Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong xu thế phát triển toàn cầu hoá hiện nay, mọi ngừơi ở khắp nơi trên thế giới đều cổ súy và tôn vinh giá trị của dân chủ, vì đối với sự phát triển của một quốc gia, dân chủ chính là một người bạn đồng hành không thể thiếu.

Ngay tại Việt Nam, nhà nước cũng nhắc nhiều đến việc xây dựng một xã hội dân chủ, vững mạnh. Nếu như nói rằng dân chủ không chỉ xuất phát từ định nghĩa của nhà nước mà phải từ cảm nhận của dân chúng, thì nhận xét của ngừơi dân Việt Nam về nền dân chủ thực tại ra sao?
Ai cũng biết rằng dân chủ là điều rất cần thiết đối với từng cá nhân trong xã hội, và cho sự phát triển của quốc gia. Thế nhưng nó cần thiết như thế nào? Những ích lợi mà nó mang lại ra sao? Những yếu tố nào không thể thiếu trong khái niệm “dân chủ”?
Đó là một số câu hỏi được đặt ra trong các cuộc thảo luận về dân chủ với ba vị khách mời từ hai miền Nam-Bắc, bắt đầu từ tuần này. Họ là những ngừơi trẻ yêu chuộng dân chủ và mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong công cuộc cổ võ và xây dựng nền dân chủ trong nứơc:
Tiến: Tôi tên Tiến ở Hà Nội, mới tốt nghiệp năm vừa rồi.
Hùng: Tôi là Hùng, hiện sống và làm việc ở Sài Gòn. Hiện mình đang tham gia vào các phong trào dân chủ trong nứơc để góp phần tạo một cuộc sống hạnh phúc hơn, một xã hội tốt hơn cho ngừơi dân Việt Nam.
Nguyễn: Tôi tên Nguyễn, hiện đang công tác ở phía Bắc.
Thế nào là Dân chủ?
Trà Mi: Cảm ơn các anh đã dành thời gian cho chương trình. Đề tài chúng ta thảo luận hôm nay nói về khái niệm dân chủ đối với thanh niên Việt Nam, cũng như những khó khăn trên con đường đấu tranh dân chủ của các thanh niên quốc nội. Các anh là những ngừơi quan tâm đến dân chủ và ít nhiều có tham gia vào các hoạt động dân chủ trong nước, Trà Mi muốn mời các anh cùng chia sẻ tiếng nói với bạn trẻ khắp nơi. Đối với thanh niên Việt Nam ngày nay, không mấy ngừơi hiểu rõ về dân chủ. Là những ngừơi quan tâm đến dân chủ, quan niệm của các anh về dân chủ như thế nào?
Tiến: Tôi có đọc bài viết trên mạng "Thế nào là dân chủ?" do bác sĩ Phạm Hồng Sơn dịch ra. Nói một cách đơn giản, dân chủ nghĩa là dân phải làm chủ, còn triển khai ra thì rất dài, nhưng chúng ta nhìn thấy các nứơc tiên tiến như Hoa Kỳ hay Anh Quốc chẳng hạn. Đó là những mẫu hình có thể làm ví dụ về những xã hội dân chủ.
Trà Mi: Từ Sài Gòn, anh Hùng có ý kiến như thế nào. Theo anh, thế nào là dân chủ?
Hùng: Dân chủ theo mình nghĩa là dân làm chủ đất nứơc, làm chủ chính thể, và tiếng nói của ngừơi dân sẽ quýêt định thể chế, đường lối phát triển của xã hội. Trong một xã hội dân chủ, ngừơi dân làm chủ tất cả mọi vấn đề từ xã hội, kinh tế, tư tưởng, đến giáo dục.
Trà Mi: Bây giờ xin đựơc nghe ý kiến của anh Nguyễn?
Nguyễn: Theo tôi, một xã hội dân chủ trứơc hết phải đảm bảo được những quyền cơ bản nhất của con ngừơi, tức là nhân quyền, như tự do ngôn luận, tự do chính trị, ngừơi dân phải đựơc tham gia vào đời sống chính trị của xã hội và tiếng nói có trọng lượng, có ảnh hửơng đến quyết định của chính phủ.
