cho các nhà máy cán thép của Việt Nam.

Về khía cạnh luật pháp Hiệp Hội Thép Việt Nam chúng tôi chưa được sự ủng hộ hoàn toàn. Tuy nhiên chúng tôi muốn nhấn mạnh tới vấn đề đạo đức kinh doanh, Việt ý cũng là thành viên của Hiệp Hội, trong sản xuất kinh doanh bao giờ cũng mang tính cộng đồng.

Gần đây chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách, tăng thuế xuất khẩu nguyên liệu trong khi ưu đãi việc xuất khẩu thép thành phẩm. Vì lý do đó thép thành phẩm của Trung Quốc bán vào thị trường Việt Nam ngang giá, hoặc rẻ hơn phôi thép nguyên liệu mà với phôi này thì doanh nghiệp Việt Nam còn phải cộng thêm chi phí sản xuất mới làm ra thép thành phẩm.

Mỗi năm ngành thép Việt Nam sản xuất khoảng 4 triệu tấn thép xây dựng và giá thành cao hơn thép Trung Quốc nhập khẩu. Tuy vậy thị trường Việt Nam chưa quen với thép Trung Quốc, có thể vì thế Việt Ý chọn cách đặt hàng sản xuất với thương hiệu của mình.

Nam Nguyên đã trao đổi với ông Đinh Huy Tam, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Thép văn phòng ở Hà Nội để cập nhật thông tin về vấn đề này:

Nguyên nhân phản đối

Nam Nguyên: Thưa hiệp hội phản đối là về mặt đạo đức về quyền lợi quốc gia hay là dựa trên cơ sở pháp lý ?

Ông Đinh Huy Tam: Về khía cạnh luật pháp Hiệp Hội Thép Việt Nam chúng tôi chưa được sự ủng hộ hoàn toàn. Tuy nhiên chúng tôi muốn nhấn mạnh tới vấn đề đạo đức kinh doanh, Việt ý cũng là thành viên của Hiệp Hội, trong sản xuất kinh doanh bao giờ cũng mang tính cộng đồng.

Hành động của Việt Ý đi ngược lại quyền lợi của tất cả các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam. Vì thế không một thành viên nào trong Hiệp Hội ủng hộ việc làm của Việt Ý.

Nam Nguyên: Thưa ông tự do thương mại có thể cho phép một doanh nghiệp đặt hàng nước ngoài sản xuất theo thương hiệu của mình. Điều này ở các nước phát triển rất là phổ biến. Ông có nghĩ là chính phủ có biện pháp ngăn cản hay không.

Ngành thép Việt Nam đầu tư hàng tỷ đô la với mục tiêu phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu thép trong nước. Còn việc Việt Nam đã tham gia WTO thì Việt Nam phải hội nhập nghĩa là căn cứ vào luật chung của Việt Nam cũng như những gì Việt Nam cam kết với WTO.

Ông Đinh Huy Tam: Ngành thép Việt Nam đầu tư hàng tỷ đô la với mục tiêu phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu thép trong nước. Còn việc Việt Nam đã tham gia WTO thì Việt Nam phải hội nhập nghĩa là căn cứ vào luật chung của Việt Nam cũng như những gì Việt Nam cam kết với WTO.

Về khía cạnh luật pháp, quan điểm của Hiệp Hội Thép chưa được sự ủng hộ hoàn toàn. Nhưng đây là chuyện ảnh hưởng toàn bộ ngành sản xuất thép, đây là công ăn việc làm của năm bảy chục nghìn người.

Do đó nếu tất cả các doanh nghiệp đều làm như Việt Ý, thì Việt Nam sẽ không còn sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc việc nhập hàng của nước ngoài. Chúng tôi nhất trí không tán thành việc làm của Việt Ý.

Người tiêu được gì?

Nam Nguyên: Thưa ông, có tin 10 ngàn tấn thép Trung Quốc mang thương hiệu Việt ý VIS đã nhập kho, nghĩa là đã qua thủ tục hải quan phải chăng Cty Việt Ý ngay lúc này có thể đưa ra bán trên thị trường?

Ông Đinh Huy Tam: Theo thông tin của chúng tôi, hàng đã thông quan đưa về kho của họ. Rất có khả năng Việt Ý sẽ đem ra tiêu thụ số thép này tại thị trường nội địa.

Nam Nguyên: Theo ông người tiêu dùng có được hưởng lợi về vụ Thép Trung Quốc Việt Ý hay không?

Ông Đinh Huy Tam: Trung Quốc sản xuất 1/3 tổng lượng thép trên thế giới, đây là ảnh hưởng cạnh tranh toàn cầu không riêng gì cho Việt Nam. Vì thế tôi đánh giá có thể trong giai đoạn trước mắt giá thép Trung Quốc có thể rẻ hơn thép Việt Nam, và trong chừng mực trước mắt người tiêu dùng có được hưởng lợi.

Một khi nền sản xuất trong nước bị bóp chẹt phụ thuộc thị trường Trung Quốc, thì không lọai trừ khả năng Trung Quốc sẽ nâng giá lên, cuối cùng người tiêu dùng sẽ bị thiệt, quyền lợi quốc gia bị thiệt hại.

Hiệp hội thép Việt Nam trước sau như một, không tán thành cách làm của Việt Ý. Hơn nữa đây là một cộng đồng doanh nghiệp, cần hợp tác với nhau để vực nền sản xuất trong nước lên, tốt hơn là đi ngược lại lợi ích chung của tòan ngành .

Hiệp hội thép Việt Nam trước sau như một, không tán thành cách làm của Việt Ý. Hơn nữa đây là một cộng đồng doanh nghiệp, cần hợp tác với nhau để vực nền sản xuất trong nước lên, tốt hơn là đi ngược lại lợi ích chung của tòan ngành .

