Tâm sự của những người trẻ thuộc thế hệ 8X ở nông thôn (phần 1)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trên “Diễn đàn bạn trẻ” hàng tuần, chúng ta có dịp gặp gỡ rất nhiều thanh niên Việt ở khắp nơi, cả trong và ngoài nước, cùng nghe các bạn thảo luận, trao đổi ý kiến về các đề tài mà giới trẻ quan tâm.

LaborRural150.jpg
Người đàn ông chở bàn ghế nội thất lên Hà Nội bán. AFP PHOTO

Để mở rộng nhịp cầu giao lưu, chương trình hôm nay, mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu về đời sống, tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh. Hình ảnh thanh niên nông thôn ngày nay như thế nào? Họ ước mơ gì trong cuộc sống?

Chúng ta sẽ nghe tâm sự của chính những người trẻ thuộc thế hệ 8X, ở hai miền Đông và Tây Nam Bộ. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy cùng làm quen với các bạn Hoàng, Lộc, Huy, và Chinh, đến từ tỉnh Đồng Nai và Long An:

Lộc: Em tên Lộc, sinh năm 1989, em ở Long An.

Hoàng: Em tên Hoàng, ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Em sinh năm 1986.

Huy: Em là Huy, sinh năm 1983, ở Biên Hoà.

Chinh: Em tên Chinh, ở Đồng Nai, sinh năm 1983.

Hồi xưa đa số bà con mình đi làm rẫy, làm ruộng. Còn giờ thì nhờ có nước ngoài qua mở xưởng đầu tư. Hơn nữa, người ta giờ được đi học hành nhiều hơn cho nên ở nông thôn giờ nhiều người đi làm cho xí nghiệp, nhà máy. Có người học cao thì làm văn phòng hoặc làm những việc khá hơn. Người ta bỏ làm rẫy nhiều rồi. Đời sống nông thôn giờ thấy tiến bộ hơn xưa, trong nhà đầy đủ tiện nghi. Cách đây 10 năm nhiều nhà không có TV, xe máy. Gìơ hầu như nhà nào cũng có cả.

Trà Mi: Các em sinh ra và lớn lên ở nông thôn, các em thấy đời sống ở nông thôn hiện nay ra sao?

Huy: Đời sống nông thôn ngày nay khác hẳn hồi xưa, tiến bộ nhiều.

Trà Mi: Khác như thế nào và tiến bộ ra sao, em có thể nói rõ cho chị và các bạn được biết?

Huy: Hồi xưa đa số bà con mình đi làm rẫy, làm ruộng. Còn giờ thì nhờ có nước ngoài qua mở xưởng đầu tư. Hơn nữa, người ta giờ được đi học hành nhiều hơn cho nên ở nông thôn giờ nhiều người đi làm cho xí nghiệp, nhà máy. Có người học cao thì làm văn phòng hoặc làm những việc khá hơn. Người ta bỏ làm rẫy nhiều rồi. Đời sống nông thôn giờ thấy tiến bộ hơn xưa, trong nhà đầy đủ tiện nghi. Cách đây 10 năm nhiều nhà không có TV, xe máy. Gìơ hầu như nhà nào cũng có cả.

Trà Mi: Đó là ở Đồng Nai. Còn ở Long An, Lộc thấy sao?

Lộc: Ở Long An quê em, thấy cũng có thay đổi chừng 5 năm đổ lại đây.

Trà Mi: Em thấy những thay đổi đó là nhờ vào những yếu tố nào?

Lộc: Nói chung là do môi trường xung quanh, phần cũng nhờ có nhiều công ty xí nghiệp nước ngoài mở cửa thêm. Phần khác là do những người có đựơc ăn học thì có điều kiện làm việc lo cho gia đình khá hơn, cất nhà cất cửa lại. Còn tụi em chỉ làm công nhân thôi. Một số người đựơc học tới nơi tới chốn, nhưng ở vùng em thì đa số người thất học nhiều hơn là có học.

Trà Mi: Chỗ em ở có nhiều xí nghiệp nước ngoài mới mở không?

Lộc: Có nhưng từ nhà em đến đó khoảng 2,5 cây số lận. Những nhà khá có đầy đủ tiện nghi như bạn vừa nói có xe máy, TV thì chủ yếu là những người có đất có ruộng. Họ bán đất, bán ruộng mới có được thôi. Còn đa số vẫn làm ruộng, bương chải mưu sinh cuộc sống hàng ngày hoặc đi làm mướn thôi.

Có những bạn trẻ rất muốn được đi học nhưng gia đình không có điều kiện kinh tế cho đi học nên đành phải nghỉ ngang. Em là một trường hợp. Em rất muốn đựơc đi học lắm nhưng tại nhà em không đủ khả năng nên em buộc phải nghỉ học sớm để đi làm phụ gia đình thôi.

Trà Mi: Em nghỉ học từ hồi nào?

Lộc: Em vừa tốt nghiệp lớp 9 là phải nghỉ học rồi.

