Quá trình phát triển, hoạt động, và sức ảnh hưởng của khối 8406 trong 1 năm qua
2007.04.08
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Cách đây đúng một năm, bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 2006 ra đời, đánh dấu sự thành lập của khối 8406, một tập hợp những người yêu chuộng dân chủ công khai đầu tiên tại Việt Nam, kêu gọi đấu tranh hoà bình, xây dựng một nền dân chủ thực thụ cho đất nước.
Quá trình phát triển, hoạt động, và sức ảnh hưởng của khối 8406 đối với phong trào dân chủ quốc nội trong năm qua ra sao? Những gì được và mất? Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu:
Đúng ngày này năm trước, 8/4/2006, một bản Tuyên ngôn kêu gọi thiết lập các quyền tự do cơ bản cho người dân Việt Nam được công bố, và ngay sau đó, khối 8406 chính thức ra đời.
Ý tưởng thành lập khối bắt nguồn cách đó không lâu. Trong cuộc gặp gỡ vào cuối tháng 2, một nhóm các nhà dân chủ của cả hai miền Nam-Bắc bao gồm giáo sư Trần Khuê, kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà lão thành cách mạng Hoàng Minh Chính, và nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn đã đồng lòng nhất trí về việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 2006, đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng các nhân quyền căn bản của công dân theo đúng tinh thần Hiếp pháp và Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Gây ảnh hưởng, chú ý đặc biệt
Với 118 thành viên ban đầu, chỉ vài tháng sau khi thành lập, số người gia nhập và ủng hộ ngày một tăng cao, từ trí thức, công-nông, cho tới bà con dân oan, thậm chí có cả các cựu chiến binh và cựu cán bộ Đảng viên.
Tuy khác nhau về độ tuổi, thành phần kinh tế, và giai tầng xã hội, nhưng tất cả các thành viên của khối 8406 đều gặp nhau ở một điểm chung là khát khao xây dựng một nền dân chủ, phát triển một xã hội công dân mà nơi đó, người dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do căn bản của con người.
Trong năm qua, khối 8406 đã thiết lập được nhiều tổ chức, hội đoàn, đấu tranh đòi dân chủ như Đảng dân chủ XXI, Đảng thăng tiến Việt Nam, Công đoàn độc lập, Ủy ban nhân quyền, đặc biệt có 4 tờ báo đối lập công khai xuất hiện trong nước, điều mà từ trước tới nay chưa bao giờ ở Việt Nam dám công khai xuất hiện.
Theo danh sách công bố hồi cuối tháng 8, số nhân sĩ, trí thức, và các nhà tranh đấu dân chủ trong nước công khai ký tên gia nhập đã lên đến gần hai ngàn, cùng với khoảng 4 ngàn thành viên là người Việt hải ngoại. Ngoài ra, khối cũng thu hút được đông đảo ủng hộ viên trong và ngoài nước, trong đó có cả những chính khách quốc tế và các tổ chức hoạt động nhân quyền trên thế giới.
Kể từ khi ra đời, những hoạt động của khối 8406 đã phần nào gây ảnh hưởng và chú ý trong công luận, đặc biệt đối với giới hoạt động dân chủ trong và ngoài nước. Trong số này có việc Đảng Thăng Tiến Việt Nam, xuất thân từ Khối 8406, tuyên bố thành lập công khai vào đầu tháng 9, đồng thời kêu gọi tổ chức Liên minh Liên đảng để đấu tranh ôn hoà, trực diện với Đảng cầm quyền.
Sau một tháng hoạt động, Đảng Thăng Tiến do linh mục Nguyễn Văn Lý, một thành viên nồng cốt của khối 8406, khởi xướng đã thu hút được 600 đảng viên quốc nội, với hơn chục văn phòng đại diện ở cả trong và ngoài nước.
Những thành quả đạt được
Về những thành quả đạt được của 8406 trong năm qua, nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, một trong những thành viên ban đầu của khối, cho biết thêm:
“Trong năm qua, khối 8406 đã thiết lập được nhiều tổ chức, hội đoàn, đấu tranh đòi dân chủ như Đảng dân chủ XXI, Đảng thăng tiến Việt Nam, Công đoàn độc lập, Ủy ban nhân quyền, đặc biệt có 4 tờ báo đối lập công khai xuất hiện trong nước, điều mà từ trước tới nay chưa bao giờ ở Việt Nam dám công khai xuất hiện.
