Gia Minh, phóng viên đài RFA
Quá trình phát triển tại Việt Nam đang đặt ra một bài toán khó cho các nhà quản lý xã hội, đó là làm sao vừa duy trì được tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng vừa bảo vệ được môi trường đất nước. Một trong những biện pháp để có thể giúp giải quyết vấn đề đó là các cơ sở phải áp dụng quy trình sản xuất sạch.

Vậy lâu nay hoạt động được gọi là sản xuất sạch đang được thực hiện ra sao ở Việt Nam? Đây là đề tài của chuyên mục Khoa Học & Môi Trường kỳ này.
Đối với nhiều người thì cụm từ "sản xuất sạch" có nghĩa khá đơn giản là làm sao hoạt động sản xuất không gây ảnh hưởng đến môi trường. Thế nhưng nếu hiểu như thế thì vẫn chưa đầy đủ.
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi, Trưởng Đai Diện Văn Phòng Phía Nam của Trung Tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam, giải thích thêm về khái niệm này : "Sản xuất sạch có nghĩa là mình kiểm soát cái quá trình sản xuất của mình một cách hợp lý, tức là thay vì mình phải xử lý chất thải khi mình đã thải ra thì mình phải hạn chế chất thải đó.
Đó mới là ý nghĩa của sản xuất sạch. Còn sản xuất sạch hiểu theo nghĩa là mình xử lý chất thải các thứ cho nó sạch đấy, tức càng ra chất thải bao nhiêu mình xử lý cho sạch bấy nhiêu thì đó cũng chưa đủ đâu, đó chỉ là xử lý cuối đường ống thôi."
Hỗ trợ cho giới sản xuất
Trung Tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam hiện có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và một Văn Phòng Đại Diện ở Thành Phố HCM. Trung Tâm ra đời từ năm 1998 với sự hỗ trợ của Tổ Chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO). Từ đó đến nay Trung Tâm có những hỗ trợ gì cho giới sản xuất nói chung tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi cho biết những thông tin liên quan qua cuộc trao đổi sau đây với chúng tôi. Trước hết ông trình bày: "Cái áp lực về cạnh tranh các thứ ở phía trong Miền Nam nó tốt hơn thành ra doanh nghiệp họ phải tìm mọi cách để họ cắt giảm chi phí. Có những doanh nhgiệp bị áp lực cạnh tranh nhiều thì họ cũng bắt đầu tiếp cận các công nghệ sạch và họ cũng tự định hướng đầu tư các công nghệ sạch rất là nhiều rồi.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thực tế họ cũng bị rất là nhiều các vấn đề khó khăn,, thứ nhất là về nguồn vốn, thứ hai là thông tin về công nghệ, thứ ba là cái hệ thống quản lý của họ, thì nguồn vốn của họ cũng rất là hạn chế, thứ hai là thông tin về công nghệ của họ cũng ít, và cái hệ thống quản lý của họ do phát triển từ quy mô gia đình trở lên thành ra họ cũng rất là khó khăn, và do vậy việc áp dụng sản xuất sạch đối với họ cũng tương đối gặp nhiều thách thức đó."
Trung Tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam là cái đầu mối quốc gia về sản xuất sạch ở Việt Nam thì ngoài cái việc hỗ trợ kỹ thuật, vừa rồi Trung Tâm cũng có nhận một cái hỗ trợ về tài chính của bên Chính Phủ Thuỵ Sĩ. Họ dành 5 triệu đô để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để đổi mới cái công nghệ của họ và công nghệ mới ấy là công nghệ sạch hơn và thân thiện với môi trường hơn, thì phía Trung Tâm vừa đánh giá kỹ thuật và cũng vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính của các ngân hàng.
Gia Minh : Vậy thì Trung Tâm lâu nay có những hỗ trợ như thế nào đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, thưa ông?