Trà Mi: Đáng lý ra giờ em đang học lớp mấy?

Có những bạn trẻ rất muốn được đi học nhưng gia đình không có điều kiện kinh tế cho đi học nên đành phải nghỉ ngang. Em là một trường hợp. Em rất muốn đựơc đi học lắm nhưng tại nhà em không đủ khả năng nên em buộc phải nghỉ học sớm để đi làm phụ gia đình thôi.

Lộc: Nếu đúng ra năm nay em vừa xong lớp 12.

Trà Mi: Thế còn Chinh, những điều Lộc ở Long An vừa chia sẻ có khác với những gì em thấy ở Biên Hoà không?

Chinh: Khác hẳn.

Trà Mi: Em cho chị biết em nhìn thấy cuộc sống ở nông thôn hiện nay ra sao. Hoàn cảnh sống của em cũng như những người trẻ tuổi như em quanh đó như thế nào?

Chinh: Khá giả hơn xưa về vật chất, kinh tế giờ đỡ hơn.

Trà Mi: Địa phương em sinh sống bà con giờ chủ yếu sinh sống bằng nghề gì?

Chinh: Trước chăn nuôi, giờ đa phần làm công nhân nhà máy.

Trà Mi: Những ngừoi trẻ tuổi như em thì trở thành công nhân cho các xí nghiệp nước ngoài, còn những người lớn tuổi một chút thì họ làm gì để sinh sống?

Chinh: Chủ yếu họ ở nhà trồng trọt chăn nuôi.

Trà Mi: Như vậy khác biệt chủ yếu là ở lớp trẻ như em thôi phải không?

Chinh: Dạ.

Trà Mi: Còn ý kiến của Hoàng thì sao?

Hoàng: Cuộc sống của em cũng thay đổi. Hồi xưa ở đây còn nhà tranh vách đất. Bây giờ tiến triển, nhà tô lên hết rồi. Đường xá cũng đựơc sửa sang thuận tiện. Đa phần người ta bây giờ đi làm công nhân nhờ vào các công ty Đài Loan, Trung Quốc đầu tư vào. Gìơ hết đi làm rẫy rồi.

Cuộc sống của em cũng thay đổi. Hồi xưa ở đây còn nhà tranh vách đất. Bây giờ tiến triển, nhà tô lên hết rồi. Đường xá cũng đựơc sửa sang thuận tiện. Đa phần người ta bây giờ đi làm công nhân nhờ vào các công ty Đài Loan, Trung Quốc đầu tư vào. Gìơ hết đi làm rẫy rồi.

Trà Mi: Hồi xưa tức em so sánh với cách đây bao lâu?

Hoàng: Cỡ chục năm nay.

Trà Mi: Phần đông làm công nhân thế còn số còn lại? Không có nghề nào khác làm hay sao?

Hoàng: Dạ không, ở đây làm công nhân không à, vì xí nghiệp mở nhiều. Trà Mi: Em có đựơc đi học hành đến nơi đến chốn không?

Hoàng: Em đang học lớp 12 cũng đang học nghề bổ túc.

Trà Mi: Còn Chinh ?

Chinh: Em học xong lớp 12 rồi, hiện giờ đang làm công nhân.

Trà Mi: Sao em không học tiếp lên đại học?

Chinh: Tại em không thích học.

Trà Mi: Hoàn cảnh gia đình em ra sao?

Chinh: Cũng trung bình. Nhà có ba em và em là lao động chính trong nhà. Cả 2 cha con đều làm công nhân. Nhà có đất đai và nuôi trồng nhưng giờ bỏ hết rồi.

Trà Mi: Còn gia đình Huy cuộc sống ổn định không?

Huy: Dạ ổn định hơn lúc trước. Có ăn có mặc hơn hồi cách đây 10 năm. Hồi xưa còn nghèo khổ, đi đâu cũng đi xe đạp cảm thấy xa xôi. TV cũng không có nên không biết được tin tức thế giới và trong nước. Bây giờ có đầy đủ, có xe máy có thể đi xa hàng chục cây số, đỡ vất vả hơn. Cho nên em cảm thấy cuộc sống hiện giờ tiến bộ và hiện đại hơn chút.

Quý thính giả muốn tham gia vào các đề tài hội luận của "Diễn đàn bạn trẻ" , xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone và chủ đề mà quý vị quan tâm, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

Trà Mi: Hồi xưa, nếu nói đi làm để phụ giúp gia đình thì tụi em làm gì?

Huy: Lúc trước tụi em chỉ biết phụ ba má buôn bán thôi, chứ không biết làm nghề gì. Giờ mình lớn rồi, được học hành hết lớp 12 nên có thể đi làm kiếm tiền phụ gia đình và cho bản thân.

Trà Mi: Thế còn ở quê Lộc thì sao, em thấy mọi người sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?

Lộc: Chỗ em chủ yếu cũng làm công nhân, hoặc đi vác hàng ở mấy cảng, như vác cá khô hay vác lúa.

