Công nhân nước ngoài tại Hoa Kỳ làm việc “Gần Như Nô Lệ”

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Vào khi có tin đồn lao động Việt Nam sắp được sang làm việc tại Hoa Kỳ theo thời vụ khiến nhiều người trong nước háo hức nuôi mộng, thì tổ chức Southern Poverty Law Center chuyên bảo vệ công lý cho tầng lớp nghèo khổ tại Hoa Kỳ vừa công bố phúc trình mới nhất cho thấy người ngoại quốc đến Mỹ làm việc tay chân đã bị khai thác và bóc lột chẳng khác gì nô lệ.

UsLaborWorker200.jpg
Một công nhân người Tây Ban Nha làm việc tại vườn nho ở Santa Maria, California. AFP PHOTO

Thực tại của công nhân các nước nghèo đến Mỹ lao động theo thời vụ hay ngắn hạn là bị bóc lột và không được bảo vệ.

Đó là lời mở đầu phúc trình mới nhất của Southern Poverty Law Center ở bang Alabama, Hoa Kỳ, có nhiệm vụ vạch rõ những vấn đề tiêu cực liên quan đến nạn khai thác bóc lột sức lao động của người nghèo, đồng thời đưa ra những quan điểm hợp pháp hầu bảo vệ quyền lợi căn bản của các giai tầng lao động nghèo khổ ở Mỹ.

Lạm dụng sức lao động

Với tựa đề Close To Slavery, tạm dịch là Gần như là Nô Lệ, bản phúc trình của tổ chức Southern Poverty Law Center cho biết theo chương trình thuê mướn công nhân nước ngoài, giới chủ nhân Hoa Kỳ đã dựa vào đó để tuyển hàng chục ngàn người lao động ngoại quốc không có tay nghề từ nước họ đến làm việc cho mình, khống chế họ bằng thủ tục chiếu khán và nhập nội.

Đây là chương trình được chính phủ lập ra để cho phép người bản quốc trong các lãnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp và hải sản được quyền tìm kiếm công nhân nước ngoài làm theo thời vụ hoặc ngắn hạn trên đất Mỹ.

Giám đốc của dự án bảo vệ công lý di dân trong Southern Poverty Law Center, bà Mary Bauer, phân tích:

Tuy không thể chối cãi là cũng đã có một ít qui định về nhân quyền, nghĩa là cách nào đó thì quyền con người lao động cũng được nói tới, nhưng hầu như không có sự chủ tâm để thực hiện. Do đó mà có thể nói rằng chương trình thuê mướn người lao động ngoại quốc đến Mỹ đang trở thành một vấn nạn thường trực và đáng xấu hổ.

“Công nhân bị lạm dụng sức lao động một cách có hệ thống. Vấn đề không nằm ở chỗ có một số ông chủ xấu hay tốt mà vấn đề phát xuất từ cấu trúc của chương trình thuê mướn lao động nước ngoài này.

Tuy không thể chối cãi là cũng đã có một ít qui định về nhân quyền, nghĩa là cách nào đó thì quyền con người lao động cũng được nói tới, nhưng hầu như không có sự chủ tâm để thực hiện. Do đó mà có thể nói rằng chương trình thuê mướn người lao động ngoại quốc đến Mỹ đang trở thành một vấn nạn thường trực và đáng xấu hổ.”

Vay nợ chồng chất

Để có thể sang Hoa Kỳ lao động dù chỉ là công việc chân tay nặng nhọc trong những nông trại bao la hoặc những cơ xưởng đồ sộ, nhiều người từ Mexico hay những quốc gia Châu Mỹ La Tinh khác đã phải trả hàng chục ngàn đô la hầu được cấp visa và việc làm.

Cũng như người nghèo Việt Nam muốn qua Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc để lao động, nhiều người Mexico, Peru, Bolivia, Jamaica, Kampuchia, Thái Lan đã phải thế chấp nhà cửa ruộng vườn ở quê hương. Hậu quả là tới xứ người làm việc quần quật với gánh nợ chất chồng trên hai vai.

Một thí dụ điển hình gần đây là sau trận cuồng phong Katrina 2005 ở vùng Vịnh của Hoa Kỳ, một hệ thống khách sạn lớn ở New Orleans đã mướn thật nhiều công nhân từ Peru, Bolivia hay Cộng Hoà Dominic sang. Để được tới đất Mỹ, những người này phải trả trên 5.000 đô la, nghĩa là gấp ba hay bốn lần so với số lương hàng tháng mà chủ Mỹ hứa trả cho họ.

Bản phúc trình tựa đề Close To Slavery phân tích rõ là công nhân ngoại quốc phải sống trong những căn nhà dưới mức tiêu chuẩn, không được hưởng nhiều phúc lợi, không có bảo hiểm sức khỏe mà nếu có chăng thì cũng rất là khiêm tốn.

Nhiều người còn bị trả lương thấp so với mức qui định lương tối thiểu của liên bang, không được ai chú ý đến chuyện binh vực quyền lợi hay chí ít chỉ cho họ thấy điều kiện lao động căn bản như thế nào.

