Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Đầu tuần này, Tổng Thống Trần Thủy Biển của Ðài Loan chính thức thông báo cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào vào tháng Ba năm tới, để người dân Ðài Loan bỏ phiếu quyết định có nên đổi tên nước là Ðài Loan, thay thế tên Trung Hoa Dân Quốc đang sử dụng hiện giờ hay không.

Khi loan báo quyết định này, ông Trần Thủy Biển cũng nhắc lại Ðài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và hội đủ mọi điều kiện để gia nhập các tổ chức quốc tế, mở đầu là Liên Hiệp Quốc.
Quyết định của chính phủ Ðài Bắc đã gặp sự chống đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh và Washington. Ðối với Bắc Kinh, cuộc trưng cầu dân ý ở Ðài Loan là bước đầu tiên của ý đồ tuyên bố độc lập, tách rời khỏi Hoa Lục. Ðối với Washington, quyết định của Tổng Thống Ðài Loan chỉ tạo thêm những khó khăn không cần thiết cho mối quan hệ tay ba đầy tế nhị giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc và Ðài Loan.
Ði xa hơn, Bắc Kinh đã lên tiếng nhắc lại lời đe dọa là nếu cần thiết, sẽ sử dụng võ lực để thống nhất đất nước; Hoa Kỳ cũng nói rất rõ là không tán thành những điều chính phủ Ðài Loan đang muốn làm.
Biến chuyển chính trị Ðài Loan-Trung Quốc-Hoa Kỳ là đề tài Ban Việt Ngữ chúng tôi nói đến tuần này. Khách mời là Tiến Sĩ David Huang, Phó Ðại Diện Văn Phòng Kinh Tế-Thương Mại Ðài Loan ở Mỹ.
Vì Washington và Ðài Bắc không chính thức trao đổi quan hệ, do đó, văn phòng này đảm nhận các công tác như một đại sứ quán của Ðài Loan ở nước ngoài. Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Đổi tên nước
Nguyễn Khanh: Cám ơn Tiến Sĩ đã đồng ý trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Tổng Thống Trần Thủy Biển khẳng định Ðài Loan là một quốc gia có độc lập và có chủ quyền. Nhưng ông cũng rõ là trong 7 năm qua, Bắc Kinh từ chối nói chuyện với Ðài Bắc vì chính phủ nước ông không công nhận chính sách "chỉ có một nước Trung Hoa". Thưa ông Ðại Sứ, đào thêm hố sâu cách biệt trong lúc quan hệ không được nồng ấm có phải là điều cần thiết phải làm không?
Nếu nhìn lại lịch sử Trung Quốc, mọi người đều thấy Trung Hoa Dân Quốc được thành lập từ năm 1912 ở Hoa Lục, cho đến năm 1949 tức là khi chuyển về Ðài Loan, chính phủ này vẫn tiếp tục hiện hữu cho đến ngay hôm nay. Vì thế, không một nhà lãnh đạo nào của Ðài Loan chấp nhập chính sách “chỉ có một nước Trung Hoa” mà Bắc Kinh đặt ra, và nhà lãnh đạo nào cũng phải khẳng định Ðài Loan là một quốc gia độc lập, một nước có chủ quyền.
Tiến Sĩ David Huang: Tôi nghĩ rằng ông phải hiểu rõ quan điểm về một nước Trung Hoa của Bắc Kinh. Chính sách của họ là chỉ có một nước Trung Hoa, Ðài Loan là một tỉnh của Hoa Lục, và chỉ có người dân Hoa Lục mới được quyền đại diện cho nước Trung Hoa. Với cái nhìn đó thì Ðài Loan là một phần của Trung Quốc.
Nhưng sự thật không phải như thế. Ðài Loan là một quốc gia hoàn toàn dân chủ, người lãnh đạo được nhân dân bầu lên, và người được dân chọn để điều hành đất nước không có quyền bảo nước mình là một phần lãnh thổ hay là một tỉnh của Hoa Lục được. Người dân bỏ phiếu chọn Tổng Thống cho nước Ðài Loan hay cho một quốc gia có tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, chứ không bỏ phiếu chọn một ông Tỉnh Trưởng cho Hoa Lục.
