Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Tin từ Geneva cho hay cuộc đàm phán gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa kết thúc. Thông cáo báo chí do Văn Phòng Ðiều Hành WTO phổ biến viết rằng Việt Nam đang ở trong giai đoạn cuối cùng trước khi thật sự được thu nhận.

Ban Việt Ngữ chúng tôi đã liên hệ với ông Ernest Bower, Chủ Tịch công ty tư vấn BrooksBowerAsia, và với cương vị người thành lập Hội Ðồng Tư Vấn Cấp Cao Mỹ-Việt Về Khả năng Cạnh Tranh. Ở Việt Nam, ông đang nắm giữ vai trò của vị cố vấn về đầu tư của Chính Phủ Việt Nam. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện từ Washington D.C., trước khi ông Bower đến Hà Nội.
Nguyễn Khanh: Thưa ông, sau cuộc đàm phán tại Geneva, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến gần nhau đến mức nào?
Ông Ernest Bower: Tôi nghĩ là chúng ta đang ở trong giai đoạn đầy sôi nổi, trước khi hai bên có thể hoàn tất các cuộc thảo luận để ký kết hiệp ước và sau đó Việt Nam sẽ gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO.
Sau khi hiệp ước được hai bên ký kết và qua những thủ tục thông thường của Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi có thể nói là vào mùa Thu năm nay, chúng ta sẽ trông thấy bản thông cáo với nội dung Việt Nam được chọn gia nhập WTO. Theo dự đoán của tôi, điều này sẽ diễn ra vào thời điểm gần ngày Hội Nghị Cấp Cao APEC khai mạc ở Hà Nội.
Nguyễn Khanh: Ông nói cả 2 phía đang ở trong giai đoạn sôi nổi. Muốn hỏi ông là ở giai đoạn này, cả 2 phía Việt Nam lẫn Hoa Kỳ phải làm những gì để có thể đi đến mục đích là kết thúc đàm phán?
Sau khi hiệp ước được hai bên ký kết và qua những thủ tục thông thường của Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi có thể nói là vào mùa Thu năm nay, chúng ta sẽ trông thấy bản thông cáo với nội dung Việt Nam được chọn gia nhập WTO. Theo dự đoán của tôi, điều này sẽ diễn ra vào thời điểm gần ngày Hội Nghị Cấp Cao APEC khai mạc ở Hà Nội.
Ông Ernest Bower: Cách đây 2 ngày, Việt Nam và Hoa Kỳ mới hoàn tất cuộc đàm phán song phương tại Geneva. Cả 2 đoàn thương thuyết sẽ đem những kết quả đồng ý với nhau và cả những điều đã thảo luận với nhau về nước để thảo luận thêm với Chính Phủ.
Tôi không thể nói liệu có phải đi qua một buổi làm việc cấp chuyên viên nữa hay không, nhưng sau khi gặp lại nhau ở cuộc đàm phán cuối cùng, đoàn đàm phán Hoa Kỳ sẽ đệ trình bản hiệp ước cho các các bộ và những cơ quan liên hệ, sau đó đưa sang bên Quốc Hội để bỏ phiếu thông qua.
Nguyễn Khanh: Ông có biết bao giờ cuộc đàm phán cuối cùng sẽ diễn ra hay không và sẽ được tổ chức tại đâu? Ở ngay thủ đô Washington của nước Mỹ hay ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam?
Ông Ernest Bower: Rất tiếc tôi không thể trả lời được câu này.
Nguyễn Khanh: Tin đồn tôi nghe được là trong vòng 1 hoặc 2 tuần nữa, sẽ có một đoàn cấp cao của Việt Nam sang Mỹ. Có phải đây là đoàn đàm phán mà ông muốn nói đến không?
Ông Ernest Bower: một lần nữa, tôi rất tiếc không thể trả lời câu hỏi này được. Tôi cũng nghe phong phanh như vậy, nhưng không biết rõ chi tiết nên tôi không thể nói gì hơn với ông được.