Dân chủ ở Việt Nam
Trà Mi: Dựa trên quan điểm của các anh về khái niệm dân chủ, nhìn vào tình hình thực tế ở Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay, các anh thấy như thế nào? Việt Nam đã có dân chủ hay chưa?
Nguyễn: Tôi nghĩ là hiện nay ở Việt Nam mình, dân chủ đang dần dần hình thành tuy vẫn rất hạn chế.
Hùng: Xã hội Việt Nam hiện nay mới bắt đầu bứơc vào giai đoạn xây dựng dân chủ. Người dân mới bắt đầu hiểu biết về vấn đề dân chủ, và để đạt đến mức độ dân chủ như ở Mỹ hay Đức, Nhật thì đòi hỏi nhiều nỗ lực của thanh niên và phải mất một thời gian dài nữa.
Tiến: Ý kiến của tôi hơi khác. Theo tôi, ở Việt Nam hoàn toàn chưa có dân chủ theo đúng nghĩa của nó. Cái dân chủ mọi ngừơi đang thấy do Đảng cộng sản quy định rõ ràng là dân chủ tập trung, nghĩa là mọi người cũng có quyền đóng góp, có quyền bầu cử, cũng có đầy đủ các quyền tự do về ngôn luận, tôn giáo..v..v..Thế nhưng, tất cả những quyền ấy đều nằm dưới quy định kiểm soát của Đảng mà thôi.
Nguyễn: Tôi muốn chia sẻ với anh một câu chuyện nho nhỏ, như một đợt bầu cử ở địa phương. Một ngừơi có thể bầu cử cho cả gia đình. Hơn nữa, có trừơng hợp ngừơi dân phừơng chúng tôi đã thoả thuận với nhau là không bầu cho con của ông chủ tịch. Rốt cuộc, kết quả kiểm phiếu nói là anh ấy được gần như 100% phiếu bầu. Thế là mọi ngừơi tự hiểu là chuyện gì đã xảy ra.
Tiến: Tôi rất là chia sẻ với ý kiến của anh Nguyễn. Chúng ta sống dứơi một chế độ độc tài thì không có tí dân chủ nào cả. Những cái dân chủ ta nhìn thấy chỉ là dân chủ giả hiệu, dân chủ tập trung. Ngừơi dân có đi bầu, có phát biểu hay như thế nào đi nữa vẫn hoàn toàn bị kiểm soát hết.
Nguyễn: Và hễ ngừơi dân tự ứng cử thì hầu như là trượt. Thông thường, ngừơi dân không đựơc tiếp xúc với những vị ứng cử viên, không biết gì về họ. Chỉ có một bảng thông báo, chấm hết. Chúng ta không biết họ là ai.
Tiến: Cương lĩnh hành động của họ cũng không đựơc phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chẳng biết họ từ đâu ra.
Tại sao cần phải có Dân chủ?
Trà Mi: Đó là một vài ví dụ mà các anh đưa ra để chứng minh cho luận điểm của mình nói rằng Việt Nam hoàn toàn chưa có dân chủ. Thế thì bây giờ mình hãy cùng nhau tìm hiểu xem dân chủ có ích lợi như thế nào và vì sao cần phải có dân chủ. Hiện nay trên thế giới người ta nhắc nhiều đến dân chủ, ngay trong đảng cộng sản Việt Nam cũng đề cập rất nhiều đến việc xây dựng một xã hội dân chủ. Là những ngừơi trẻ trong nứơc, theo các anh, dân chủ mang lại những ích lợi như thế nào, về mặt xã hội, kinh tế, đời sống ngừơi dân, và nhất là đối với thế hệ trẻ?