Cách giải quyết

Nam Nguyên: Nếu nhiều công ty đi theo cách làm của Việt Ý, thì Hiệp Hội Thép sẽ giải quyết bằng cách nào?

Ông Đinh Huy Tam: Chúng tôi là một tổ chức mà các thành viên tham gia trên căn bản tự nguyện . Hiệp Hội không có thẩm quyền can thiệp bằng biện pháp hành chánh, mà chỉ đưa ra khuyến nghị trên cơ sở ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi có đề nghị chính phủ xem xét vấn đề này, sự việc mới xảy ra gần đây.

Theo tôi múôn giải quyết cái này, cơ quan quản lý Nhà nước cần thu thập đầy đủ thông tin, xem lại khía cạnh luật pháp. Dù khía cạnh luật pháp là một phần rất quan trọng, nhưng chuyện này ảnh hưởng tới quyền lợi chung của tất cả các nhà sản xuất thép trong nước.

Chúng tôi mong muốn Nhà nước có những biện pháp giải quyết tích cực còn biện pháp như thế nào thì đấy là thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước. Hiệp Hội chỉ có quyền kiến nghị lên để các họ xem xét.

Theo tin Vietnam Net ngày 3 tháng Tư, ông Lê Ngọc Sơn Trưởng phòng quan hệ quốc tế công ty Thép Việt Ý cho biết, số lượng thép Trung Quốc mang thương hiệu VIS Việt Ý được nhập về Việt Nam đến nay đã là 10 ngàn tấn, chứ không phải 5 ngàn tấn như thông tin trước đây.

Hiện 2 lô thép này đã làm xong thủ tục kiểm định chất lượng tại Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo lường chất lượng, Viện Khoa Học Xây Dựng và Viện Khoa Học Giao Thông Vận Tải. Người đại diện của Việt Ý nói rằng, tất cả kết quả kiểm định cho thấy chất lượng thép vượt tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam.

Vấn đề ghi xuất xứ hàng hoá, một điểm luận cứ của hiệp hội thép cho rằng người tiêu dùng sẽ lẫn lộn hàng Việt Ý làm trong nước và hàng Trung Quốc nhập khẩu. Ông Sơn cho biết, ngoài nhãn chính bằng kim loại ở mỗi bó 3 tấn được thực hiện từ bên Trung Quốc, Việt Ý sẽ làm thêm các nhãn phụ ghi xuất xứ hàng hoá rõ ràng: thép sản xuất tại Trung Quốc được Công Ty Thép Việt Ý đảm bảo chất lượng.

Các nhãn này được gắn vào trên từng bó nhỏ bán ra thị trường. Ngoài ra Công Ty Việt Ý sẽ sử dụng nhiều hình thức quảng bá để người tiêu thụ có đầy đủ thông tin. Vẫn theo ông Sơn, 10 tấn thép Trung Quốc thương hiệu Việt Ý đã nhập kho công ty, lượng thép này sẽ phân phối ra thị trường ngay sau khi Việt Ý hoàn tất việc ghi nhãn hàng hoá. Theo Vietnam Net 10 ngàn tấn thép này thật ra đã có khách hàng đặt mua hết, và chỉ chờ giao hàng.

Theo tôi muốn giải quyết cái này, cơ quan quản lý Nhà nước cần thu thập đầy đủ thông tin, xem lại khía cạnh luật pháp. Dù khía cạnh luật pháp là một phần rất quan trọng, nhưng chuyện này ảnh hưởng tới quyền lợi chung của tất cả các nhà sản xuất thép trong nước.

Về giá cả

Về giá cả thì người đại diện công ty Việt Ý đưa ra thông tin rằng, họ bán thép Việt Ý làm tại Trung Quốc và Thép Việt Ý làm tại Việt Nam cùng một giá, tức là 9 triệu 600 ngàn một tấn. Phản ứng về điều này, ông Phạm Chí Cường Chủ Tịch Hiệp Hội Thép đặt câu hỏi là nhập thép Trung Quốc thương hiệu Việt Ý về bán ngang giá để làm gì, như vậy người tiêu dùng đâu được hưởng lợi từ giá rẻ của thép Trung Quốc.

Vẫn theo Vietnam Net, ông Chu Quang Vũ, tổng giám đốc công ty Thép Hoà Phát xác nhận là cán bộ công ty ông có chứng kiến đợt kiểm tra thép Trung Quốc mang nhãn hiệu VIS. Theo ông nếu đánh giá cao chất lượng thép Trung Quốc tại sao Việt Ý không nhập khẩu một cách chính thống, thay vì phải mang thương hiệu Việt. Nếu làm như vậy thì các công ty khác không phản đối.

Rõ ràng là với các thông tin mà chúng tôi cập nhật, thì phải hiểu là thương vụ 10 ngàn tấn thép Trung Quốc mang thương hiệu Việt Nam không vi phạm pháp luật Nhà nước. Và nếu như Việt Ý có đầu ra cho loại thép này, có lợi nhuận thì không chỉ Việt Ý mà nhiều doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam sẽ chọn hình thức đặt hàng từ Trung Quốc với thương hiệu của công ty mình rồi nhập khẩu về Việt Nam.

Đối với doanh nhân vấn đề quan trọng hàng đầu là lợi nhuận và không vi phạm pháp luật. Còn ông Phạm Chí Cường chủ tịch hiệp hội Thép thì phát biểu một cách chua chát, các doanh nghiệp thép trong nước đã đầu tư đạt công suất 6 triệu tấn thép và 2 triệu tấn phôi mỗi năm. Nếu thị trường lại tràn ngập thép Trung Quốc thương hiệu Việt Nam thì nhiều cơ sở sản xuất thép có nguy cơ phải đóng cửa trong tương lai gần.