Nếu nhìn lại lịch sử Trung Quốc, mọi người đều thấy Trung Hoa Dân Quốc được thành lập từ năm 1912 ở Hoa Lục, cho đến năm 1949 tức là khi chuyển về Ðài Loan, chính phủ này vẫn tiếp tục hiện hữu cho đến ngay hôm nay. Vì thế, không một nhà lãnh đạo nào của Ðài Loan chấp nhập chính sách “chỉ có một nước Trung Hoa” mà Bắc Kinh đặt ra, và nhà lãnh đạo nào cũng phải khẳng định Ðài Loan là một quốc gia độc lập, một nước có chủ quyền.
Tổng Thống Trần Thủy Biển cũng vậy. Ông được người dân Ðài Loan bầu chọn làm lãnh đạo, và ông phải đi sát với quan điểm và đòi hỏi của nhân dân Ðài Loan. Quan điểm đó là Ðài Loan là một quốc gia ngang hàng với những nước khác. Ðó không phải là suy nghĩ cá nhân của Tổng Thống Trần Thủy Biển, mà là điều nhân dân Ðài Loan đòi hỏi nhà lãnh đạo quốc gia phải nói ra, phải khẳng định với thế giới.
Nguyễn Khanh: Thứ Hai vừa rồi, Tổng Thống Trần Thủy Biển loan báo rằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 22 tháng Ba năm tới, và sẽ nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc dưới tên mới là Ðài Loan. Thưa Tiến Sĩ, đổi tên nước đâu có giải quyết được gì?
Tiến Sĩ David Huang: Tôi muốn trình bày để ông hiểu rõ hơn là cuộc trưng cầu dân ý không nhắm vào mục đích đổi tên nước. Hiến pháp của Ðài Loan quy định rõ là đổi tên nước đòi hỏi rất nhiều thủ tục, chứ không phải chỉ qua một cuộc trưng cầu dân ý là xong.
Chuyện chúng tôi muốn vào Liên Hiệp Quốc với tên Ðài Loan thay vì tên chính thức của quốc gia thì đây không phải lần đầu tiên một nước xin gia nhập Liên Hiệp Quốc dưới một tên khác. Hy Lạp chẳng hạn, tên nước chính thức của họ là Cộng Hòa Hellenic, nhưng họ vào Liên Hiệp Quốc dưới tên Hy Lạp. Madonia cũng thế.
Khi Tổng Thống Trần Thủy Biển nói sẽ nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác dưới tên Ðài Loan thì đây cũng là chuyện bình thường. Ông cũng biết rằng cả thế giới bây giờ đều gọi nước tôi là nước Ðài Loan, gọi người dân nước tôi là người dân Ðài Loan. Một điểm khác nữa là từ năm 1993 khi chúng tôi bắt đầu vận động để gia nhập Liên Hiệp Quốc, kết quả không đi đến đâu cả.

Vì thế chúng tôi nghĩ đã đến lúc phải thay đổi chiến thuật vận động, và sử dụng tên Ðài Loan quen thuộc với thế giới để xác định người dân Ðài Loan ước muốn nước mình là hội viên của Liên Hiệp Quốc.
Những nước ủng hộ
Nguyễn Khanh: Hiện giờ chỉ có 23 nước công nhận Ðài Loan và hầu hết đều là những nước nhỏ. Như thế làm sao Ðài Loan có thể trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc được? Ngay chính Tổng Thống nước ông cũng đã nói đây là "một ước mơ rất khó trở thành hiện thực".
Tiến Sĩ David Huang: Nếu chỉ đếm phiếu thì rõ ràng đây là một điều thật khó khăn. Hầu hết các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc đều có quan hệ với Bắc Kinh chứ không phải với chúng tôi.
