Điểm báo trong nước trên mạng Internet (ngày 3-12-2004)

By: Nam Nguyên

Trong lịch sử nhà nước cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên có sự kiện một thủ tướng chịu trả lời chất vấn của quốc hội… Đây là đề tài chúng tôi chọn điểm báo trong nước, trước khi bước sang thông tin về vụ kiện tôm, hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam và chuyện quota dệt may.

TT Phan Văn Khải: Bộ máy công quyền hư hỏng

Thưa quí thính giả, ở các nước dân chủ đa nguyên, chuyện người cầm đầu chính phủ xuất hiện trước quốc hội và trả lời chất vấn của đại diện dân cử là chuyện thông thường. Nhưng tại Việt Nam, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì quả là chuyện lạ, dù rằng quốc hội cộng sản không có thành phần đối lập, chỉ có các đại biểu cùng là người trong nhà, dù có thể là đảng viên hay người ngòai đảng.

Thủ tứơng Phan Văn Khải là người đi tiên phong đăng đàn trả lời chất vấn trước quốc hội, và là nhân vật đầu tiên trong cương vị đứng đầu chính phủ thực hiện chuyện này, kể từ khi ông Hồ Chí Minh sáng lập ra nhà nứơc cộng sản Việt Nam. Sự kiện đáng chú ý là buổi điều trần hôm 2-12 của ông Phan Văn Khải được trực tiếp truyền thanh và truyền hình tòan quốc. Ông Khải đã báo cáo giải trình các vấn đề quan trọng trong việc ông quản lý điều hành các chương trình kinh tế xã hội của đất nước.

Ông Phan Văn Khải nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra các vụ tham nhũng nghiêm trọng. Và để chống tham nhũng một cách hữu hiệu hơn ông Phan Văn Khải nhấn mạnh rằng người sai phạm và bao che, dù ở chức vụ nào, cũng bị trừng phạt nghiêm nhặt theo đúng luật, và vụ sự phải được công bố.

VNExpress trích thuật lời ông Phan Văn Khải nói, là ông nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra các vụ tham nhũng nghiêm trọng. Và để chống tham nhũng một cách hữu hiệu hơn ông Phan Văn Khải nhấn mạnh rằng người sai phạm và bao che, dù ở chức vụ nào, cũng bị trừng phạt nghiêm nhặt theo đúng luật, và vụ sự phải được công bố.

Tất cả có 12 đại biểu quốc hội đăng ký chất vấn thủ tứơng Phan Văn Khải. Theo VietnamNet, nhà sử học Dương trung Quốc đại biểu đơn vị Đồng Nai đề cập tới phát biểu gần đây, theo đó ông Phan Văn Khải nói rằng ‘bộ máy công quyền hư hỏng’. Ông Quốc chất vấn rằng, trách nhiệm của thủ tứơng để đâu khi để bộ máy công quyền hư hỏng. Về điểm này thủ tứơng Phan Văn Khải xác nhận là ông có nói bộ máy công quyền hư hỏng.

Tuy vậy ông Khải thêm rằng, không thể nói vì bộ máy công quyền hư hỏng mà đất nước không phát triển. Theo ông Khải quốc tế ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và nhấn mạnh rằng sẽ sa thải những ai hư hỏng ra khỏi bộ máy công quyền.

Trả lời các điểm khác, ông Phan Văn Khải xác nhận sự yếu kém của Việt Nam không chỉ riêng bộ máy hành chính mà còn ở cả bộ máy chính trị. Ông Khải cũng nhấn mạnh rằng đã cải thiện nhiều tình trạng trên bảo dưới không nghe, và răn đe là sẽ cách chức các chủ tịch tỉnh không nghe lệnh chính phủ.

