Trà Mi, phóng viên đài RFA
Một sự kiện chính trị quan trọng sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày chủ nhật, 20/5 tới đây. Đó là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 12. Báo chí trong nước những ngày gần đây liên tục cập nhật thông tin liên quan, hứa hẹn một số nét đổi mới, dân chủ hơn, trong tiến trình bầu chọn ra những đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân kỳ này.

Kể từ hôm nay, “Diễn đàn bạn trẻ” xin gửi đến quý vị loạt hội luận giữa các thanh niên trong nước xung quanh đề tài “Giới trẻ và bầu cử Quốc hội”.
Thái độ và sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với sự kiện này ra sao? Người trẻ nhận xét như thế nào về vai trò và hiệu quả của Quốc hội Việt Nam? Đó cũng là nội dung chính của phần thảo luận mở đầu loạt chương trình này, với sự tham gia của ba bạn trẻ từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, và Sài Gòn là Tuấn, Vỹ, và Tài:
Tuấn: Tôi là Tuấn, một bạn trẻ từ Hà Nội.
Vỹ: Tôi là Vỹ, ở Vĩnh Phúc.
Tài: Tôi là Tài. Tôi sống ở TPHCM.
Trà Mi: Như các anh cũng biết, quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị cho kỳ bầu cử khoá 12 sắp diễn ra vào ngày 20/5 tới đây. Thông tin về sự kiện này được báo chí trong nước đề cập rất nhiều trong những ngày gần đây, với nhiều chi tiết hứa hẹn sẽ có đổi mới, dân chủ hơn. Sự quan tâm của giới trẻ trước sự kiện này ra sao?
Tài: Tôi nghĩ giới trẻ hiện nay cũng rất quan tâm, nhưng họ không hy vọng nhiều là sẽ có sự thay đổi ở kỳ bầu cử này.
Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đối với bầu cử quốc hội khoá 12 này, mức độ truyền thông và sự quan tâm của công chúng tốt hơn rất nhiều so với những kỳ trước đây, nhưng để nói rằng có thể tạo ra một chuyển biến thật sự trong cuộc sống cũng như trong tư duy người dân thì phải còn chờ đợi.
Trà Mi: Đó là ý kiến của anh Tài từ Sài Gòn. Thế còn anh Tuấn và anh Vỹ? Các anh thấy thế nào?
Tuấn: Tôi thấy các bạn trẻ dường như cũng không quan tâm gì lắm. Họ nghĩ rằng cũng giống như các kỳ lần trước thôi, cũng không khác nhiều lắm. Đấy là theo tôi ghi nhận.
Trà Mi: Cảm nhận của anh Vỹ từ Vĩnh Phúc như thế nào?
Vỹ: Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đối với bầu cử quốc hội khoá 12 này, mức độ truyền thông và sự quan tâm của công chúng tốt hơn rất nhiều so với những kỳ trước đây, nhưng để nói rằng có thể tạo ra một chuyển biến thật sự trong cuộc sống cũng như trong tư duy người dân thì phải còn chờ đợi.
Trà Mi: Cảm ơn ý kíên của các anh. Trước khi bàn sâu về cuộc bầu cử lần này, xin được hỏi thăm ý kiến của các anh về vai trò, hiệu quả, cũng như chức năng hoạt động của quốc hội Việt Nam?
Tài: Tôi nghĩ rằng quốc hội Việt Nam đóng một vai trò rất nhỏ trong thể chế chính trị của Việt Nam. Quốc hội hiện nay chỉ có mỗi vai trò là giám sát và chất vấn, nhưng cũng không có quyền chế tài như quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với các vị bộ trưởng hay đối với chính phủ khi họ không hoàn thành nhiệm vụ. Quốc hội cũng không có quyền lập pháp. Nói tóm lại, quốc hội Việt Nam có vai trò rất hạn chế.
Trà Mi: Anh Vỹ và Tuấn có đồng ý với ý kiến của anh Tài hay không?
