Gia Minh, phóng viên đài RFA
Trong chương trình kỳ trước, quý vị nghe đánh giá về tình hình nguồn nước tại Việt Nam của ông Nguyễn Văn Sinh trưởng phòng Quản lý Lưu vực Sông thuộc Cục Thủy Lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tiếp theo đây, chúng tôi gửi đến quí thính giả phần tiếp theo cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Văn Sinh, trong đó ông nêu ra những công việc mà cơ quan chức năng Việt Nam thực hiện để có thể giúp cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh họat của người dân.
Kho nước tại Việt Nam
Liên tục câu chuyện ông Nguyễn Văn Sinh đề cập đến vấn đề kho nước tại Việt Nam:
Ông Nguyễn Văn Sinh: Kho nước thì thực sự là những vùng trước đây được tính tóan qui hoạch tưới thì dù có bảo đảm yêu c6au đề ra nhưng do phát triển, ngòai việc cấy lúac mà còn sinh họah và cho các khu công nghiệp, nước cho dòng chảy môi trường; từ đó cho thấy là phải khác rồi.
Các hồ chứa ở các địa phương thì xuống cấp nhiều. Chúng tôi cũng xây dựng chương trình trình chính phủ đối. Còn đối với những hồ mà thiết kế theo cách đa mục tiêu thì đạt yêu cầu.
Gia Minh: Tình trạng không bắt kịp nhu cầu qua thời gian?
Kho nước thì thực sự là những vùng trước đây được tính tóan qui hoạch tưới thì dù có bảo đảm yêu c6au đề ra nhưng do phát triển, ngòai việc cấy lúac mà còn sinh họah và cho các khu công nghiệp, nước cho dòng chảy môi trường; từ đó cho thấy là phải khác rồi.
Ông Nguyễn Văn Sinh: Với mức đầu tư như hiện nay thì thủy lợi không theo kịp sản xuất. Bây giời sức phát tiển sàn xuất tăng nhanh như cà phê, cây công nghiệp, rồi Tây Nguyên trồng thêm lúa mùa thì phát triển tài nguyên nước không theo kịp sức phát triển của xã hội.
Nhưng cần có điều kiện: tài chính, nơi trữ nước. Cho nên cần phải tính tóan, cân đối việc sử dụng nước. Như ở Tây Nguyên là phát triển cây công nghịệp đòi hỏi ít nước hơn…
Gia Minh: Kế họach cho mổi vùng có gì khác nhau?
Ông Nguyễn Văn Sinh: Có. Như Tây Nguyên là phải tiết kiệm sử dụng nước và thay đổi sản xuất. Vùng Bắc Bộ là phải cân đối giữa khai thác sử dụng và phòng chống bãl lụt.
Đồng bằng Sông Cửu Long thì phải sống chung với lũ. Vùng này cũng sẽ thiếu nước do phía thượng nguồn: Thái Lan, Lào, Kampuchia phát triển nên mùa kiệt tại hạ nguồn gay gắt. Vùng này còn bị thâm nhập mặn…
Gia Minh: Giải pháp trước mắt cho các vùng đó?
Ông Nguyễn Văn Sinh: Lâu dài tại ĐBS CL là phải phối hợp giữa bốn nước về mặt pháp lý làm sao duy trì lưu lượng cần thiết.
Gia Minh: Yếu tố tác động môi trường cũng phải xem xét?
Ông Nguyễn Văn Sinh: Tất cả mọi vấn đề đều được đặt ra như trong qui họach sử dụng nguồn nước. Kịch bản cho từng lưu vực được đặt ra…
Tưới dùng ao suối thiên nhiên; chỉ có một đập làm hồi xưa. Dân không có ao thì phải đào giếng. Tưới không đủ thì phải tưới chờ, nghỉ rồi chờ nước ra. Nước sinh họat hằng ngày lấy từ Hồ Tây từ thời xưa đến giờ.
Gia Minh: Có tình huống nào mà chưa lường đến không?
Ông Nguyễn Văn Sinh: Trong qui họach thì không thể tính tóan xa được, nay thì đến 2020 thôi. Ngòai ra còn chia ra các giai đọan.
Sinh hoạt của người dân
Trong thực tế người dân được cung cấp nước cho sản xuất và sinh họat ra sao?
Một người dân tại Dak Loa, thị trấn Dak Mil, tỉnh Daklak cho biết về nguồn nước mà gia đình chị cũng như người trong vùng sử dụng cho sinh họat và tưới cây cà phê:
“Tưới dùng ao suối thiên nhiên; chỉ có một đập làm hồi xưa. Dân không có ao thì phải đào giếng. Tưới không đủ thì phải tưới chờ, nghỉ rồi chờ nước ra. Nước sinh họat hằng ngày lấy từ Hồ Tây từ thời xưa đến giờ.”
Tại Tây Nguyên, lâu nay cũng có một dự án thủy lợi nhằm trữ nước để cung cấp nước tưới cho người dân vào mùa khô hạn. Một viên chức của dự án cho biết: "Làm có nước thì dân tộc rất phấn khởi. Mỗi tỉnh có mỗi hồ phục vụ phúc lợi cho dân."
Ông Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường để kết thúc tạp chí kỳ này. Ông Mai Ái Trực phát biểu: "Cuộc khủng hoảng nước hiện nay không hòan tòan chỉ do có quá ít nước để đáp ứng các nhu cầu của người dân mà chính là cuộc khủng hoảng về quản lý nước. Sự quản lý tồi dẫn đến nỗi hằng triệu người đang phải chịu đựng một cách khốn khổ. Tại Việt Nam chỉ có 60% dân số đang được dùng nước sạch."