Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Trong thời gian gần đây công ty Bia Pacific có nhà máy tại Bình Dương của ông Ngô Duy Tân đã nuôi dưỡng tốt đẹp 37 con hổ. Đàn hổ này tỏ ra rất thích hợp với môi trường sống và tiếp tục sinh sản nhanh chóng. Tuy nhiên Cục Kiểm Lâm đã thông báo cho gia đình ông Tân biết việc làm này là bất hợp pháp và kiến nghị với các cấp đòi tịch thu đàn hổ.

Những ngày gần đây báo chí trong nước tốn không ít giấy mực để viết về chuyện 37 con hổ đang được nuôi tại Bình Dương có nguy cơ bị tịch thu vì chủ trương bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm của nhà nước.
Câu chuyện không những khiến báo giới vào cuộc mà còn gây sự chú ý của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và đương kim Bộ Trưởng Nông nghiệp PTNT Cao Đức Phát cũng bày tỏ ý kiến của mình. Sự thật ra sao trong câu chuyện này?
Một việc làm nhân đạo
Theo lời ông Ngô Duy Tân chủ nuôi chính thức của những con hổ này kể lại thì vào một ngày trước đây vài năm có người bồng mấy chú hổ con đang bệnh nặng đến nhà ông gạ bán, ông thấy mấy chú hổ quá dễ thương nên không cầm lòng được vậy là câu chuyện bắt đầu: "...tôi nghĩ đó là việc làm nhân đạo thôi."
Những kết luận của một vài cơ quan chức năng cho rằng ông Ngô Duy Tân nuôi những chú hổ này là bất hợp pháp đã bị ông Tân bác bỏ, ông cho rằng mình đã thực hiện đầy đủ bổn phận của một công dân khi đã trực tiếp thông báo cho chi cục kiểm lâm địa phương từng trường hợp một khi một con hổ vừa mới được sinh ra: "....không phải là nhà nước, mà đây chỉ là một nhóm người ...ầm ỉ lên."
Thủ Tướng Võ văn Kiệt đã mạnh mẽ lên án những lời cáo buộc ông Tân vi phạm pháp luật của các cơ quan chức năng là hà hiếp dân chúng và không thấu đáo được sự bức xúc của người dân. Ông Kiệt cho rằng tịch thu đàn hổ nuôi của gia đình ông Ngô Duy Tân là hết sức vô lý.
Các bức thư của 6 tổ chức quốc tế mà gửi cho Thủ Tướng chính phủ Việt Nam thì tôi cho rằng 6 tổ chức này không chuyên nghiệp. Những bức thư này do bà Vũ Thị Quyên, là giám đốc một trong sáu tổ chức đó.
Động vật hoang dã và đặc biệt là động vật quý hiếm tuy phải rất nghiêm khắc đối với việc săn bắt và tiêu dùng nhưng mặt khác phải khuyến khích rộng rãi người dân nuôi dưỡng chúng. Ông Kiệt cũng cho rằng muốn chúng tồn tại và phát triển thì phải khuyến khích người dân nuôi dưỡng chúng. Hành động nhũng nhiễu người dân thông qua việc làm khó dễ, hăm dọa là không thể chấp nhận.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát sau khi trực tiếp đến thăm đàn hổ đã khen ngợi ông Tân và tỏ ý khuyến khích việc làm này, tuy nhiên trên phương diện luật pháp, Bộ Trưởng không bình luận gì về giải pháp cho đàn hổ mà cho biết chờ sự quyết định của các giới chức thẩm quyền.
Trách nhiệm hình sự
Trong khi dư luận tiếp tục quan tâm về trường hợp hiếm thấy này thì 6 cơ quan bảo vệ động vật hoang dã của quốc tế có văn phòng đại diện tại Việt Nam như:
Trung Tâm Giáo Dục Thiên Nhiên Việt Nam, Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế, Tổ Chức Động Vật Thực Vật Hoang Dã Quốc Tế, Mạng Lưới Giám Sát Buôn Bán Động Thực Vật Hoang Dã, Tổ Chức Động Vật Hoang Dã Nguy Cấp, Tổ Chức Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã...có văn thư chính thức yêu cầu Thủ Tướng Việt Nam phải xử lý trường hợp ông Ngô Duy Tân và yêu cầu khởi tố ông Tân cũng như quy trách nhiệm hình sự đối với những sai phạm của ông. Trả lời về vấn đề này ông Tân cho biết:
“Các bức thư của 6 tổ chức quốc tế mà gửi cho Thủ Tướng chính phủ Việt Nam thì tôi cho rằng 6 tổ chức này không chuyên nghiệp. Những bức thư này do bà Vũ Thị Quyên, là giám đốc một trong sáu tổ chức đó.
Theo như một bài phỏng vấn trên BBC, bà Quyên nói rằng 6 bức thư này do lời đề nghị của ông Hà Công Tuấn, cục trưởng cục kiểm lâm và bà Quyên nói rằng bà ấy gửi bản thảo cho các cơ quan chức năng còn nội tình như thế nào thì tôi không bình luận thêm.”
Riêng về những quyết định của các cơ quan chức năng về số phận của đàn hổ thì ông Tân cho biết:

“Chưa có quyết định gì về đàn hổ này cả. Chính phủ sẽ nghiên cứu và có quyết định sau.
Riêng việc phản ứng lại với những lời cáo buộc của 6 tổ chức vừa nói ông Tân cho biết sẽ có quyết định thích hợp vì ông cho rằng những cáo buộc của các cơ quan này là không chính xác và có thể ông sẽ khiếu kiện họ về những cáo buộc sai trái. ”
Mục đích nhân đạo của ông Tân và gia đình khi nuôi đàn hổ không được tất cả mọi phía hoan nghênh vì những lý do khách quan khác nhau nhưng nhìn kỹ thì nguyên nhân không ngoài việc hiểu và thực hành các văn bản pháp luật về động vật hoang dã còn rất mù mờ tại Việt Nam.
Không những người dân thiếu thông tin chính xác mà chính những cơ quan chức năng cũng rất lúng túng khi đối diện những trường hợp hết sức khó xử như vừa nêu.