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi : Trung Tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam là cái đầu mối quốc gia về sản xuất sạch ở Việt Nam thì ngoài cái việc hỗ trợ kỹ thuật, vừa rồi Trung Tâm cũng có nhận một cái hỗ trợ về tài chính của bên Chính Phủ Thuỵ Sĩ. Họ dành 5 triệu đô để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để đổi mới cái công nghệ của họ và công nghệ mới ấy là công nghệ sạch hơn và thân thiện với môi trường hơn, thì phía Trung Tâm vừa đánh giá kỹ thuật và cũng vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính của các ngân hàng.
Gia Minh : Đến bây giờ thì giúp được bao nhiêu doanh nghiệp ở Việt Nam rồi ạ?
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi : Cái quỹ đấy bắt đầu khởi động từ tháng 10 năm 2007, chính thức là đầu tháng 10-2007, và hiện nay thì cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp họ tiếp cận Quỹ và chúng tôi cũng đang hỗ trợ họ xây dựng cái hồ sơ để vay vốn.
Gia Minh : Những điều kiện đó có khó khăn lắm không ạ?
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi : Các điều kiện, nếu các doanh nghiệp thực sự họ có tiềm năng và họ có định hướng thay đổi công nghệ thì cũng rất là dễ. Điều kiện cơ bản trước là họ phải doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức là dưới 500 công nhân, hoặc là vốn hoạt động dưới 5 triệu đô. Cái thứ hai, họ phải là doanh nghiệp đang hoạt động, tức là hoạt động từ trên 6 tháng trở lên.
Thứ ba là vốn hoạt động của họ thì phải là vốn ở trong nước chi phối, tức là họ ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước mà. Và cái quan trọng là điều kiện về môi trường để mà được tài trợ thì họ có 6 chỉ tiêu về môi trường để đánh giá. Có 3 chỉ tiêu về môi trường quốc tế: (1) cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, (2) cắt giảm các khí làm thủng tầng ozon, (3) cắt giảm các chất hữu cơ gây ô nhiễm bền vững, và các chỉ tiêu khác là (4) bụi, (5) lượng nước sử dụng, (6) các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ ở trong nước thải.
Nếu doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới mà cắt giảm được các chất ô nhiễm của một trong 6 tiêu chí đấy, nếu mà cắt giảm 30% tức là công nghệ mới nó giảm ô nhiễm 30% so với công nghệ cũ, thì doanh nghiệp được tài trợ 15% tổng vốn vay.
Gia Minh : Nhưng mà nghe ra có khó lắm không ạ? Bởi vì báo chí hiện nay họ đăng thì thấy là các doanh nghiệp toàn là gây ô nhiễm không à.
Các điều kiện, nếu các doanh nghiệp thực sự họ có tiềm năng và họ có định hướng thay đổi công nghệ thì cũng rất là dễ. Điều kiện cơ bản trước là họ phải doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức là dưới 500 công nhân, hoặc là vốn hoạt động dưới 5 triệu đô. Cái thứ hai, họ phải là doanh nghiệp đang hoạt động, tức là hoạt động từ trên 6 tháng trở lên.
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi : Các doanh nghiệp gây ô nhiễm thì nó cũng từy đặc tính của từng ngành. Một số doanh nghiệp họ cũng rất là chịu khó tìm tòi các công nghệ mới, ví dụ trong ngành giấy chẳng hạn thì có những công nghệ mới sản xuất bột giấy nó tiết kiệm được hơn, nó sử dụng ít hoá chất hơn chẳng hạn, thì những công nghệ đó nó hoàn toàn đạt tiêu chí.
Hoặc là trong ngành sản xuất gạch chẳng hạn, các công nghệ mới có thể ứng dụng quy trình nung liên tục thì họ tận dụng được cái nhiệt tối đa trong khí thải, thay vì họ nung gián đoạn thì nhiệt thải ra rất là cao.
Như vậy thông qua việc sử dụng hiệu quả năng lượng thì nó sẽ giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Có một số doanh nghiệp họ cũng đạt tiêu chí ấy và họ có thể rất dễ dàng vượt qua cái đánh giá để được nhận tài trợ.
Gia Minh : Việc hỗ trợ cho họ, cái vấn đề đánh giá, hướng dẫn về hiểu biết, rồi đánh giá kỹ thuật để họ có thể tiếp cận nguồn vốn đó, thì bên Trung Tâm có nhận giúp đỡ về mặt kỹ thuật nào cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung không?
