Tình trạng rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tình trạng rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề mà các nhà quản lý xã hội, giới chức môi trường và mọi người dân đều quan tâm.

RacEnvironment150.jpg
AFP PHOTO

Một thành phố lớn với số dân chừng bảy triệu người hằng ngay thải ra hơn sáu ngàn tấn rác. Số này phải được xử lý ra sao để không gây ảnh hưởng môi trường, hại đến sức khỏe người dân, hay làm mất mỹ quan của một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của khu vực miền nam, đó là một vấn đề lớn lâu nay.

Trong chương trình Khoa học & Môi trường tuần này, Gia Minh trình bày ý kiến của một cư dân thành phố và nhận thức của bản thân đối với tình trạng rác thải trong thành phố. Bên cạnh đó là phát biểu của một chuyên gia về vấn đề môi trường về các công tác mà cơ quan của ông đang thực hiện liên quan đến vấn đề xử lý rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nhận thức của người dân

Hẳn không người Việt Nam nào là không từng một lần nghe hay nhắc đến câu phương ngôn 'Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm'. Thế nhưng có thời kỳ do điều kiện thiếu thốn, tình trạng đổ rác bừa bãi ra đường tràn lan là khá phổ biến, nhất là ở một thành phố đất chật người đông như thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian gần đây, tình hình rác thải có được cải thiện với sự xuất hiện của những phương tiện thu gom hiện đại hơn, số lượng công nhân tăng thêm và có thêm những bãi thu gom xử lý rác lớn hơn, xa khu dân cư hơn như Gò Cát, Phước Hiệp.

Một cư dân Sài Gòn cho biết về tình trạng rác thải theo nhận xét của bản thân như sau: "Cũng còn bề bộn, ra đường chưa thấy sạch lắm, chưa đáp được mong mỏi người dân. Khi ra mấy khi gần chợ thấy có rác mất mỹ quan nhưng không ảnh hưởng về mùi… So với trước tốt hơn nhiều, với những đề tài dự án mới."

Nói chung thì cũng chưa phân lọai tại nguồn, vẫn còn lộn xộn; thực tế thì dân chưa ý thức phân lọai rác tại nguồn. Người ta chưa có thói quen. Thời gian đi gom rác cũng có khúc mắc. Tuyên truyền đến người dân phải phân lọai thì chưa có. Vứt rác ra đuờng thì có ý thức rồi nhưng những điểm gần chợ khi xe chưa đến kịp thì người ta cũng còn tập kết ở đó.

Đối với việc nhận thức của người dân nhất là thải lọai nào ra lọai đó thì người này có ý kiến: "Nói chung thì cũng chưa phân lọai tại nguồn, vẫn còn lộn xộn; thực tế thì dân chưa ý thức phân lọai rác tại nguồn. Người ta chưa có thói quen.

Thời gian đi gom rác cũng có khúc mắc. Tuyên truyền đến người dân phải phân lọai thì chưa có. Vứt rác ra đuờng thì có ý thức rồi nhưng những điểm gần chợ khi xe chưa đến kịp thì người ta cũng còn tập kết ở đó."

Dự án xử lý

Một trong những hướng giải quyết là các cơ quan chức năng quản lý xã hội yêu cầu các nhà khoa học tham gia. Một trong những đơn vị được giao công tác thực hiện một số dự án đó là Khoa Môi trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ chí Minh. Giáo sư chủ nhiệm Nguyễn Văn Phước cho biết các dự án đang được triển khai ra sao qua cuộc trao đổi với Gia Minh sau đây:

Gia Minh: Khoa đang có những công trình nào?

Giáo sư Nguyễn Văn Phước: Dự án nghiên cứu về xử lý nước rác cho các bãi rác và, dự án xây dựng qui họach những bãi chôn chất thải rắn và nguy hại; nhưng đang nghiên cứu chứ chưa có kết quả cụ thể.

Gia Minh: Đánh giá của giáo sư về tình trạng thế nào?

Giáo sư Nguyễn Văn Phước: Nói chung quản lý chưa tốt cả về công nghệ quản lý và công nghệ xử lý. Vịêc thu gom,. Vận chuyển, xã hội hóa còn yếu. Lý do là lịch sử để lại, cấu trúc thành phố phức tạp.

Gia Minh: Công nghệ quản lý nơi nào được nghiên cứu?

Công nghệ thì không có gì phức tạp cao siêu; nhưng lực lượng phải đưa cộng đồng vào thàn lập thành những đội tự quản bảo vệ môi trường. Về vấn đề thấu hiểu của dân thì đuợc 60-70 % nhưng thực hiện thì còn ít.

Giáo sư Nguyễn Văn Phước: Chúng tôi tham quan công nghệ của một số nước như Mỹ, Nhật, Singapore, Malaysia. Rồi về tìm ra phuơng thức phù hợp.

Gia Minh: Theo giáo sư thì theo hướng nào là tốt nhất?

Giáo sư Nguyễn Văn Phước: Công nghệ thì không có gì phức tạp cao siêu; nhưng lực lượng phải đưa cộng đồng vào thàn lập thành những đội tự quản bảo vệ môi trường. Về vấn đề thấu hiểu của dân thì đuợc 60-70 % nhưng thực hiện thì còn ít.

Gia Minh: Còn công nghệ xử lý thì công nghệ nào đang đuợc sử dụng và sắp đến ra sao?

Giáo sư Nguyễn Văn Phước: Hiện nay chủ yếu là chôn lấp thôi. Tuy nhiên việc vận hành do không đủ kinh phí nên vấn đề nước rác chưa làm được. Có một số dự án nước ngòai đầu tư vào đã đuợc duyệt.

Gia Minh: Đóng góp của khoa được đến đâu?

Giáo sư Nguyễn Văn Phước: Khoa chỉ đưa ra giải pháp còn ứng dụng là các cơ quan nhà nước. Vấn đề chi phí, thời gian, đầu tư là của nhà nước.

Cơ quan quản lý thì có lắng nghe và có phần chấp nhận có phần không nhưng đưa lên cao hơn thì có hạn chế. Theo đánh giá của thủ tướng thì việc cải thiện môi trường ở Tp Hồ Chí Minh là chậm và kém.

Thông tin cho hay Sở Tài Nguyên- Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra lộ trình là đến năm 2008, sẽ có 50% rác thải của thành phố Hồ Chí Minh được tái chế, và 100% rác thải được xử lý.

Qua những thông tin mà giáo sư Nguyễn Văn Phước đưa ra về tiến độ thực hiện các chương trình dự án do khoa Môi trường, thuộc Đại học Bách Khoa thành phố này đang thực hiện thì liệu chỉ tiêu của Sở Tài Nguyên- Môi trường có khả thi hay không?