Tuổi trẻ Việt Nam học lịch sử để làm lịch sử

Lê Dân, phóng viên đà i RFA

Trong thời gian gần đây, có nhiều bà i viết giá trị được đăng tải trên các mạng tin học toà n cầu liên quan đến vấn đề Hòang Sa và Trường Sa. Một trong những bà i gây khá nhiều chú ý là bà i "Tuổi trẻ Việt Nam, học lịch sử để là m lịch sử" của nhà văn Trần Trung Đạo trên trang talawas.org do nhà văn Phạm thị Hoà i chủ trương. Để tìm hiểu thêm về bà i viết nà y, Lê Dân trao đổi cùng nhà văn Trần Trung Đạo.

TranTrungDao_Sacramento150b.jpg

Hoà ng Sa là của Việt Nam

Lê Dân: Thưa ông, đoạn được xem như lời mở đầu, ông viết "Mỗi người Việt Nam ghi khắc trong tim mình: Hoà ng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam. Đất nước Việt Nam có khi thịnh, khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ hôm nay không giữ được Hoà ng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoà ng Sa trở thà nh đất của Trung Cộng bá quyền hay của bất cứ quốc gia nà o khác". Ông nghĩ gì khi nhận định như vậy?

Nhà văn Trần Trung Đạo: Tôi viết câu như vậy cũng cách đây rất là lâu, sau khi Hoà ng Sa bị mất và o tay Trung Quốc năm 1974 mà trong hoà n cảnh tương đối thất vọng nhưng còn nghĩ đến tương lai. Khi hiện tại chúng ta không là m được gì thì chúng ta hy vọng rằng các thế hệ tương lai sẽ là m được.

Điều mà tôi nói nó có vẻ giống một lời trối dà nh cho các thế hệ mai sau bởi vì Hoà ng Sa mặc dù không còn là của Việt Nam nữa nhưng mỗi người Việt Nam thế hệ hôm nay cũng như những thế hệ tương lai phải ghi khắc và o trong lòng mình, trong tim mình rằng Hoà ng Sa là một phần đất của Việt Nam.

Và trong những điều kiện mà tương lai có thể cho phép, tôi muốn nhấn mạnh điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự, thì chức năng đầu tiên và công việc đầu tiên, trách nhiệm đầu tiên của thế hệ tương lai là phải lấy lại Hoà ng Sa. Đó là cái tâm nguyện và tôi nghĩ rằng không phải chỉ có tôi mà tất cả những người Việt nam nà o còn nghĩ đến tưong lai của đất nước.

Thanh niên Sinh viên VN biểu tình chống Trung Quốc/Video do Kim Thu cung cấp.

Xem video clip nà y bằng cửa sổ riêng

Lê Dân: Về bức công hà m do nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký gởi Tổng Lý Trung Quốc Chu Ân Lai mà nhiều người, kể cả sinh viên, thanh niên trong nước chưa bao giờ nghe nói tới, ông nhận xét thế nà o?

Nhà văn Trần Trung Đạo: Bây giờ thì tôi nghĩ rằng trong nước cũng như ngoà i nước đều biết cái công hà m đó là thật. Ngay khi tôi đọc công hà m đó cách đây khá nhiều năm, khi đọc lần đầu tiên chính tôi cũng ngạc nhiên nữa, bởi vì tôi không tin đó là sự thật.

Tôi không bao giờ nghĩ rằng ở cương vị một ông thủ tướng mà lại phải cầm bút ký một văn bản đến mức độ như vậy để chấp nhận chủ quyền của một nước khác trên quần đảo của mình, thậm chí không qua một buổi họp nà o, cũng không biểu quyết trước quốc hội, cũng không cần có buổi thảo luận, không có hội nghị nà o cả để tiến hà nh giữa hai quốc gia trước khi ký một văn bản như vậy.

Nhưng sau nà y và bây giờ thì mọi người đều biết đó là sự thật. Và rất là đau lòng cho đất nước khi mà có một văn bản như vậy, bởi vì Trung Quốc không cần phải chứng minh hết sức lòng vòng mà họ chỉ cần rút trong túi ra một cái thư và nói "Đây là thư của một ông thủ tướng một nước ký cho tôi. Như vậy ngà y tháng rất là rõ rà ng. Mà không phải chỉ chúng tôi nói và ngay cả Việt Nam cũng vậy. Thậm chí cái văn bản nà y được công bố luôn trên báo Nhân Dân và i ngà y sau khi văn bản đó được ký".