Ðiều đó đúng. Hai mươi ba nước có quan hệ ngoại giao với chúng tôi thì đồng lòng ủng hộ, vì các nước bạn này thấy đó là quyền mà Ðài Loan phải được hưởng, và nhân dân Ðài Loan có quyền đóng góp cho nhân loại như nhân dân tất cả các nước khác. Ðó cũng chính là mục tiêu của chúng tôi.
Chúng tôi muốn bày tỏ cho thế giới thấy ước mong muốn đóng góp trong mọi sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc, và muốn được hưởng các quyền lợi mà Liên Hiệp Quốc dành cho mọi quốc gia.
Tôi muốn nhấn mạnh ở điểm này. Nếu Bắc Kinh không chống đối, tôi tin rằng tất cả mọi nước trên thế giới đều ủng hộ chúng tôi. Trở ngại hiện giờ là Bắc Kinh cứ nhất định bảo Ðài Loan là một tỉnh của họ, đẩy thế giới đến chỗ khó xử, chứ không phải cộng đồng quốc tế chống đối chúng tôi.
Quyết tâm gia nhập Liên Hiệp Quốc mà chúng tôi đã theo đuổi từ nhiều năm qua là một quyết tâm chính đáng. Cộng đồng thế giới biết rõ điều đó. Nhân dân Ðài Loan đã và sẽ bày tỏ rõ mục tiêu chính đáng của mình cho mọi người biết.
Nguyễn Khanh: Tổng Thống Trần Thủy Biển chỉ lãnh đạo Ðài Loan có 6 tháng nữa thôi. Tại sao không để cho tân chính phủ, tân Tổng Thống quyết định những chuyện như thế này?
Nếu đọc những cuộc thăm dò công luận được thực hiện ở Ðài Loan, ông sẽ thấy rõ rệt là tỷ lệ người dân đòi chính phủ phải khẳng định “danh tính của Ðài Loan” mỗi ngày một nhiều hơn trước. Bất kể là ai đang giữ vị trí của Tổng Thống Trần Thủy Biển, người đó cũng phải lên tiếng bày tỏ ý muốn của dân và phải tạo cơ hội để người dân bày tỏ quan điểm của họ. Ðó là một điểm son của nền dân chủ Ðài Loan.
Tiến Sĩ David Huang: Nếu đọc những cuộc thăm dò công luận được thực hiện ở Ðài Loan, ông sẽ thấy rõ rệt là tỷ lệ người dân đòi chính phủ phải khẳng định "danh tính của Ðài Loan" mỗi ngày một nhiều hơn trước.
Bất kể là ai đang giữ vị trí của Tổng Thống Trần Thủy Biển, người đó cũng phải lên tiếng bày tỏ ý muốn của dân và phải tạo cơ hội để người dân bày tỏ quan điểm của họ. Ðó là một điểm son của nền dân chủ Ðài Loan.
Ông cũng nên biết là không một chính trị gia nào chống đối việc làm của Tổng Thống Trần Thủy Biển cả. Ngay cả những người thuộc đảng đối lập cũng tán thành, vì đó là nguyện vọng của người dân. Ðảng đối lập cũng muốn thấy quốc gia của mình có mặt tại Liên Hiệp Quốc.
Nhân đây, tôi thấy cần phải nhấn mạnh ở điểm này: những gì đang và sẽ xảy ra không phải là ý muốn chính trị của ông Tổng Thống Ðài Loan, mà là ý muốn của nhân dân Ðài Loan, và tất cả chúng tôi mong muốn được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Kể cho ông nghe là mới đây, một toán chuyên gia của chúng tôi không được dự một hội nghị chuyên đề chỉ vì họ mang thông hành Ðài Loan, và Trung Quốc không đồng ý cho bất cứ ai mang thông hành Ðài Loan dự hội nghị. Chính sách kỳ thị chính trị này cần phải chấm dứt, và cho người dân chúng tôi thấy là cần phải thúc đẩy, phải bày tỏ quan điểm của mình nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa.
Quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ - Đài Loan
Nguyễn Khanh: Bắc Kinh lên tiếng đe dọa, Hoa Kỳ thì bày tỏ e ngại việc làm của Chính Phủ nước ông sẽ gây thêm những bất lợi và có thể dẫn đến chiến tranh. Ông có lo là những việc làm của mình sẽ tạo thành ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ với Washington không?
Tiến Sĩ David Huang: Tôi nghĩ chữ "lo âu" mà ông mới dùng là chữ không đúng cho ngoại giao. Mối quan hệ song phương nào cũng có những cái khó khăn của nó, ngay cả quan hệ giữa Hoa Kỳ với những nước khác cũng đều có những điểm không đồng ý với nhau.
Hoa Kỳ có quyền bày tỏ e ngại của họ, và chúng tôi tôn trọng điều đó. Chúng tôi tiếp tục thảo luận, để trình bày cho chính phủ nước bạn biết quan điểm của mình. Có đồng ý với lời trình bày của chúng tôi hay không là chuyện của nước Mỹ.
Quan hệ giữa nhân dân Ðài Loan và nhân dân Mỹ bao giờ cũng là mối quan hệ tuyệt hảo. Ðiều đó cũng dễ hiểu thôi, vì người dân hai nước chia sẻ cùng quan điểm về tự do, dân chủ và nhân quyền. Thành ra khi các nhà báo chỉ chú ý đến các bất đồng chiếm 1 hoặc 2% trong cả mối quan hệ, thì chúng tôi thấy đó là lối chú ý không được công bằng và có lẽ, ngay chính phủ Hoa Kỳ cũng thấy cái nhìn đó không công bằng.
Mặt khác, tôi có thể quả quyết rằng 98, 99% các quan hệ khác giữa Ðài Loan và Hoa Kỳ đều đang diễn ra thật tốt đẹp. Hai nước không chỉ trao đổi quan hệ về chính trị, mà còn trao đổi về văn hóa, giáo dục, kỹ thuật, thương mại, kinh tế nữa.
Quan hệ giữa nhân dân Ðài Loan và nhân dân Mỹ bao giờ cũng là mối quan hệ tuyệt hảo. Ðiều đó cũng dễ hiểu thôi, vì người dân hai nước chia sẻ cùng quan điểm về tự do, dân chủ và nhân quyền. Thành ra khi các nhà báo chỉ chú ý đến các bất đồng chiếm 1 hoặc 2% trong cả mối quan hệ, thì chúng tôi thấy đó là lối chú ý không được công bằng và có lẽ, ngay chính phủ Hoa Kỳ cũng thấy cái nhìn đó không công bằng.
Tôi nhắc lại là chúng tôi biết có một số điểm bất đồng. Chúng tôi tìm cách giải quyết trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Ông cho phép tôi nhắc lại là các bất đồng đó chỉ chiếm 1 hoặc 2% trong toàn cảnh quan hệ giữa Ðài Bắc và Washington.
Nguyễn Khanh: Trong những năm gần đây, Hoa Lục liên tục gia tăng khả năng quân sự của họ, đặt cả ngàn phi đạn nhắm vào Ðài Loan. Trong cuộc chạy đua võ khí này, Ðài Loan có thể đương đầu nổi với Bắc Kinh không?
Tiến Sĩ David Huang: Theo "sách trắng quốc phòng" do Hoa Lục phổ biến thì họ hiện đại hóa quân đội với mục tiêu duy nhất là nhắm vào Ðài Loan.
Nhưng nếu có dịp tiếp xúc với các chuyên gia về quân sự, họ sẽ nói cho ông nghe là mức độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc bây giờ đã vượt qua mức chỉ nhắm vào Ðài Loan rồi, và rõ rệt Hoa Lục muốn là một cường quốc quân sự ở Châu Á và dần dần trở thành một cường quốc quân sự ở mức toàn cầu.
Chuyện Bắc Kinh tiếp tục đe dọa chúng tôi cũng khiến cho các nước trong khu vực Châu Á, kể cả Nhật Bản và Hoa Kỳ, thấy lo âu, vì thể hiện rõ là Trung Quốc nói muốn giải quyết vấn đề Ðài Loan theo đường lối hòa bình, nhưng họ đâu có làm điều đó. Thay vì tôn trọng ý kiến của người dân Ðài Loan, Bắc Kinh tiếp tục đe dọa và càng đe dọa bao nhiêu thì họ lại càng tạo ra hình ảnh xấu cho quốc gia của họ bấy nhiêu.