Vỹ: Quốc hội Việt Nam đang rất cố gắng tạo dựng một sự thay đổi về chất và tạo hình ảnh mới mẻ, gần gũi hơn với công chúng. Về chất lượng của đại biểu quốc hội cũng có sự thay đổi.
Nói gì thì nói, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trên con đường chuyển sang thời kỳ pháp trị, chức năng làm luật, lập pháp của quốc hội đã được cải thiện rất nhiều, trong đó không chỉ có sự cố gắng của các cơ quan hành pháp, mà quốc hội cũng chủ động mời gọi các chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia vào quá trình làm luật.
Tôi nghĩ đây là một sự chuyển biến mạnh nhất trong thời gian vừa qua. Còn hai chức năng sau của quốc hội là giám sát tối cao và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước thì còn khá mờ nhạt mặc dù được quảng cáo mạnh mẽ.
Trà Mi: Xin cảm ơn ý kiến của anh Vỹ. Anh Tuấn, quan điểm của anh như thế nào?
Tuấn: Mọi người nói rằng quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất. Theo tôi nhận xét hoàn toàn chưa thấy gì đúng cả.
Trà Mi: Anh có thể cho vài ví dụ cụ thể vì sao anh có nhận xét như vậy?
Tuấn: À vâng, những chỉ thị thường có ghi câu đầu tiên là chỉ thị của Bộ chính trị, và đương nhiên được thi hành trong toàn quốc, chứ đâu có nói là chỉ thị của quốc hội đâu. Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao thì đáng lẽ phải theo chỉ thị của quốc hội.
Điều đó thì tôi không thấy, tôi chỉ thấy quyền lực cao nhất của Bộ chính trị đưa ra. Về mặt lập pháp thì cũng có lập được một ít luật đấy, thế nhưng mà năm nào cũng tồn tại và phát sinh rất nhiều vấn đề và hầu như cũng chẳng chuyển biến nhiều lắm.
Về giám sát thì hầu như cũng chẳng giám sát được gì cả. Không nói đâu xa, về ngân sách nhà nước được chi như thế nào, bao nhiêu phần trăm cho bộ này, ngành kia cũng không có một bản báo cáo nào cụ thể. Đấy là quyền người dân chi ra cho chính phủ thì người dân có quyền được biết mà chẳng thấy họ công bố việc này. Quốc hội họ giám sát ở đâu đâu ấy, chứ tôi không thấy nói đến việc giám sát ngân sách.
Trà Mi: Ý kiến của các anh về các chức năng của quốc hội khác nhau, nhưng một chức năng cơ bản nhất của quốc hội là cơ quan đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của nhân dân. Về khía cạnh này, quốc hội Việt Nam đã phát huy hết vai trò của mình hay chưa?
Tài: Tôi thấy thật sự quốc hội Việt Nam không có vai trò đại diện cho nhân dân bởi vì đại biểu quốc hội đều do đảng cử ra. Ở Việt Nam theo kiểu "đảng cử dân bầu". Đảng cơ cấu thành phần đại biểu quốc hội theo ý của đảng, thì nó đại diện cho đảng nhiều hơn là đại diện cho nhân dân.
Mặt khác, quốc hội Việt Nam chỉ có một đảng tham gia, thành ra không có cương lĩnh tranh cử, không đại diện cho các tầng lớp trong xã hội hiện nay, không đại diện cho tầng lớp doanh nhân, hay nông dân, công nhân đúng nghĩa mà chỉ đại diện cho đảng thôi.
Thế nhưng quyền chọn thì người dân không có quyền chọn. Đảng đã chọn hết rồi, người dân chỉ việc đi bầu thôi, tức là đại diện cho dân chúng về mặt hình thức thì đúng, về mặt thực chất thì lại không đúng. Tỷ lệ 90% người trong đảng và 10% người ngoài đảng thì quá áp đảo. 10% kia tiếng nói chắc chắn là không có trọng lượng bằng 90%. Có biểu quyết hay gì đi nữa thì cũng thế thôi.
Trà Mi: Anh nói rằng quốc hội tất cả là do đảng sắp xếp và chỉ đạo. Ở Việt Nam thường nghe nói đến "đảng là tiếng nói đại diện cho toàn dân"?