VASEP: Việt Nam sẽ theo kiện tới cùng

Vụ kiện tôm cũng chiếm nhiều chỗ trên các báo mạng của Việt Nam. Sau khi Bộ Thương Mại Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng, vẫn còn qui kết Việt Nam có bán phá giá tôm vào Mỹ và áp đặt các mức thuế mới giảm hơn chút ít cho Việt Nam, Tuổi Trẻ Online có bài viết với tựa đề là vẫn còn hy vọng cho vụ kiện tôm. Tờ báo phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Dũng, tổng thư ký hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam gọi tắt là VASEP, ông Dũng tuyên bố Việt Nam sẽ theo kiện tới cùng.

Theo thủ tục phải tới ngày 12 tháng giêng sang năm Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của Mỹ mới đưa ra phán quyết sau cùng là Việt Nam có hay không bán phá giá tôm vào Mỹ, nếu phán quyết bất lợi cho Việt Nam thì mới áp thuế mà bộ thương Mỹ quyết định hôm 30/11 vừa qua. Việt nam chịu thuế bán tôm phá giá trong khỏang 4, 13% tới 25,76% .

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng hôm thứ Tư 1-12, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của Hoa Kỳ đã nghe các bên điều trần. Ông Dũng tin rằng Ủy Ban sẽ xem xét khách quan mọi yếu tố để cúôi cùng tôm Việt nam không gây thiệt hại về mặt vật chất hay đe dọa thiệt hại đối với ngành tôm Hoa Kỳ.

“...Lập luận của tất cả thành viên bên bị đơn trình bày là những khó khăn mà ngành công nghiệp tôm Mỹ gặp phải không phải do tôm nhập khẩu phá giá gây ra. Mà ngựơc lại, vấn đề của họ nằm ở chỗ là họ không biết cách tiếp thị sản phẩm của họ với khách hàng cho đúng cách rằng con tôm của họ là sản phẩm đánh bắt từ tài nguyên tự nhiên nên chi phí đắt hơn tôm nuôi trồng nhập khẩu từ nứơc ngoài..."

Công ty Luật Willie Farr Gallagher ở Hoa Kỳ đại diện cho ngành công nghiệp chế biến tôm Việt Nam trong vụ kiện, luật sư Matthew Nicely đại diện công ty đã cho Trà Mi của ban Việt Ngữ biết về các lập luận mà công ty ông đại diện các công trong bị đơn Việt Nam đưa ra trong phịên điều trần sau cùng với Ủy Ban Thương mại Quốc Tế của Hoa Kỳ hôm 1/12 tại Washington:

“Lập luận của tất cả thành viên bên bị đơn trình bày là những khó khăn mà ngành công nghiệp tôm Mỹ gặp phải không phải do tôm nhập khẩu phá giá gây ra. Mà ngựơc lại, vấn đề của họ nằm ở chỗ là họ không biết cách tiếp thị sản phẩm của họ với khách hàng cho đúng cách rằng con tôm của họ là sản phẩm đánh bắt từ tài nguyên tự nhiên nên chi phí đắt hơn tôm nuôi trồng nhập khẩu từ nứơc ngoài. Câu hỏi chính mà chúng tôi đặt ra là làm sao ngành tôm Hoa Kỳ có thể cáo buộc tôm nhập khẩu là nguyên nhân gây thiệt hại cho họ , khi mà họ hoàn toàn công nhận rằng họ không thể đáp ứng đủ nhu cầu nội địa . Thực tế là 90% tôm tiêu thụ trong nước là từ các sản phẩm nhập khẩu . Vả lại, họ cũng thừa biết là khả năng cung cấp của họ cho thị trường Mỹ không thể vượt hơn mức hiện tại . Vì thế, nguyên nhân khó khăn của họ không phải vì tôm nhập khẩu phá giá, mà chúng tôi muốn chứng minh rằng đó là vì họ không biết cạnh tranh với tôm giá rẻ từ nứơc ngoài".