Chúng tôi không có ý định chạy đua võ khí với Trung Quốc. Chúng tôi không có điều kiện để làm điều đó. Nhưng điều quan trọng hơn hết là ở một nước dân chủ, người dân đòi hỏi phúc lợi xã hội nhiều hơn là đòi hỏi súng đạn. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải duy trì một quân đội đủ mạnh để trước hết bảo vệ an ninh lãnh thổ cho chính mình, và sau đó là góp phần bảo đảm ổn định cho toàn khu vực.
Ðài Loan chỉ là một nước nhỏ, Trung Quốc thì quá lớn. Vì thế, chúng tôi kêu gọi tất cả các nước Châu Á ủng hộ chủ trương hòa bình mà Ðài Loan đang theo đuổi.
Chúng tôi tin rằng chính những cuộc gặp gỡ giữa người từ Ðài Loan và người đang sống ở Hoa Lục sẽ giúp phát huy tư tưởng về dân chủ, về tự do, về nhân quyền ở Hoa Lục. Ngoài ra, những cuộc tiếp xúc này sẽ giúp cho Bắc Kinh biết rõ hơn là người dân Ðài Loan yêu chuộng hòa bình, và những gì chính phủ Ðài Bắc làm đều phản ánh quan điểm của người dân.
Các nước Châu Á cũng nên đòi hỏi Trung Quốc phải minh bạch về ngân khoản họ sử dụng cho quốc phòng, giúp chúng tôi trình bày cho Bắc Kinh hiểu những bất lợi mà họ sẽ gặp khi tấn công Ðài Loan và đừng bao giờ coi võ khí là lợi điểm để đe dọa Ðài Loan hay bất kỳ nước nào khác.
Người dân Đài Loan và Hoa Lục
Nguyễn Khanh: Sau khi nghỉ hưu, một vài chính trị gia của Ðài Loan đã đi Hoa Lục, gặp cả giới lãnh đạo Bắc Kinh, thí dụ như Cựu Phó Tổng Thống Liên Chiến. Nhận định riêng của ông hay của chính phủ nước ông về việc này như thế nào?
Tiến Sĩ David Huang: Một lần nữa, tôi xin được nhắc lại rằng Ðài Loan là một nước hoàn toàn dân chủ, người dân có quyền đi bất cứ đâu và chính phủ không được phép ngăn cấm. Luật lệ của Ðài Loan nói rõ là các công dân được quyền đi thăm Trung Quốc nếu họ muốn. Trường hợp của Cựu Phó Tổng Thống Liên Chiến cũng thế. Bây giờ ông là một công dân bình thường như mọi người khác, và ông có quyền đi bất cứ nơi nào ông muốn ghé thăm.
Cộng thêm vào đó, Chính Phủ Ðài Loan chủ trương và có chính sách trao đổi quan hệ hòa bình với Trung Quốc Người dân chúng tôi không hề nghi kỵ người dân ở Hoa Lục. Chúng tôi có cùng một nguồn gốc dân tộc, tất cả đều là người Hoa, nhưng về mặt chính trị, dân chúng Ðài Loan không phải là một thành phần của chế độ cộng sản Bắc Kinh.
Chúng tôi tin rằng chính những cuộc gặp gỡ giữa người từ Ðài Loan và người đang sống ở Hoa Lục sẽ giúp phát huy tư tưởng về dân chủ, về tự do, về nhân quyền ở Hoa Lục. Ngoài ra, những cuộc tiếp xúc này sẽ giúp cho Bắc Kinh biết rõ hơn là người dân Ðài Loan yêu chuộng hòa bình, và những gì chính phủ Ðài Bắc làm đều phản ánh quan điểm của người dân.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Tiến Sĩ Huang.