Tài: Đó là đảng nói chứ không phải dân nói. Câu "ý đảng lòng dân" thật ra là do đảng tự xưng. Nếu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về mức độ tín nhiệm của nhân dân đối với đảng thì tôi e rằng câu đó không đúng sự thật.
Trà Mi: Xin mời anh Vỹ và anh Tuấn góp ý thêm.
Tuấn: Quốc hội đại diện cho dân chúng, về mặt hình thức thì đúng, nhưng chưa đủ. Mình thường nghe là bầu chọn đại biểu quốc hội. Quyền bầu thì mọi người đều có quyền đi bầu, tôi công nhận.
Thế nhưng quyền chọn thì người dân không có quyền chọn. Đảng đã chọn hết rồi, người dân chỉ việc đi bầu thôi, tức là đại diện cho dân chúng về mặt hình thức thì đúng, về mặt thực chất thì lại không đúng. Tỷ lệ 90% người trong đảng và 10% người ngoài đảng thì quá áp đảo. 10% kia tiếng nói chắc chắn là không có trọng lượng bằng 90%. Có biểu quyết hay gì đi nữa thì cũng thế thôi.
Trà Mi: Anh Vỹ có đồng ý không?
Vỹ: Tôi thấy trong xã hội Việt Nam đang tồn tại khoảng cách rất xa giữa khẩu hiệu, mục tiêu và hành động thực tế. Tất nhiên, đảng, quốc hội, hay bất kỳ cơ quan công quyền nào ở Việt Nam đều luôn cố gắng sáng tác ra rất nhiều mục tiêu và khẩu hiệu tốt. Đấy chỉ là bước khởi đầu thôi, cái người dân trông chờ là hành động thực tế.
Nếu nói câu “đảng là đại diện của quần chúng, đại diện cho dân tộc Việt Nam” thì phải xem nó được thể hiện qua động thái gì, có được công nhận và thừa nhận một cách công khai, minh bạch hay không.
Thứ hai, nếu nói quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng nhân dân thì phải thể hiện bằng hành động cụ thể thì dân mới tin. Người dân không thể nào tin được khi chỉ thông qua một cái khẩu hiệu.
Thực tế, từ quan chức đến dân thường đều biết rằng quốc hội Việt Nam được tạo lập dựa trên cơ sở cơ cấu, thành phần vì chính quyền lý giải chỉ có cơ cấu thành phần mới mang tính đại diện tối cao của tất cả các bộ phận trong dân tộc. Thế nhưng đã là cơ quan đại diện tối cao thì cái chất lượng đại biểu mới là quan trọng nhất.
Người đại biểu có thật sự làm những điều hứa với dân hay không. Để làm được điều đó, cần phải có một cơ chế rất sòng phẳng để những người có năng lực cạnh tranh, tham gia vào quốc hội. Thế nhưng điều đó ở Việt Nam thì không tồn tại. Như vậy, chúng ta có thể trả lời câu hỏi trước rồi, rất đơn giản vậy thôi.
Trà Mi: Cảm ơn anh. Tiếp với cái ý hồi nãy anh Tuấn có đưa ra về cách thức bầu cử quốc hội ở Việt Nam, xin mời các anh đóng góp thêm. Theo nhìn nhận của các anh, cách thức bầu cử hiện nay xét về tính dân chủ, khách quan, và hiệu quả như thế nào. Mời các anh phân tích thêm.
Vỹ: Điều đầu tiên người ta nhìn vào là luật bầu cử quốc hội của Việt Nam ban hành năm 1997. Rõ ràng chỉ riêng bộ luật đó thôi, chứ chưa nói đến những nghị định, thông tư hướng dẫn ở phía dưới, người ta đã thấy rằng luật này không tạo ra một sân chơi bình đẳng, một môi trường dân chủ để mọi người dân có thể tham gia và giám sát.
Trà Mi: Anh có thể giải thích thêm vì sao anh cho rằng luật bầu cử ở Việt Nam chưa chứng tỏ được tính sòng phẳng và bình đẳng?