Nguyễn Khanh: Nhưng ông tin là Việt Nam sẽ trở thành hội viên của WTO trước ngày Hội Nghị Cấp Cao APEC nhóm họp, tức la trước tháng 11 năm nay?
Ông Ernest Bower: Điều đó hoàn toàn đúng. Ông nhớ là từ năm 1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO và sau 11 năm làm việc tích cực, đã đến lúc tiến trình này phải kết thúc. Ðây là giai đoạn đầy sôi nổi, cuộc đàm phán cuối cùng với Hoa Kỳ sẽ kết thúc để Việt Nam trở thành hội viên mới nhất của WTO. Như tôi đã nói, điều này sẽ thành hình trước khi Hội Nghị APEC khai mạc ở Hà Nội.
Nguyễn Khanh: Điều gì khiến ông đưa ra phát biểu khẳng định như vậy?
Tôi mới nhận được những tín hiệu đầy tích cực từ hai phía, và tôi cũng thấy rằng cả Washington và Hà Nội đều nghĩ rằng đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục tiến trên con đường đổi mới về kinh tế.
Ông Ernest Bower: Tôi mới nhận được những tín hiệu đầy tích cực từ hai phía, và tôi cũng thấy rằng cả Washington và Hà Nội đều nghĩ rằng đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục tiến trên con đường đổi mới về kinh tế. Tôi tin rằng ngay các nhà thương thuyết Mỹ cũng đồng ý với nhau là Việt Nam đã nghiêm chỉnh chứng tỏ nỗ lực qua việc sửa đổi luật lệ để gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã đi một đoạn đường quá dài và đích đến đã thật gần kề rồi.
Nguyễn Khanh: Ông là một trong số ít người có cơ hội làm việc chặt chẽ với Thủ Tướng Phan Văn Khải, và cũng nằm trong số rất ít người nước ngoài được mời làm cố vấn về kêu gọi đầu tư cho Chính Phủ Việt Nam.
Ông cũng rõ là vào hạ tuần tháng tới, Ðảng Cộng Sản Việt Nam sẽ nhóm đại hội và ông Khải sẽ rời khỏi chức vụ đang nắm giữ. Tiện đây, liệu ông có thể chia sẻ với chúng tôi một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất hay phiên họp quan trọng nhất mà ông có với Thủ Tướng Việt Nam không?
Ông Ernest Bower: Tôi không bao giờ muốn nhìn đơn giản như vậy. Ðiều mà tôi luôn nghĩ đến là giới lãnh đạo của Việt Nam trong 10 năm qua và Thủ Tướng Khải đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đó. Ông là người chứng kiến Việt Nam chuyển mình để tiến vào nền kinh tế toàn cầu hóa, cũng chính ông là người đã đưa Việt Nam trở thành một yếu tố quan trọng cho nền kinh tế của ASEAN. Ông Khải cũng là người đã tạo cơ hội để giúp cho người Việt có thêm công ăn việc làm và đời sống của họ được cải thiện, con cái họ có cơ hội học hành. Tôi tin lịch sử sẽ đánh giá ông Khải là một trong những vị Thủ Tướng tài ba của Việt Nam.
Nguyễn Khanh: Thế còn người sẽ thay thế cho Thủ Tướng Khải thì sao? Nhân vật này là ai, và ông đã từng có dịp làm việc chung chưa?
Ông Ernest Bower: Thật tình, tôi không biết ai là người sẽ làm Thủ Tướng thay cho ông Khải. Theo tôi thì bất cứ người nào dám quả quyết ông này hay ông khác sẽ lên làm Thủ Tướng, thì người đó chưa biết gì về Việt Nam cả. Chúng ta phải chờ xem người sẽ được chọn là ai, và dĩ nhiên tôi cũng hy vọng tân Thủ Tướng Việt Nam là người tôi quen biết, nhưng nếu không phải thì tôi cũng sẵn sàng đến gặp và tự giới thiệu mình với người sẽ điều khiển Chính Phủ.
Nguyễn Khanh: Thay mặt cho quý thính giả xin cám ơn ông Bower.