Quốc tế hứa viện trợ cho VN 3.4 tỷ đôla

Những ngày qua, Hà Nội vui mừng vì hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam hôm 2/12, đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 3 tỷ 440 triệu đô la. Đây là vốn vay ODA với lãi suất nhẹ cho năm 2005. Theo các báo mạng trong đó có Tuổi Trẻ, đại diện chính phủ Việt Nam, phó thủ tứơng Vũ Khoan hết sức hoan hỉ về điều ông gọi là vượt sự mong đợi. Ông Vũ Khoan thêm rằng, con số viện trợ rất ấn tượng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng tài trợ quốc tế đối với những chính sách mà chính phủ Việt Nam đang tiến hành.

Ông Vũ Khoan cho rằng, kết quả quan trọng hơn nhiều chính là sự trùng hợp giữa mối quan tâm của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, về các vấn đề như tăng trưởng, kết hợp phát triển kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội, hiệu quả của nền kinh tế, chống tham nhũng và cải cách hành chánh.

Theo các tin này, Giám Đốc Ngân Hàng Thế Giới Khu Vực Việt Nam, ông Klaus Rohland giải thích rằng, trong số 600 trăm triệu đô la tăng lên vừa nói, có 170 triệu đô la do thay đổi tỷ giá hối đóai so với năm trứơc. Ông cho biết chính phủ Pháp tăng gấp ba lần số viện trợ cho Việt nam lên tới 400 triệu đô la. Và Nhật Bản hào phóng với vai trò nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam, với mức viện trợ hơn 92 ngàn tỷ yên tương đương 902 triệu đô la.

Bộ trưởng Trường Đình Tuyển nhận trách nhiệm

Trên các báo ở Việt Nam, Bộ Thương Mại ứơc tính xuất khẩu hàng dệt may trọn năm 2004 có thể đạt con số 4,2 tỷ đô la đứng hàng thứ nhì về trị giá chỉ sau xuất khẩu dầu thô. Thế nhưng Tin Nhanh Việt nam loan tin Liên Hiệp Châu Âu EU chưa xóa bỏ hạn ngạch dệt may 2005 cho Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội. Trong khi không còn bao nhiêu ngày nữa chế độ hạn ngạch quota hòan tòan được bãi bỏ giữa các nứơc thành viên WTO, tức tổ chức mậu dịch thế giới.

"...không có liên quan đến tiêu cực quota, nhưng thừa nhận trách nhiệm của mình vì là người lãnh đạo bộ thương mại..."

Do Việt Nam còn tiếp tục phải chịu chế độ hạn ngạch dệt may đối với hai thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ và EU, nên nhiều chuyên gia lo ngại cho công nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam khi bứơc sang năm mới 2005. Nhất là việc phân bổ hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề như quan điểm của ông Diệp Thành Kiệt, tổng thư Ký Hiệp Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, tổ chức qui tụ 150 doanh nghiệp.

Những bê bối trong vấn đề quota khiến cho bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển bị chất vấn nặng nề tại quốc hội vào chiều thứ tư. Vụ tham nhũng quota dệt may đưa tới việc bắt giữ truy tố nhiều đối tượng, trong số có 2 cha con thứ trưởng thương mại Mai Văn Dâu. Vì thế các đại biểu đặt vấn đề trách nhiệm của bộ trưởng Trương Đình Tuyển.

Ông Tuyển xác định mình không có liên quan đến tiêu cực quota, nhưng thừa nhận trách nhiệm của mình vì là người lãnh đạo bộ thương mại. Ông cho biết đã báo cáo với Bộ Chính Trị và nếu Bộ Chính Trị xử lý thế nào thì ông sẽ cam chịu chấp hành. Những lời ông Tuyển nói trứơc quốc hội cho thấy hệ thống chính trị ở Việt Nam rất khác lạ, thủ tứơng lãnh đạo chính phủ nhưng lại không quyết định nhân sự trong nội các của mình, mà là ở cấp cao hơn của đảng cộng sản Việt Nam.