Việt Nam tiếp tục tăng cường kiểm soát thông tin (phần 2)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong chương trình kỳ trứơc, ba độc giả trẻ trong và ngoài nứơc tham gia thảo luận trên diễn đàn nhận xét rằng hoạt động báo chí ở Việt Nam không có tự do, đồng thời phản đối việc chính phủ siết chặt quản lý lĩnh vực thông tin truyền thông.

InternetPolice150.jpg
Công an Việt Nam thường xuyên theo dõi mọi thông tin trên internet. Sẵn sàng ra tay ngăn chận bất cứ tin tức nào bất lợi cho nhà cầm quyền. AFP PHOTO. AFP PHOTO.

Trước lý do kiểm duyệt báo chí để ngăn chặn những thông tin độc hại, gây xáo trộn xã hội và làm ảnh hửơng an ninh quốc gia như nhà nước vẫn thường viện dẫn xưa nay, ý kiến phản hồi của giới trẻ ra sao? Sự tin cậy của họ đối với các thông tin báo đài trong nước như thế nào?

Mời quý vị theo dõi phần trao đổi tiếp theo của các bạn: Thanh ở Sài Gòn, Việt từ Nam Định, và Cường hiện đang định cư tại Mỹ:

Trà Mi: Trong cuộc trao đổi tuần trứơc, các anh nhận xét rằng báo chí ở Việt Nam chỉ là cơ quan ngôn luận của đảng và nhà nứơc, chứ không phải là diễn đàn của ngừơi dân. Trà Mi nhận thấy rằng nhiều báo trong nứơc, nhất là những tờ báo online cũng đã mở ra những diễn đàn dành cho độc giả, cũng có rất nhiều bài vở phản ảnh ý kiến người dân về thực trạng xã hội như tham nhũng chẳng hạn. Đây chẳng phải là bằng chứng phản bác lại quan điểm của các anh?

Thanh: Có, thật ra vấn đề như vầy. Nếu như tờ báo nào có đăng tin, bài nào mà Đảng cho rằng có thể ảnh hửơng đến quyền lực của mình thì chắc chắn bị dẹp. Còn các thông tin như góp ý chống tham nhũng v.v… thì cứ tha hồ đi, bởi vì những cái này cũng đúng theo mong muốn của đảng là trình diễn cho nhân dân trong nước thấy rằng nhà nước cũng muốn chống tham nhũng, cũng muốn cải cách.

Việc này nằm trong mục tiêu của đảng muốn hướng dẫn dư luận đi nhưng tới mức nào, đựơc phản ánh tới cỡ nào thì đảng cộng sản đứng phía sau kiểm soát chặt chẽ quá trình đó. Nếu đi quá mức mà đảng mong muốn và cho phép thì ngay lập tức phải ngăn chặn lại, nghĩa là hoàn toàn nằm dứơi sự kiểm soát của đảng mà thôi.

Chứ nhìn vào bề mặt bên ngoài đừng tửơng là bây giờ người dân có thể lên tiếng góp ý, chỉ trích chính quyền công khai. Thật ra không phải vậy đâu. Tất cả đều có con mắt của Đảng theo dõi cả.

Trà Mi: Ý kiến của anh Việt và anh Cường thì sao?

(xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Vì thời lựơng có hạn, Trà Mi xin phép đựơc tạm ngưng chương trình tại đây.

Bạn nghĩ gì về sinh hoạt báo chí hiện nay ở Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

“Diễn đàn bạn trẻ” rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để chương trình ngày càng phong phú và bổ ích hơn.

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại.

Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ: vietweb@rfa.org.

Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong chương trình sáng thứ tư tuần sau. Trà Mi kính chào.

Ý kiến Thính giả RFA

----- From:Carter Nguyen Sent: Thursday, February 01, 2007 1:15PM To: vietweb@rfa.org Subject: Y kien voi 2 bai tren Dien Dan Ban Tre

Kính chào Qúy Đài,

Tôi đã nghe 2 bài Diễn đàn Bạn trẻ (2 kỳ liên tiếp) với 3 anh Thanh, Cường và Việt.

Tôi đặc biệt thích thú với những câu trả lời cũng như ý kiến rất “Sài Gòn” của anh Thanh (hóm hỉnh, chân chất và mộc mạc nhưng khá sâu sắc).

Có lẽ Thanh là một người mà qua giọng nói có lẽ còn rất trẻ và lớn lên ở Sài Gòn.

Mong rằng đất nứơc chúng ta vẫn sẽ có rất nhiều những người như anh Thanh thì mới mong thay đổi được cái môi trường đầy rẫy những “đầy tớ” hách dịch như Thanh đã nói.

Kính, Cường Nguyễn

----- From: tran ngoc tuan Sent: Wednesday, January 24, 2007 12:24PM To: vietweb@rfa.org Subject: Tự Do Báo Chí

"Việt Nam ngày nay có tự do báo chí hay không?" Khi toàn bộ các cơ quan truyền thông, báo chí, và ngay cả văn học nghệ thuật vẫn còn bị kiểm soát và khống chế bởi Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương. Bộ Văn Hóa Thông Tin. Bộ Công An và cả... Bộ Chính Trị nữa thì làm sao có thể gọi là có tự do được?

Cái vòng "Kim Cô" này đang xiết chặt lên các cơ quan truyền thông thì đồng nghĩa với việc tự do báo chí bị khai tử từ lâu rồi.

Cho nên, theo tôi RFA nên đặt một câu hỏi khác cho quý thính giả của quý đài: "Làm Thế Nào Để Việt Nam Có Tự Do Báo Chí?".

Trần Ngọc Tuấn (Cộng Hòa Séc)