Điểm báo trong nước trên mạng Internet (ngày 4-6-2005)
2005.06.05
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Quyền sở hữu nhà đất luôn được người dân Việt Nam quan tâm, báo chí dành nhiều bài tường thuật trong những ngày quốc hội nhóm họp để thảo luận bản dự thảo luật nhà ở, chúng tôi sẽ dành thì giờ điểm các bài báo liên quan.
Quyền tư hữu nhà ở
Dành trọn ngày 2-6 để thảo luận về dự thảo luật nhà ở, quốc hội Việt Nam đã nghe ý kiến của các đại biểu mà phần lớn đều mong muốn có cải tổ minh bạch về một khía cạnh của quyền tư hữu, đó là sở hữu nhà ở, trong chế độ XHCN không chủ trương quyền tư hữu đất đai mà hạn chế bằng quyền sử dụng đất.
VietnamNet đưa lên mạng ý kiến đại biểu, quay trở lại vấn đề hộ khẩu từng là một công cụ mà nhà nước sử dụng để hạn chế các quyền dân sự cũa người dân. Riêng trong vấn đề nhà ở, ông Mai Quốc Bình phó tổng thanh tra chính phủ, đại biểu quốc hội đơn vị TP.HCM cho rằng không nên dùng hộ khẩu để hạn chế cấm đóan.
Vẫn theo VietnamNet, khuynh hướng chung của các đại biểu là dẹp bỏ điều kiện về hộ khẩu đối với vấn đề nhà ở, nghĩa là người dân có thể thuê, mua nhà ở một nơi mà họ không có hộ khẩu thường trú.
Trên thực tế theo các qui định hiện hành hộ khẩu là một trong các điều kiện cần phải có nếu người dân muốn mua bán nhà. Trong khi chờ đợi cải tổ, cho đến nay hộ khẩu vẫn là một rào cản đối với quyền dân sự của công dân Việt Nam.
Nhà đòi Hộ khẩu, Hộ khẩu đòi Nhà
Theo VietnamNet, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn Yểu cho rằng dự luật nhà ở lần này đã phá vỡ cái vòng luẩn quẩn từ trứơc đến nay mà ông gọi là ‘nhà đòi hộ khẩu hộ khẩu đòi nhà’. Ông Yểu cho biết dự thảo luật có một qui định rất tiến bộ, theo đó đối với nhà ở thương mại mới xây, người mua không cần phải có hộ khẩu thường trú. Người ở tỉnh khác có thể về Hà Nội mua nhà ở thương mại.
Tuy vậy ông Yểu cho rằng quốc hội nên cho ý kiến để qui định rõ ràng vào luật, vì dự luật mới qui định đối với nhà bình thường, bên mua thuê đổi mượn, ở nhờ thì cần có đủ năng lực hành vi dân sự, mà không nói rõ là không cần hộ khẩu thường trú.
Cùng về vấn đề này đại biểu Mai Quốc Bình đơn vị TP.HCM nói là ông đồng ý nhà ở thương mại không cần hộ khẩu, nhưng nhà công vụ phải có sự phân công của nhà nứơc, nhà bán trả góp, nhà xã hội có đối tượng cụ thể.
Ông Bình tiếp lời rằng, còn như dân cư trao đổi bình thường không nên hạn chế. Theo ông người dân có điều kiện tiền bạc thì nên cho người ta mua, không nên dùng hộ khẩu hạn chế cấm đóan người dân.
Khổ sở vì những qui định tròng tréo
VietnamNet đưa ra vấn đề rằng, hiện nay ờ TP.HCM và Hà Nội, người dân đăng ký hộ khẩu thì công an yêu cầu phải có nhà, sang đăng ký nhà, Sở Tài Nguyên Môi Trường lại hỏi hộ khẩu. Đại biểu Mai Quốc bình trả lời rằng, những thực tế đó là do nghị định 51 của chính phủ và chỉ thị 27 của TPHCM. Theo ông Bình khi luật nhà ở ra đời sẽ hủy bỏ những văn bản duới luật không phù hợp như vừa nói.
