Nguy cơ động đất tại Việt Nam và các biện pháp ứng phó ?
2007.05.30
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Hồi trung tuần tháng Năm vừa qua, một trận động đất xảy ra tại Vùng Tam giác Vàng và dư chấn ảnh huởng đến tận thủ đô Hà Nội. Trong chuyên mục Khoa học & Môi truờng tuần này, Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Ngọc Thủy, Trưởng phòng Địa chấn thuộc Viện Vật lý Địa Cầu tại Hà Nội, cùng ý kiến của nguời dân về các biện pháp liên quan khi có xảy ra động đất.

Giải thích của giới khoa học
Phòng Địa chấn thuộc Viện Vật lý Địa cầu là cơ quan phụ trách theo dõi tình hình động đất tại Việt Nam. Khi xảy ra sự cố vào trung tuần tháng Năm vừa qua đã có phản ứng ra sao? Đó là điểm mà ông Nguyễn Ngọc Thủy mở đầu câu chuyện với chúng tôi sau đây:
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: 15 phút sau khi ghi đuợc địa chấn thì chúng tôi thông báo trên vô tuyến: ở Điện Biên là cấp 6, ở Hà Nội là cấp 3. Chúng tôi thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan như Ủy ban Cứu nạn-Cứu hộ, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Viện Khoa học Việt Nam, Chính phủ, văn phòng Trung ương đảng, Bộ Bưu chinh-Viễn thông, Bộ Giao thông-Vận tải.
Gia Minh: Những thông báo về cách tránh thiệt hại cho nguời dân là gì?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Nhiệm vụ là Ủy ban Cứu nạn-Cứu hộ. Cụ thể là nguời dân nên ra khỏi nhà khi có động đất.
Gia Minh: Ở Việt Nam thì những vùng nào dễ xảy ra động đất?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Mạnh nhất là ở Tây Bắc, nhưng có thể xảy ra ở khắp nơi. Ví dụ năm kia xảy ra ở ngòai khơi Vũng tàu. Năm 35 xảy ra động đất cấp 8- 9 ở Điện Biên Phủ… Nguyên nhân là do chuyển động hiện đại của vỏ trái đất.
Gia Minh: Việc thông báo có khó khăn phải không ông?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Ở xa trong vùng rừng núi thì có khó khăn do xa mạng lưới trạm; nhưng kỹ thuật hiện nay thì có thể xác định với độ chính xác xảy ra ở vùng nào và cấp độ nào. Ở Việt Nam thì có 26 trạm ở khắp các tỉnh miền Bắc và Nam.
Nguy cơ động đất, sóng thần ở VN?
Gia Minh: Động đất hay đi với sóng thần vậy ở Việt Nam thế nào?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Theo nghiên cứu ban đầu thì động đất mạnh mới có khả năng gây ra sóng thần. Ở Việt Nam thì ít có khả năng gây ra sóng thần. Mảng sóng thần ở tây bắc Philippines có thể gây ảnh huởng đến Việt Nam. Đấy là nguồn chính; ngòai khơi Biển Đông có thể gây sóng thần nhưng không lớn.
Gia Minh: Báo chí thì nói là nhà cao tầng ở Việt Nam có khả năng chịi động đất cấp 8, tin đó chính xác thế nào?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Động đất ở Hà Nội theo dự báo có khả năng mạnh đến cấp 7- 8. Vừa qua có phát hành tài liệu về qui phạm kháng chấn cho nhà, công trình ở Việt Nam. Hy vọng khi xây dựng sẽ có tuân thủ; đó là mặt lý thuyết, nhưng trong thực tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Gia Minh: Vậy những yếu tố đó là gì?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Thứ nhất là đánh giá tác động động đất có đúng không; thứ hai là công nghệ klháng chấn có chính xác không; và thứ ba là chất liệu công trình có chắc chắn như thiết kế không?
Gia Minh: Điều này có quá mới ở Việt Nam không?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Quả thực động đất mạnh ở Việt Nam chưa nhiều. Những công trình thủy điện đã có công ty tư vấn để bảo đảm công trình khi có động đất mạnh. Bộ Xây dựng phải kiểm tra. Hồ thủy lợi thì nay có chú ý rồi; tính an tòan thì chúng tôi có kiểm tra nhưng không phải tất cả. Những công trình quan trọng được chú ý.
Gia Minh: Viện có đánh giá về tình hình sụt lún như xảy ra vừa qua?
Ông Nguyễn Ngọc Thủy: Cái này cũng chưa đề cập nhiều vì công việc nhiều. Khi nào có sự cố thì chúng tôi có kết hợp để đến giúp giảm nhẹ thiệt hại cho dân. Những tỉnh như Bắc Kạn,. Tuyên Quang, Lâm Đồng , Hà Nội có đến viện nhờ. Hà Nội thì do các nhà máy nuớc. Những tỉnh như Lâm Đồng thì do hang hốc ‘cáctơ’…
Phản ứng của dư luận
Như ông Nguyễn Ngọc Thủy vừa cho biết thì Vùng Tây Bắc là vùng có nguy cơ xảy ra động đất nhiều nhất. Một ngừời dân tại Điện Biên cho biết:
“Có một trận động đất 6,5 độ Richter, trận năm 2001 5,3, năm 2002 4 độ. Động đất thì mọi nguời chỉ ra khỏi nhà; ở đây chẳng biết đi đâu. Ngay lúc đó thì sợ. Phòng chống thì báo cho dân chạy ra khỏi nàh; chỉ có thế. Các nuớc khác thì làm tốt hơn Điện Biên vì ở đây không thể báo trước.
Đối với người dân thì lâu nay họ tiếp thu được những hướng dẫn về cách hành xử khi xảy ra động đất ra sao? Cũng như trong khi xây dựng phải tuân thủ những qui định về kháng chấn thế nào?
Một người dân có quan tâm tại Hà Nội cho biết: “Ngành chức năng có làm, có thông báo nhưng lằng nhằng lắm; chỉ xem để lấy thông tin thôi. Về kháng chấn trong xây dựng thì có, và phải tuân theo nhưng nguời dân thì không.
Các tin, bài liên quan
- Động đất ở Lào ảnh hưởng đến miền Bắc Việt Nam
- Lại xảy ra hàng loạt vụ động đất ở Indonesia
- Indonesia lắp đặt hệ thống báo động sóng thần ngoài khơi Ấn Độ Dương
- Ít nhất 70 người thiệt mạng vì động đất ở Indonesia
- Trung tâm cảnh báo động đất và sóng thần Việt Nam đi vào hoạt động
- Một đợt sóng thần nhỏ tiến vào bờ biển Nhật Bản
- Đài Loan giúp Việt Nam thiết lập các trạm quan trắc địa chấn
- Hệ thống viễn liên vùng Á Châu bắt đầu hoạt động trở lại
- Việt Nam lúng túng trong việc đưa tin cảnh báo sóng thần