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi : Trung Tâm là đầu mối quốc gia về sản xuất sạch của Việt Nam mà, thành ra Trung Tâm cũng xây dựng một mạng lưới chuyên gia ở trong nước, cũng như có mạng lưới chuyên gia ở quốc tế. Và ngoài ra thì trong dự án này do Thuỵ Sĩ tài trợ thì bên Thuỵ Sĩ họi cũng chỉ định Trường Đại Học Tây-Bắc Thuỵ Sĩ làm đơn vị gọi là hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Tâm.
Và họ sẵn sàng cử chuyên gia qua bên đây trong trường hợp có công nghệ phức tạp cũng như hiện đại mà phía Trung Tâm ở bên đây không nắm được. Còn trường hợp những công nghệ gọi là trưyền thống của Việt Nam thì Việt Nam có mạng lưới chuyên gia hoàn toàn có thể hỗ trợ được các doanh nghiệp.
Gia Minh : Và qua thời gian hoạt động như vậy thì Trung Tâm có đánh giá đã đạt được hiệu quả như thế nào và còn những khó khăn nào phải vượt qua để có thể hoàn thành nhiệm vụ của Trung Tâm ạ?
Hiện nay thì tôi đang làm theo cái phương pháp rằng là, hiện nay thì nhu cầu trên thế giới đang cần những sản phẩm mà thân thiện với môi trường, thì ở đây tụi tui có cái điều kiện để mà cung ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng họ hỗ trợ tui về cái cách làm. Chẳng hạn như họ đã cử những người thạc sĩ, kỹ sư được đào tạo bài bản và cái tổ chức này coi như là những tổ chức không biên giới, họ sang bên đây họ giúp tôi về vấn đề quản lý chất lượng, về cách sản xuất như thế nào để cho nó đáp ứng được cái yêu cầu của thế giới.
Ông Nguyễn Đăng Anh Thi : Nếu mà nói về cái nhiệm vụ của bên dự án đặt ra thì có thể tự hào rằng Trung Tâm đã xây dựng được một mạng lưới về chuyên gia sản xuất sạch tại Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Ngoài ra cũng đã đạt được nhiều thành tựu, thứ nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam; thứ hai là cũng hỗ trợ được cho phía bên các cơ quan quản lý nhà nước và đã ban hành cái chiến lược quốc gia về sản xuất sạch hơn. Và sắp tới thì chính phủ cũng sẽ ra một nghị định về thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam. Thì với cái chính sách như thế, sắp tới hy vọng là các doanh nghiệp họ cũng sẽ áp dụng sản xuất sạch hơn nhiều hơn nữa.
Phía giới sản xuất
Còn giới sản xuất trong nước lâu nay thực hành sản xuất sạch ra sao? Bà Hồ Thị Tân, Chủ Nhiệm Hợp Tác Xã Sản Xuất Đá Xuất Khẩu Quyết Thành ở Nghệ An, cho biết hoạt động của Hợp Tác Xã trong lãnh vực này : "Nhà tôi đã chuyển ra khu công nghiệp rồi và tôi đã làm đánh giá các tác động môi trường trong đợt này thì không có ô nhiễm. Tất nhiên là nó, cái ngành hàng đó thì vẫn có nhưng mà mình làm tất cả những biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà bây giờ mình không ở gần dân nữa."
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám Đốc Công Ty Cầu Vồng chuyên sản xuất mặt hàng đất sạch từ phế phẩm cây dừa, nói về vấn đề sản xuất sạch do công ty ông thực hiện: "Hiện nay thì tất nhiên giai đoạn đầu thực thi với lại các tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, thì nó rất là khó khăn, bởi vì bản thân của ở dưới đó thì chính quyền nó khó khăn cho nên mình cũng hệ luỵ chung thôi.