Vậy là không có gì chối cãi cả. Thậm chí bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam, giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cũng không từ chối văn bản đó.

Vai trò của trí thức, văn nghệ sĩ

ThuGuiChuAnLai150.gif

Lê Dân: Tại sao Bắc Kinh lại có thái độ trịch thượng như vậy ? Trong những trường hợp tương tự, khi họ tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản hay Philippines, thì Bắc Kinh luôn luôn hòa hoãn hơn, đà m phán rồi cùng khai thác tà i nguyên, chứ chưa dám chính thức áp đặt cơ sở hà nh chính để chính thức hóa sự cưỡng đoạt đó, thưa ông?

Nhà văn Trần Trung Đạo: Vấn đề quan hệ giữa Trung Quốc - Nhật Bản, hay là Trung Quốc với lại Ấn Độ, Trung Quốc đều đặt chủ quyền hai quốc gia hết sức là rõ rà ng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì tôi không có cảm tưởng Trung Quốc xem Việt Nam như là quốc gia hoà n toà n có chủ quyền. Trung Quốc rất là khinh thường và luôn luôn đóng vai trò nước lớn đối với giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Lý do là bởi vì tôi nghĩ rằng họ nắm đựoc yếu điểm của giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, bởi vì mục đích tối thượng của Đảng Cộng Sản Việt Nam là phải duy trì bằng mọi giá quyền lãnh đạo đất nước. Họ có thể hy sinh quyền lợi của dân tộc nhưng không chịu hy sinh quyền lợi của đảng, và để giữ quyền lãnh đạo của đảng thì họ phải lệ thuộc và o Trung Quốc.

Lê Dân: Trong những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vừa qua, người ta chỉ biết như là hà nh động tự phát của thanh niên, sinh viên Việt Nam. Nhưng qua tin tức và hình ảnh, còn có nhiều nhà văn, nhà báo tận tình tham gia, có người thuộc vòng kiểm soát của Nhà nước còn bị kỷ luật. Ông cũng thuộc giới văn nghệ sĩ, ông có nhận xét như thế nà o về hiện tượng nà y?

Nhà văn Trần Trung Đạo: Anh em văn nghệ sĩ, những người có cơ hội đọc nhiều hiểu rộng, và nếu họ chịu dấn thân thì đó là điểm hết súc tích cực, bởi vì họ biết rất nhiều. Mà thê hệ trẻ nhìn lên và thấy bên cạnh mình, phía trước mình không phải chỉ có những người baj của mình thôi mà có những người anh của mình, nhũng người chị của mình, những cha chú của mình, những người nắm được những tin tức mà mình là thế hệ trẻ không có.

Đó là chỗ dựa hết sức là quan trọng. Vai trò của giới thức cũng như vai trò của giới văn nghệ sĩ nói riêng, hay là trí thức nói chung, là vai trò hết súc là quan trọng trong mọi xã hội.

Lê Dân: Thưa nhà văn Trần Trung Đạo, còn câu hỏi chót, là việc giới văn nghệ sĩ ủng hộ và tham gia các cuộc biểu tình phản kháng Bắc Kinh, có tác dụng thế nà o đối với lớp trẻ Việt Nam ngà y nay ? Họ có phải là những kẻ xấu, xúi dục thanh niên, như Nhà nước và báo chí do Nhà nước kiểm soát lên án hay không?

Nhà văn Trần Trung Đạo: Hiện nay các anh các chị văn nghệ sĩ đóng vai trò dấn thân như vậy, đó là điều hết sức tốt. Và tôi hy vọng đó là mang lại niềm tin rất lớn cho thế hệ trẻ bây giờ.

Lê Dân: Xin cám ơn nhà văn Trần Trung Đạo đã già nh cho chúng tôi cuộc trao đổi ngà y hôm nay.

TranTrungDao_Sacramento75.jpg