Thưa quí thính giả, những điều ông Mai Quốc bình vừa nói thể hiện sự tròng tréo không rõ ràng minh bạch của hệ thống luật pháp nứơc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tương tự như ví von của phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn Yểu cho rằng, nhà đòi hộ khẩu hộ khẩu đòi nhà theo kiểu con gà hay quả trứng có trứơc.
Thưa quí thính giả, người dân Việt nam chịu những luật lệ như vừa nói từ mấy chục năm nay, sự đòi hỏi cải tổ bao trùm tất cà các lãnh vực. Cả một hệ thống pháp luật theo kiểu xã hội chủ nghĩa nay phải chạy đua với cải tổ, đè gánh nặng lên vai quốc hội.
Cũng may là quốc hội chỉ có một đảng duy nhất, nên tranh cãi bất đồng ra sao thì sau cùng cũng đi đến một thỏa thuận, nhưng bây giờ không phải chỉ làm vừa lòng nhà nứơc mà còn là chuyện phù hợp tình thế mới, trong nhu cầu hội nhập thế giới. Nhất là khi Việt nam mong muốn gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cũng như tranh thủ viện trợ quốc tế.
Nguyện vọng của cử tri
Thưa quí thính giả, tuy rằng khuynh hứơng chung của cử tri và đại biểu quốc hội là muốn chính quyền tôn trọng quyền dân sự cũa công dân, nhưng cũng có những đại biểu vẫn còn băn khoăn lo ngại mặt trái của sự đổi mới.
Chẳng hạn như đại biểu Hà Đức Lệnh đơn vị Bắc cạn, ông Lệnh đặt vấn đề là người dân các tỉnh lân cận có thể đổ xô về thành phố mua nhà để đầu cơ. Thưa quí thính gỉa mối lo của đại biểu Hà Đức Lệnh mang nặng tính xã hội chủ nghĩa, trong một cơ chế mà đảng và nhà nước can thiệp vào mọi vấn đề.
Xem một số bài tường thuật trên VietnamNet, Thanh Niên và Tuổi Trẻ online, chúng tôi nhận thấy rằng, những đại biểu quốc hội cũa Việt Nam thể hiện nguyện vọng cử tri, phần lớn đều muốn cải tổ. Những gì họ mong muốn rất đơn giản, được sử dụng quyền dân sự của mình, trong các lãnh vực ăn mặc ở đi, trứơc khi nói tới nhân quyền một cách rộng rãi.
Những gì người dân VN mong muốn thì ở các nước khác theo kinh tế thị trường người ta đã có từ lâu. Chúng tôi xin trích dẫn một lần nữa nhận định của cựu thủ tứơng Võ Văn Kiệt, người đứng đầu chính phủ VN trong thập niên 1990, ông Kiệt tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Quốc Tế nhân dịp kỷ niệm 30/4 rằng, thế giới đã tiến quá xa Việt nam phải nhanh chân nếu không muốn bị tụt hậu nhiều hơn nữa.
Các tin, bài liên quan
- Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Đảng và Nhà nước VN cần tự xem lại mình
- Nhận định của nhà báo Việt Nam về “Việt Nam trước sân chơi của thế giới”
- Điểm báo Trong nước trên mạng Internet (ngày 7-5-2005)
- Điểm báo trong nước trên mạng Internet (ngày 23-4-2005)
- Điểm báo trong nước trên mạng internet (ngày 9-4-2005)
- Điểm báo trong nước trên mạng internet (ngày 2-4-2005)
- Ðiểm báo trong nước trên mạng Internet
- Điểm báo trong nước trên mạng Internet (ngày 5-3-2005)
- Điểm báo trong nứơc trên mạng Internet (ngày 26-2-2005)
- Điểm báo trong nước trên mạng Internet (ngày 12-2-2005)