Gia Minh, phóng viên đài RFA
Từ hồi cuối tháng giêng cho đến nay dọc ven biển Việt Nam nhiềi địa phương như Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bà Rịa- Vũng Tàu rồi Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang xảy ra hiện tượng dầu loang vón cục tấp vào bãi biển.

Tình hình dầu loang ở các tỉnh ven biển Việt Nam đến nay ra sao? Và cơ quan chức năng đang tham gia giải quyết thế nào?
Đó là chủ đề của tạp chí Khoa học và Môi trường kỳ này, mời quí thính giả theo dõi.
Ba tỉnh mới nhất gặp nạn dầu trôi vào vùng biển của tỉnh trong những ngày qua là Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang và Phú Yên. Sở Tài nguyên- Môi trường Bà Rịa- Vũng Tàu cho hay là hiện tượng dầu loang trải dài từ mũi Nghinh Phong thuộc thành phố Vũng Tàu cho đến khu vực biển Long Hải thuộc huyện Đất đỏ. Tại nhiều bãi tắm của thành phố Vũng Tàu xuất hiện dầu vón cục.
Cũng theo cơ quan này thì ven bờ biển huyện Côn Đảo có những vệt dầu dài khỏang 20 km. Trước đó, bãi biển Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang cũng gặp tình hình tương tự.
Ảnh hưởng đến sản xuất
Ông Phan Thanh Hiền, giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường cho biết về tình hình dầu lan vào vùng biển Tiền Giang như sau:
Dầu lên, tràn thấm xuống nước nên sản xuất tô, khó. Khi nắng thì dầu tan ra, chảy xuống và chưa biết cách sử lý của nhà nước, công ty tự làm phải lọc nước qua nhiều túi lọc. Trung tâm cứu cấp ở Đà Nẵng nghe nói vào nhưng chưa vào.
“Hiện nay chúng tôi cũng chỉ mới phát hiện một số vết dầu loang trên bãi Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông nơi người dân thả ngêu. Hôm 14 chúng tôi có xuống cùng Sở Thủy Sản nhưng chưa xác định nguyên nhân nghêu chết.
Chúng tôi đang huy động thanh niên cùng dân thu gom; đây là biện pháp duy nhất mà chúng tôi có thể làm đến nay. Nhưng dấu đen bám vào các tường chắn, rau muống biển thì chúng tôi không thể làm gì được. Dầu nằm trong ven bờ do sóng khi đánh lên cao vào bờ.
Dân nuôi nghêu thì rất lo và cùng với mình để huy động cố gắng thu gom, xong để đó rồi xác định số lượng. Xét nghiệm thì chúng tôi đưa mẩu lên Viện nghiên cứu dầu khí ở TP Hồ Chí Minh.”
Tỉnh Phú Yên ở miền trung trong những ngày trung tuần tháng ba vừa qua cũng cho biết họ phát hiện ra dầu loang tại vùng biển bãi ngang thôn Mỹ Hoà, xã Hoà Hiệp Bắcm thuộc huyện Đông Hoà. Dầu nằm lẫn trong cát, cách mép nước khỏang 30 mét chạy dọc bờ biển gần 2 km, chiều rộng vết dầu hơn 1 mét.
Trong khu này có 500 mét thuộc khu vực nuôi tôm trên cát của Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures, và công ty này đã cho thu gom được hơn gần cả tấn vón cục. Tại xã Xuân Thịnh huyện Sông Cầu, người ta cũng thu được hơn 200 kg dầu lọai này.
Ông Tony Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Asia Hawaii Ventures cho biết về tình hình dầu loang gây ảnh hưởng đến sản xuất của công ty:
“Dầu lên, tràn thấm xuống nước nên sản xuất tô, khó. Khi nắng thì dầu tan ra, chảy xuống và chưa biết cách sử lý của nhà nước, công ty tự làm phải lọc nước qua nhiều túi lọc. Trung tâm cứu cấp ở Đà Nẵng nghe nói vào nhưng chưa vào.”