Nhưng sau này thì về vấn đề nhận thức, về vấn đề môi trường, về công ăn việc làm nói chung, về an sinh xã hội thì chính quyền đã nhìn thấy điều này và họ đã toạ điều kiện cho mình rất là nhiều. Hiện nay thì vấn đề này, đi cái mặt hàng này thì rất là mới.
Lâu nay thì cái nguyên liệu, mà cái này là nó từ phế phẩm so với công nghiệp mà đánh chỉ xơ dừa thì nó gần như là cái loại rác thải, cho nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở nhỏ của địa phương thì người ta chỉ xuất theo cái dạng nguyên liệu thô cho phía Hàn Quốc, vì ở bên Hàn Quốc thì nó có công nghệ sản xuất, do đó họ mua nguyên liệu thô và đem về bên kia họ tiếp tục họ chế biến và xuất khẩu đi một nước khác.
Chứ còn mình thì mình lại phát triển từ cái cơ sở ứng dụng cái khoa học công nghệ vi sinh để mà mình phát triển nó ra.
Hiện nay thì tôi đang làm theo cái phương pháp rằng là, hiện nay thì nhu cầu trên thế giới đang cần những sản phẩm mà thân thiện với môi trường, thì ở đây tụi tui có cái điều kiện để mà cung ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng họ hỗ trợ tui về cái cách làm. Chẳng hạn như họ đã cử những người thạc sĩ, kỹ sư được đào tạo bài bản và cái tổ chức này coi như là những tổ chức không biên giới, họ sang bên đây họ giúp tôi về vấn đề quản lý chất lượng, về cách sản xuất như thế nào để cho nó đáp ứng được cái yêu cầu của thế giới."
Một chủ cơ sỏ sản xuất gốm thủ công mỹ nghệ ở Bát Trang (Hà Nội) nói về tình hình sản xuất ở làng gốm truyền thống nổi tiếng này của Việt Nam liên quan đến việc giảm thiểu gây ô nhiễm trong sản xuất: "Về gốm sứ thì cũng khó lắm, khói từ lò than mình sấy khuôn thì mình vẫn dùng than đốt đấy thì nó vẫn có cái đấy."
Gia Minh : Các cơ quan chức năng rồi các trung tâm khoa học họ có đến Bát Trang để hướng dẫn cho người dân ra sao không ạ?
Chủ cơ sở sản xuất gốm : Chưa thấy vào trong này. Chỉ ở trong cái xóm cổ thôi. Chắc người ta có về thì chỉ về cái trung tâm ở ngoài thôi. Mình ở trong này thì mình cũng không thấy.
Gia Minh : Người ta không có cách gì để giúp hay là chị tự lo thôi ạ?
Chủ cơ sở sản xuất gốm : Mình thị tự thôi chứ còn làm gì có cách gì mà giúp được, tại vì khu công nghiệp thì khu công nghiệp bao giờ cũng bị độc hại. Mình có cách mình ấy đựoc nhưng mà nhà khác thì tuỳ. Nhiều gia đình người ta cũng không có khả năng mà ấy được cái độc hại đi ấy mà. Nên nói chung ô nhiễm không phải một mình nhà mình hay một hai gia đình đâu, nó cả một làng cơ mà.
Gia Minh : Cả làng, không lẽ không có thể hợp lực lại hoặc là không có thể yêu cầu các cơ quan chức năng và nhà nước họ hỗ trợ à?
Chủ có sở sản xuất gốm : Không. Nói chung là không gây ô nhiễm môi trường, chỉ là làng nghề thôi. Thưa quý thính giả và các bạn, Việt Nam tham gia Tuyên Ngôn Quốc Tế về Sản Xuất Sạch Hơn từ năm 1999. Trong thời gian qua chính quyền Hà Nội cũng có ra nhiều quyết dịnh, nghị quyết yêu cầu các cơ sở sản xuất phải tuân thủ những quy định về bảo vệ môi trường, thế nhưng trong thực tế còn nhiều cơ sở đang góp phần làm xấu đi môi trường khắp nơi trên cả nước. Biện pháp giải quyết của các cơ quan chức năng vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Bài toán phát triển bền vững xem ra còn khá nan giải đối với các nhà quản lý xã hội tại Việt Nam.