Việt Nam đối phó với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng sắp tới (phần 1)

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Hầu như mỗi người Việt đều sinh ra và lớn lên gắn bó với một miền quê sông nước nào đó. Nhìn lên bản đồ, chúng ta thấy đa phần các thành phố của Việt Nam đều đuợc xây dựng trên đôi bờ một dòng sông. Ngoài ra, dải đất hình cong chữ S của Việt Nam cũng nằm bên biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 3 ngàn cây số.

BridgeRiverDroughtEnvironment200.jpg
AFP PHOTO

Thế nhưng vừa qua có những cảnh báo nói rằng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia nghèo nước. Tình hình sẽ bắt bầu nghiêm trọng chỉ nội trong năm năm tới. Thực tế về tình trạng nước ở một số vùng của Việt Nam ra sao? Và cơ quan chức năng đang có biện pháp gì để giúp người dân có đủ nước sử dụng?

Gia Minh trình bày vấn đề này trong khuôn khổ Tạp chí Khoa học & Môi trường kỳ này, mời quí thính giả theo dõi.

Suốt mùa khô vừa qua tại những tỉnh Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhất là những vùng ven biển tình hình thiếu nước gay gắt đã diễn ra. Như hồi tháng ba, Trung tâm Dự Báo khí tuợng Thủy Văn Bến Tre cho hay nước mặn đã tràn vào khu vực thị xã Bến Tre, một thị xã cách biển đến 47 kilômét. Độ mặn xâm nhập vào đất liền trên 40 kilômét ở các sông Hàm Luông, Cửa Đại lên đến mức là 40 phần ngàn.

Tình hình thiếu nước

Một phụ nữ sinh sống tại vùng nuôi tôm ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre nói về tình hình thiếu nước mà họ phải đối mặt vào mùa khô nhất là trong mùa qua và những năm vừa rồi.

“Đây là vùng nuôi tôm nên nước mặn nhiều. Thiếu nước ngọt lắm, người dân sử dụng nước giếng và nước ‘fontain’. Mùa thiếu nước phải đổi chừng 22 ngàn một khối. Nghe nói có mở công ty cấp nước mà không có rồi.”

Đây là vùng nuôi tôm nên nước mặn nhiều. Thiếu nước ngọt lắm, người dân sử dụng nước giếng và nước ‘fontain’. Mùa thiếu nước phải đổi chừng 22 ngàn một khối. Nghe nói có mở công ty cấp nước mà không có rồi.

Một tỉnh nằm bên một nhánh lớn của dòng Cửu Long trước khi hoà vào Biển Đông là tỉnh Tiền Giang. Tình hình về nguồn nước cũng gặp nhiều trở ngại như đánh giá của ông Phan Thanh Hiền, giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh này như sau:

“Ở Tiền Giang ảnh hưởng các huyện ở vùng đông, miệt cù lao: vùng này không có nước ngầm và mùa khô thì nước mặn lên nhiều. Nước uống thì phải đổi từ Mỹ Tho xuồng. Từ Chợ Gạo trở xuống thì chất luợng nước rất kém, nhiễm ‘asen’.

Nguồn gốc thì không biết nhưng mức độ nhiễm hơn những vùng khác. Ở Gò Công thì khoan không có nước ngầm. Sở đã báo Bộ và đang cho điều tra, khảo sát mọi giếng hiện có.

Bởi không có nguồn khác nên phải dùng thôi. Sở đã xin ý kiến Ủy ban để dùng một số lọai thuốc như ‘cloramin’ để xử lý. Tiền Giang hiện Bộ đang có dự án làm hệ thống hồ chứa nước năm xã cù lao. Dự án mới bắt đầu thôi. Hiện hồ chứa nước tại xã đầu nguồn rộng chừng 3 héc ta, với hệ thống bơm cho từng xã thì đến năm 2008 mới hoàn chỉnh vì nay mới hoàn chỉnh ao đầu nguồn thôi.”

Hiện nay đã có mưa và tình hình khan hiếm nước tại nhiều nơi của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long không còn gay gắt như những ngày trong tháng ba vừa qua; thế nhưng theo dự báo của Trung tâm Khí Tuợng Thuỷ Văn Trung ương thì tình trạng thiếu nước tại khu vực Bắc bộ sẽ kéo dài đến tháng sáu, khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, và Nam bộ thiếu nước cho đến tháng 8 tháng chín tới.

Thực trạng nguồn nước Việt Nam

Trước đánh giá cho rằng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia nghèo về nguồn tài nguyên nước, thì ông Nguyễn Văn Sinh, trưởng Phòng Quản lý Lưu vực Sông thuộc Cục Thủy Lợi, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn có một số nhận định về thực trạng nguồn nước Việt Nam trong thời gian qua và một số công tác liên quan:

Việt Nam đã là quốc gia thiếu nước, và theo vùng miền còn trầm trọng hơn. Tình hình thiếu nước trong những năm qua là khan hiếm, Việt Nam cũng nằm trong tình hình đó, từ năm 1998 đến nay năm nào cũng hạn.

“Tại sao nói Việt Nam nghèo nước? Trên thế giới thì bình quân đầu người phải từ 4000- 5000 mét khối/năm trở lên còn Việt Nam thì dưới mức đó nên không thể gọi là giàu nước đuợc. Phân bố nước tại Việt Nam cũng không đồng đều cho các vùng miền., cũng như các mùa trong năm: mùa mưa thì tràn trề, còn mùa khô thì không có giọt nào…

Việt Nam đã là quốc gia thiếu nước, và theo vùng miền còn trầm trọng hơn. Tình hình thiếu nước trong những năm qua là khan hiếm, Việt Nam cũng nằm trong tình hình đó, từ năm 1998 đến nay năm nào cũng hạn.

Có thể nói phần lớn do nguyên nhân về thời tiết. Chủ quan là do nguyên nhân khai thác. Tại hệ thống Sông Hồng- Thái Bình phãi chia xẻ giữa mục tiêu phát điện và tưới nước nông nghiệp…

Trong những năm xảy ra hạn hán thì Bộ cũng quản lý điều hành tốt, hiệu quả. Qua nhiều năm thì công tác dự báo cảnh báo đuợc đặt lên trên. Các hệ thống khai thác thủy lợi trên khắp cả nước là hiệu quả. Trong toàn bộ thì còn nhiều vấn đề khác như việc quản lý kho nước…”

Trong chuơng trình tuần tới chúng tôi sẽ gửi đến quí thính giả phần trình bày tiếp theo của ông Nguyễn Văn Sinh, trưởng Phòng quản lý lưu vực sông thuộc Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.