Nông dân Việt Nam có thể phải đối đầu với một đợt khô hạn lịch sử như đợt rét vừa qua

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Nhiều nông dân tại miền bắc và các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam đang cố gắng vượt qua khó khăn do đợt rét đậm kéo dài vừa qua gây ra. Trong khi đó lại có dự báo có thể trong thời gian tới họ lại phải đối đầu với một đợt khô hạn lịch sử như đợt rét vừa qua.

drought_farmer200.jpg
Nông dân Việt Nam có thể phải đối đầu với một đợt khô hạn lịch sử. Photo AFP

Điều này được giới chuyên môn nắm bắt ra sao? Và nông dân nên có chuần bị gì trong tình hình khan hiếm nước sắp tới?

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Việt Nam cũng như từ Viện Khoa học Khí tượng thủy văn đều cho rằng trong tháng ba này lượng mưa sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm. Trong khi đó lượng nước trên các Sông Đà, sông Lô, Sông Thao cũng sẽ thiếu hụt mạnh ít hơn từ 15 đến 30% so với cùng kỳ năm ngóai.

Cơ sở của những dự báo đó ra sao? Giáo sư Đinh Văn Ưu, thuộc Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội có một số giải thích:

Chuyện này các nhà chuyên môn có nói, đó là khả năng xuất hiện những hiện tượng 'cực trị' nghĩa là dài nhất, cao nhất, thấp nhất … Có thể xảy ra với tần xuất lặp lại không rõ ràng lắm, cần có những nghiên cứu khoa học.

Năm nay người ta nói đến hiện tượng El Nino, La Nina. Chúng ta chỉ mới đang trong giai đọan mô tả hiện tượng thôi; mình thì ở giai đọan ban đầu nên cũng khó.

Khả năng dự báo dài cũng chỉ dự báo chung thôi. Ví dụ năm nay người ta nói do La Nina nên có thể ít mưa hơn ở vùng mình, rồi ở Hoa Kỳ thì có bão tuyết… Đó chỉ là cảnh báo chứ không phải dự báo.

Ở Việt Nam thì người ta dự báo là trong thời gian tới khỏang tháng 5, tháng 6 thì khô có thể ít mưa hơn mọi năm; nguyên nhân trực tiếp có thể là La Nina. Hiện tượng này theo chu kỳ tự nhiên khỏang 7-8 năm một lần; nhưng mối quan hệ với hiện tượng 'hiệu ứng nhà kính' thì chưa có mối tương quan đặc biệt nào.

Liên quan đến La Nina thì người ta dự báo là khả năng mùa mưa sẽ sớm hơn nhưng lượng mưa chưa chắc nhiều hơn. Những dự báo đó dựa vào xu thế chung mấy chục năm nay trên phạm vi tòan cầu và Việt Nam cũng lấy trong nghiên cứu về nhiệt đới và xích đạo.

Chuyện này các nhà chuyên môn có nói, đó là khả năng xuất hiện những hiện tượng 'cực trị' nghĩa là dài nhất, cao nhất, thấp nhất … Có thể xảy ra với tần xuất lặp lại không rõ ràng lắm, cần có những nghiên cứu khoa học.

Trước thông tin về đợt hạn sắp đến, Cục Chăn nuôi có hướng ra sao để giúp cho người nông dân trong điều kiện thiếu nước? Ông Trần Thế Xường , Cục phó Cục Chăn nuôi, có cho biết:

Mùa hạn thì hiện nay Cục đang xây dựng các chuơng trình thâm canh, đồng cỏ, rồi chương trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tất cả đang đuợc triển khai. Mà để triển khai kịp thời hay không còn do khả năng tài chính. Nay thì đang đẩy mạnh việc chăn nuôi tập trung, tiêm phòng dịch bệnh, tẩy sạch môi trường. Nhưng Việt Nam thì mênh mông nên phải từ từ; dù có nhiều tiền cũng vẫn chưa thể làm ngay vì còn ý thức của người nông dân.

Đến năm 2015-2020 cơ bản thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong trong ngành chăn nuôi thì sẽ đạt được.

Còn đối với cây trồng thì GS TS Nguyễn Thế Hùng, trưởng khoa Nông học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội có hừơng dẫn:

Đầu tiên phải gieo cấy cho đúng thời vụ. Phần trồng lúa thì cố gắng cùng nhà nước điều tiết cho đủ nước. Còn phải chuyển sang trồng cây màu, trồng cạn như ngô, đậu tương, lạc; thứ nữa là chọn bộ giống chịu hạn.

Trường chúng tôi vừa rồi đến Bắc Giang và Sapa đưa các giống cho bà con…Hiện chúng tôi có chuơng trình như chọn bộ giống chịu hạn cho Bắc Giang, rồi cây ngô cũng có nhiều giồng chịu hạn.

Qui trình gieo trồng cây chịu hạn thì tùy từng vùng từng nơi. Ví dụ như ngô mà lượng mưa độ 100-150 mmm thì có các giống ngô không cần tưới như DK888, HQ2000, 2004 hoặc giống của Cargill…

ColdWeatherSapa200.jpg
Giá lạnh đông đá trên cây ở vùng miền núi Sapa, Lào Cai hôm 13-2-2008. Photo AFP

Ở Tây Nguyên trồng cà phê thì nên chọn giống phát triển bộ giống tốt ăn sâu. Nói chung thì chỉ có thể giảm thiểu thôi chứ trời mà quyết thì phải chịu thôi.

Giáo sư Đinh Văn Ưu cũng có ý kiến về những biện pháp mà Việt Nam đang thực hiện:

Theo tôi Việt Nam đang xây dựng chiến lược liên quan các biện pháp đối phó với tình hình thay đổi khí hậu ,nhưng chỉ ở cấp nhà nước; còn thực hiện thì phải chờ.

Đối với tình hình hạn thiếu nứoc thì người ta cũng có kế họach lâu dài là các hồ thủy điện chứa nước xả nước vào những thời ký nhất định. Khả năng phối hợp giữa điện lực và thủy lợi thì cũng đang xem xét.

Nơi mà chứa nước ít thì phải có hệ thống bơm. Ngòai ra còn phải chuyển sang trồng các cây yêu cầu ít nước.

Riêng người nông dân thì có chuẩn bị gì khi biết thời tiết sắp đến sẽ khô hạn hơn? Một nông dân ở Vùng Đồng bằng Bắc Bộ cho biết:

Sông Hồng cũng cạn, trạm bơm lại nằm sâu. Theo thông báo thì thế. Cấy thì vào lúc xả lũ Sông Đà, lúc đó thì phải chốt nước chặt vào muơng máng hồ cao; ở các vùng cao thì có thể chờ mươi ngày. Ngay thì gần như 90% lệ thuộc vào trạm bơm nhà nước.

Ngày xưa khi còn trong tình trạng lạc hậu phải lệ thuộc hòan tòan vào thiên nhiên, người nông dân Việt phải lệ thuộc hòan tòan vào tình hình thời tiết 'trông trời, trông đất' để lo công việc đồng áng. Nay dù khoa học thế giới tiến bộ nhiều nhưng hầu hết các vùng tại Việt Nam người nông dân vẫn phải lao đao vất vả mỗi khi thời tiết chuyển biến bất thường.