Hồi cuối tháng giêng và đầu tháng hai vừa qua, tại các vùng dọc bờ biển từ xã Điện Ngọc thuộc huyện Điện Bàn cho đến xã Tam Hoà huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho đến bãi biển Non Nuước thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng dân chúng phát hiện nhiều mảng dầu đen đóng thành mảnh giống nhựa đường.
Tại hai phường Cẩm An và Cửa Đại của phố cổ Hội An, người ta gom được khỏang 60 tấn dầu. Trong khi đó cách Cù Lao Chàm khhỏang 15 hải lý về phía đông cũng có nhiều váng dầu trên nước biển.
Năm tỉnh miền Trung huy động nhân công ra nhặt dọn cho sạch. Vũng Tàu thì ngừơi ta cho chở bớt cát bị nhiễm dầu đi, hoặc trộn vi sinh vào. Các tỉnh đều tập trung dầu thu được về Đà Nẵng để xử lý.
Xa mãi đến tận Hà Tĩnh cũng xuất hiện tình trạng dầu loang như các tỉnh khác.
Gây ô nhiễm môi trường
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, trưởng Bộ môn lọc hóa dầu thụộc Đại hỏ Mỏ địa chất Hà Nội, cho biết một số tác động gây ô nhiễm khi dầu loang vào nước biển và trôi giạt vào bờ như hiện nay:
“Ô nhiễm về dầu gây tác hại lớn là thủy sinh dưới biển không thể sinh sống được; khi dầu loang vào bờ cũng gây ảnh huởng cho động thực vật, họat độngkinh tế nuôi trồng thủy sản, du lịch…”
Bà cũng cho biết nguyên nhân dầu tràn vào vùng bờ biển Việt Nam gần đây: "Trong quá trình khoan khai thác và chế biến thì đều có thể có sự cố giếng khoan. Dầu phát tán theo gió theo thủy triều, năm nay hướng về nứơc mình nên trôi về.
Cũng có thể do sự cố đóng giếng không kín. Nếu gây ành hưởng môi trường thì phải ‘nút lại’. Cũng như kết quả phân tích sơ bộ về những mẩu dầu thu được từ những vùng có dầu loang gần đây:
“Sơ bộ thì đánh giá đây là dầu thô chứ không phải là FO hay DO; chúng tôi phân tich các mẫu gữi từ Quảng Nam, Quảng Ngãi…Toàn bộ hồ sơ đã gửi lên Cục Môi trường, nhưng để làm việc này phải có nhiều cơ quan mới xác đáng.”
Bà cũng cho biết về một số biện pháp mà các địa phương đang thực hiện để dọn dầu loang vào vùng của họ:
“Năm tỉnh miền Trung huy động nhân công ra nhặt dọn cho sạch. Vũng Tàu thì ngừơi ta cho chở bớt cát bị nhiễm dầu đi, hoặc trộn vi sinh vào. Các tỉnh đều tập trung dầu thu được về Đà Nẵng để xử lý.”
Về mặt lý luận thì đã cũng nhận thức tương đối đầy đủ và chỉ ra trong các kế họach rồi nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện thôi. Trong lĩnh vực này thì chúng thôi còn kém lắm.
Vào ngày 19 tháng ba vừa qua đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Nguyên- Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngọai giao, Tập đoàn dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị bàn biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu ở nhiều vùng ven biển Việt Nam. Cũng trong ngày chúng tôi liên lạc với Cục Bảo vệ Môi trường và được một viên chức tại đó cho biết:
“Chưa thể trả lời chi tiết, chiều nay Cục trưởng Trần Hồng Hà và một người nữa bay vào, nên phải chờ thông tin cho cụ thể hơn.”
Sự cố tràn dầu xảy ra ngoài ý muốn của con người; thế nhưng khi tiến hành khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng lọai nhiên liệu này, người trong ngành hẳn có những tiên liệu trước về những sự cố có thể dẫn đến những tác hại cho con người và thiên nhiên.
Hiệu quả của những biện pháp xử lý sự cố lệ thuộc vào khả năng chuẩn bị sẵn sàng và mọi phương tiện ứng phó; chứ như ở Việt Nam bao giờ cũng có hiện tượng ‘mất bò mới lo làm chuồng’.