Theo bà Mary Bauer, cái khó là rất ít người dám phàn nàn hay khiếu nại vì sợ bị chủ nhân sa thải, đuổi về nước hoặc phê những điều bất lợi vào hồ sơ mà sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ sau này.

Tôi không biết về điều ấy, cũng không có lý do gì để tin là đã có sự đồng ý như vậy. Về chuyện tiền lương năm ngàn thì thật khó tin. Tôi không dám nói là không thể xảy ra, nhưng tôi nghĩ chắc chắn không thể nào tới mức ấy được. Đó là một lời hứa hẹn giả tạo.

Thiên đường giả tạo

Mặt khác, những người hoạch định chính sách ở Mỹ, đúng hơn là những đại diện dân cử, thường không hay biết về mảng công nhân nước ngoài bị lạm dụng và bị bóc lột, bởi phần lớn người lao động ngoại quốc làm việc tại những vùng quê xa xôi của nước Mỹ và rất ít tiếp xúc với những cộng đồng đông dân.

Báo cáo của Southern Poverty Law Center nhấn mạnh tới điểm hết sức thực tế rằng không phải lúc nào siêu cường kinh tế Mỹ cũng là thiên đường của lao động nước ngoài.

Điểm khác nữa là hầu hết công nhân đến Mỹ từ các nước Châu Mỹ La Tinh hay Châu Á đều là những thành phần nghèo, thiếu học, nói tiếng Anh không sỏi.

Được hỏi bà nghĩ sao trước tin đồn ở Việt Nam là Hoa Kỳ sẽ nhận công nhân sang đây làm việc, và trước đây đã có bản tin hứa hẹn rằng sang Mỹ hái nho hoặc hái cam mà lương tới năm ngàn đô một tháng, bà Mary Bauer trả lời:

“Tôi không biết về điều ấy, cũng không có lý do gì để tin là đã có sự đồng ý như vậy. Về chuyện tiền lương năm ngàn thì thật khó tin. Tôi không dám nói là không thể xảy ra, nhưng tôi nghĩ chắc chắn không thể nào tới mức ấy được. Đó là một lời hứa hẹn giả tạo.”

Bà Bauer nói tiếp "Có nhiều ông chủ Mỹ khi được chấp thuận thì đã nhắm đến một số nước Châu Á như Indonesia, Thái Lan, Kampuchia. Việt Nam cho tới lúc này thì tôi không nghe đến.

Tôi dám nói là trên thực tế lương của họ đều rất thấp nên không thể trả được nợ mà họ vay trước khi đi. Tôi chưa thấy một lao động Á Châu nào hưởng được mức lương hứa hẹn cả.

Chúng tôi cũng được biết là những người lao động đó phải trả 5 đến 10 ngàn đô la để có một việc làm cộng với phí tổn sang Mỹ.

Tôi xin nói cần phải vô cùng thận trọng trước những lời hứa kiểu đó. Cần chắc chắn những gì người ta hứa với bạn phải được viết trên giấy trắng mực đen rõ ràng và đưa cho bạn giữ một bản sao chép. Nếu họ đòi bạn trả năm ngàn, mười ngàn thì hãy nghi ngờ về những số tiền lớn như vậy.

Nhiều người lao động Châu Á mà chúng tôi tiếp xúc đã nói là trong thời gian làm việc ngắn hạn ở Hoa Kỳ họ đã không thể nào kiếm lại đủ tiến vốn bỏ ra, họ cảm thấy rất tuyệt vọng khi nghĩ đến món nợ lớn ở quê nhà.”

Phải vô cùng thận trọng

Được hỏi nếu có thể nhắn nhủ gì với những người Việt Nam đang ôm giấc mộng chưa thành hiện thực là sang Mỹ lao động, bà Mary Bauer nói bà xin phép nhấn mạnh ở điểm:

“Tôi xin nói cần phải vô cùng thận trọng trước những lời hứa kiểu đó. Cần chắc chắn những gì người ta hứa với bạn phải được viết trên giấy trắng mực đen rõ ràng và đưa cho bạn giữ một bản sao chép. Nếu họ đòi bạn trả năm ngàn, mười ngàn thì hãy nghi ngờ về những số tiền lớn như vậy.”

Theo số liệu chính thức ở Hoa Kỳ, năm 2005, 32.000 người nước ngoài đến Mỹ lao động theo hộ chiếu H-2B, qui định được ở nhà miễn phí, được di chuyển giới hạn trong nước Mỹ, được chăm sóc sức khỏe và thời gian làm việc là 75% số giờ đã ký trong hợp đồng.

Tổ chức Southern Poverty Law Center cho biết hiện có 90.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại các tiểu bang trên toàn nước Mỹ, phần lớn chỉ được hưởng chế độ trợ cấp và bảo hiểm nghèo nàn.

Thông tin trên mạng:

- Report: Close to Slavery