Vỹ: Hầu như nội dung luật chỉ quy định ứng viên phải được các cơ quan giới thiệu. Rõ ràng đúng ra phải có thành phần những người tự ứng cử mới thể hiện được tính đại diện, tính cơ cấu của cả dân tộc. Cần phải có luật chơi sòng phẳng, thông tin rõ ràng, minh bạch để cho cả hai đối tượng đều có thể tiếp cận được.
Tôi cũng đồng ý với anh Vỹ. Tôi không nghiên cứu luật bầu cử quốc hội của Việt Nam, nhưng nhìn qua cách thức người ta cơ cấu, người ta quýêt định tỷ lệ của đại biểu ngoài đảng, đại biểu chuyên trách, cách thức người ta đưa ứng cử viên đi gặp cử tri, đúng ra thực chất phải nói là những đại cử tri thì đúng hơn, bởi vì đưa đi gặp chừng 3,4 chục vị cử tri nào đó chẳng ai hay biết. Rồi sau đó lại bảo là tỷ lệ tín nhiệm 100%. Tôi thấy rõ ràng giống như một vở tuồng chèo thì đúng hơn.
Nhưng trong luật phần quy định cho đối tượng thứ hai, những người tự ứng cử, thì rất mờ nhạt. Soi rất kỹ vào luật bầu cử thì chỉ thấy 1, 2 dòng rất nhỏ nhắc đến điều này. Tôi cũng là người từng tìm hiểu rất kỹ về luật bầu cử để tham gia tự ứng cử kỳ này, và tôi đọc từ đầu đến cuối bộ luật chỉ thấy đúng 2 dòng nói về những thông tin liên quan cho những người tự ứng cử, chấm hết.
Trà Mi: Luật bầu cử Việt Nam thì anh nhận xét chưa thấy phát huy tính dân chủ và khách quan, thế thì thực trạng bên ngoài về những cách thức và diễn tiến của quá trình bầu cử, các anh thấy thế nào?
Tài: Tôi cũng đồng ý với anh Vỹ. Tôi không nghiên cứu luật bầu cử quốc hội của Việt Nam, nhưng nhìn qua cách thức người ta cơ cấu, người ta quýêt định tỷ lệ của đại biểu ngoài đảng, đại biểu chuyên trách, cách thức người ta đưa ứng cử viên đi gặp cử tri, đúng ra thực chất phải nói là những đại cử tri thì đúng hơn, bởi vì đưa đi gặp chừng 3,4 chục vị cử tri nào đó chẳng ai hay biết. Rồi sau đó lại bảo là tỷ lệ tín nhiệm 100%. Tôi thấy rõ ràng giống như một vở tuồng chèo thì đúng hơn.
Trà Mi: Trong khi dân số Việt Nam đa số là người ngoài đảng, nhưng số ghế dành cho đại biểu ngoài đảng chỉ 10% thôi, nên anh cho là không hợp lý.
Tài,Tuấn, Vỹ: Cái đó là điều quá không hợp lý. Tỷ lệ đảng viên trong dân chúng rất ít, tối đa chưa đến 10%, mà ngược lại, đảng viên lại chiếm 90% số đại biểu quốc hội thì điều đó đã nói lên tính không đại diện cho nhân dân của quốc hội rồi. Ngay cả những đảng viên có tâm huyết tự ứng cử, đảng cũng không cho họ ra tự ứng cử. Đảng can thiệp quá sâu vào việc ứng cử và tự ứng cử của đại biểu.
(Xin mời theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)
Giới trẻ nghĩ gì về thể thức bầu cử lâu nay ở Việt Nam và đặc biệt là cuộc bầu cử Quốc hội vào lần này? Lá phiếu của người dân có ảnh hưởng thế nào đến việc hình thành cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân?
Mời quý vị đón theo dõi phần trao đổi tiếp theo trên “Diễn đàn bạn trẻ” sáng thứ tư tuần sau.
“Diễn đàn bạn trẻ” rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để chương trình ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.
Trà Mi kính chào.