Tiến: Tôi xin lấy ví dụ về tham nhũng để nói đến dân chủ. Mọi ngừơi ai cũng hô hào chống tham nhũng, ai cũng biết là chống tham nhũng để xã hội tốt đẹp hơn, đất nứơc giàu mạnh hơn. Bây giờ muốn chống tham nhũng thì phải cần đến luật pháp, thực thi cho đúng, nhưng luật pháp hiện nay đang nằm trong tay ai? Trong tay của đảng cộng sản, tức của lớp cầm quyền. Hành pháp, tư pháp, lập pháp, công an, quân đội, tất cả các thứ đều nằm trong tay giới cầm quyền, thì bây giờ hô chống tham nhũng đều vô hiệu cả.
Nhân dân không có 1 quyền gì hết mà gọi là nhân dân làm chủ, nhà nứơc quản lý, đảng lãnh đạo. Thế nhưng dân làm chủ chỉ là giả hiệu thôi. Đó là mâu thuẫn.
Tóm lại, nạn tham nhũng không thể nào kiểm soát đựơc trong một xã hội độc tài, thiếu dân chủ. Muốn kiểm soát tham nhũng phải thực thi luật pháp nghiêm minh, mình không xây dựng được một nhà nứơc pháp quyền thì sẽ không bao giờ kiểm soát đựơc tham nhũng. Tôi chỉ xin lấy ví dụ này để nói về một trong những lợi ích to lớn của dân chủ.
Trà Mi: Cảm ơn anh và xin mời anh Nguyễn tiếp lời.
Nguyễn: Khi có dân chủ, chúng ta sẽ có một cơ chế kiểm soát giữa các tổ chức khác nhau. Khi một đảng tổ chức làm không tốt thì đảng kia có thể công khai đấu tranh để buộc đảng đối lập phải làm tốt hơn, nếu không sẽ bị hạ bệ. Mà điều này hiện nay ở Việt Nam rất là thiếu. Với giới trẻ, nếu có một cơ chế minh bạch đựơc hình thành thì giới trẻ có nhiều cơ hội tham gia vào chính trường, và có nhiều điều kiện về kinh tế, xã hội.
Thực tế giới trẻ chúng ta bây giờ khó khăn nhất là việc làm. Những khi đi xin việc đều gặp một rào cản từ một tệ nạn, mà tệ nạn đó đựơc đẻ ra do cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Chúng ta không có cơ hội gì cả. Tôi nghĩ, dân chủ đối với giới trẻ rất xác thực, sẽ tạo điều kiện cho giới trẻ có thể chứng tỏ mình hơn.
Trà Mi: Xin cảm ơn ý kiến của anh Nguyễn từ miền Bắc. Thế còn anh Hùng ở Sài Gòn, theo anh, ngừơi dân được hửơng những gì từ một xã hội dân chủ?
Hùng: Người dân sẽ có rất nhiều quyền lợi trong xã hội dân chủ, có thể nói lên những nguyện vọng, tâm tư của mình để đóng góp cho xã hội phát triển hơn, có thể cùng tham gia với chính quyền chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chính vì sự mất dân chủ lâu nay đã khiến cho thanh niên, giới trẻ thờ ơ với tình hình chính trị của đất nứơc.
Muốn cho xã hội đựơc dân chủ hơn, cần phải có tam quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp phân lập, tách biệt. Thanh niên cần phải có quan điểm chính trị rõ ràng để đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Trà Mi: Vừa rồi là những ý kiến nói về tầm quan trọng của dân chủ đối với sự phát triển của đất nước nói chung, và sự phát triển của thế hệ trẻ nói riêng.
Làm thế nào để phát triển nền dân chủ ở Việt Nam? Dân chủ cần đựơc xây dựng như thế nào cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước hiện nay?
Mời qúy vị đón nghe phần thảo luận tiếp theo trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” sáng thứ tư tuần sau.
“Diễn đàn bạn trẻ” rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để chương trình ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.
Mong đựơc đón tiếp quý trên làn sóng này trong chương trình kỳ tới. Trà Mi kính chào.
(xin theo dõi toàn bộ cuộc hội luận trong phần âm thanh bên trên)