Trà Mi: Hồi xưa chị có nghe nói đến nghề "làm mướn". Chỗ tụi em giờ người ta còn nhắc tới nghề này không?

Lộc: Cũng có nhưng làm mướn thì chỉ làm những chuyện lặt vặt như làm cỏ này kia. Nghề này giờ ít người làm lắm. Những người già mất sức lao động thì họ làm chứ thanh niên thường kiếm những việc khác.

Trà Mi: Ở khu Trảng Bom thì sao?

Hoàng: Quê em nghề làm mướn cũng còn. Thanh niên ở đây, những người trình độ thấp thì chấp nhận đi làm mướn như đi cưa cây, phụ hồ, hay trồng rừng, trồng mì. Số này lưa thưa thôi. Những bạn có ăn học, trình độ từ lớp 9 trở lên thì đi làm công ty xí nghiệp.

Trà Mi: Bây giờ với mức lương công nhân, tụi em kiếm đựơc bao nhiêu một tháng?

Hoàng: Nếu có tăng ca thì ngoài 1 triệu.

Huy: Em hiện giờ đang làm việc cho hãng xe máy Đài Loan. Lương em chừng 1,6 - 1,7 triệu/tháng.

Chinh: Em làm bên ngành gia công phụ tùng xe Honda. Lương trung bình hơn 1 triệu.

Lộc: Em thì làm cho công ty đường Ấn độ. Lương em 900 ngàn/tháng.

Trà Mi: Mức lương đó đủ cho em xoay xở trong gia đình không?

Lộc: Ngoài tiền ăn ở trên chỗ làm việc, phụ gia đình 200 ngàn/tháng, em còn khoảng 300 ngàn để chi tiêu cho nguyên tháng, tương đương được 2 bữa cơm hàng ngày.

Trà Mi: Còn các bạn ở Trảng Bom, Đồng Nai thì sao? Với mức lương trên 1 triệu, có đủ cho tụi em sinh hoạt, phụ giúp gia đình không?

Chinh: Không đủ sống.

Đối với em thì chắc cũng còn thiếu. Vì vật giá cái gì cũng đắt đỏ hết. Ví dụ như xăng, hồi xưa 5-6 ngàn/lít giờ lên 11-12 ngàn. Đối với mức lương công nhân ngày đựơc 3,4 chục ngàn không đủ chi tiêu. Đó là mới nói xăng thôi, chưa kể ăn mặc các cái nữa.

Huy: Đối với em thì chắc cũng còn thiếu. Vì vật giá cái gì cũng đắt đỏ hết. Ví dụ như xăng, hồi xưa 5-6 ngàn/lít giờ lên 11-12 ngàn. Đối với mức lương công nhân ngày đựơc 3,4 chục ngàn không đủ chi tiêu. Đó là mới nói xăng thôi, chưa kể ăn mặc các cái nữa.

Trà Mi: Giờ hỏi thăm Lộc. Lộc làm ở công ty mía đường, công việc của em ra sao?

Lộc: Em vác mía cho người ta ép làm đường hay lái xe cẩu khi cần. Vác mía trên vai từ chỗ này đến chỗ kia khoảng 15 mét.

Trà Mi: Huy, Hoàng, và Chinh công việc tụi em làm có mệt nhọc lắm không?

Huy: Làm công nhân thì khoẻ hơn làm việc ngoài đồng áng. Bên em xửơng động cơ. Một phần dùng sức thôi, chứ đa phần là máy móc làm hết. Một ngày làm 8 tiếng, có khi cần thì tăng ca, có thể là ca đêm. Một tuần chỉ nghỉ đựơc ngày chủ nhật thôi.

Trà Mi: Hồi xưa cha mẹ làm nương rẫy, ruộng luá. Bây gìơ tuổi trẻ tụi em lớn lên đi làm công nhân xí nghiệp hết. Vì sao tụi em không thích tiếp nối nghề gia đình?

Hoàng: Nghề trồng trọt cày cấy không đủ sống nên phải bỏ thôi.

Trà Mi: Lộc thì sao? Long An là vựa lúa, gia đình em có trồng trọt hay làm ruộng không?

Lộc: Dạ không. Gia đình em sống nhờ vào một quán ăn nhỏ mà không đủ chi tiêu nên buộc lòng em phải nghỉ học đi làm kiếm thêm phụ giúp cha mẹ.

Trà Mi: So với các thanh niên cùng trang lứa thành phố, giới trẻ nông thôn có những điểm gì khác biệt? Và họ gặp những khó khăn gì trong cuộc sống?

Mời quý vị đón nghe phần trao đổi tiếp theo trong chương trình tuần tới.

Quý thính giả muốn tham gia vào các đề tài hội luận của "Diễn đàn bạn trẻ" , xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone và chủ đề mà quý vị quan tâm, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

"Diễn đàn bạn trẻ" mong được tái ngộ cùng quý vị sáng thứ tư tuần sau. Trà Mi kính chào.