Chỉ 7 ngày sau khi khối 8406 công bố bản Tuyên ngôn, ngày 15/4, tờ Tự do Ngôn luận do linh mục Chân Tín, linh mục Nguyễn Văn Lý, linh mụcPhan Văn Lợi chủ trương ra đời. Đến tháng 8, tập san Tự do dân chủ do nhà văn Hoàng Tiến và tôi chủ xướng ra đời.
Khoảng tháng 9-10, tờ Tổ quốc do ông Nguyễn Thanh Giang và Phạm Quế Dương chủ bút ra đời. Tờ thứ tư là Tập san dân chủ, cơ quan ngôn luận của Đảng thế kỷ XXI do cụ Hoàng Minh Chính và Trần Khuê biên tập.”
Tuy nhiên, khi làn sóng dân chủ 8406 vừa kịp chuyển mình thì nhà cầm quyền cũng khởi sự hàng loạt các chiến dịch đàn áp khắp nơi, như lời phát biểu của một thành viên trong Khối tại phía Bắc:
“Thật ra mà nói, giai đoạn đầu của phong trào 8406 rất tốt, nhưng sau đó, khi phong trào đi lên thì bị đàn áp, sách nhiễu kinh khủng. Như chỗ tôi chẳng hạn, công an họ lập hẳn những bót canh gác 24/24 cho tới giờ vẫn còn thế, cho nên rất khó khăn.
Bạn nghĩ gì về cuộc thẩm vấn này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Người ta chặn từng nút một làm sao mà gặp được nhau mà trao đổi, bàn bạc, nắm tình hình? Ở Thái Bình có 50 người tham gia khối 8406. Ngay khi tin tức này đưa lên đài thì công an đến tận từng nhà, tra hỏi từng người một, ngăn cấm không cho bắt liên lạc với nhau.
Thật sự việc này chẳng qua là mang quyền lợi cho dân tộc, cho nhân dân thôi, chứ chẳng có tư lợi cá nhân gì cả. Cả cuộc đời tôi đi chiến đấu để dành lại quyền tự do, dân chủ, nhưng bây giờ không phải là tự do, dân chủ, cho nên tôi thấy mục tiêu của khối 8406 như vậy thì tôi tham gia vào, nhưng khi tham gia vào thì bị chính quỳên khủng bố, tìm đủ mọi cách làm hại mình.
Nếu giả sử được sống trong một nước thật sự dân chủ, tự do thì đây là hoạt động rất tốt vì chúng tôi đấu tranh theo quan điểm hoà bình, không bạo động.
Chúng tôi đấu tranh trên con đường đối thoại, bằng lý luận, dựa theo cơ sở Hiến pháp, pháp luật của chính Việt Nam thôi chứ chưa nói đến Công ước quốc tế, vậy mà bị ngăn cấm. Chúng tôi như là “thân cô, thế cô” không làm gì được. Trong tay không một tấc sắt, chỉ có tiếng nói thôi mà còn bị đàn áp thì biết làm sao được?”
Lần lượt bị bắt giữ
Chỉ vài tháng sau khi Khối 8406 ra đời, công luận trong và ngoài nước không khỏi sửng sốt trước tin các thành viên từng người lần lượt bị bắt giam biệt tích. Các trường hợp được đặc biệt quan tâm phải kể đến Trương Quốc Huy, bị bắt hồi giữa tháng 8.
Tiếp đó, chỉ trong vòng tuần đầu của tháng 9, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, và Phạm Bá Hải lần lượt bị bắt giữ. Ngoại trừ Trương Quốc Huy vừa có quyết định truy tố ra toà với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước”, những người còn lại, cho tới nay dù đã bị giam 7 tháng, mà vẫn chưa rõ tình trạng ra sao.
Không dừng lại ở đó, các cuộc bố ráp dường như càng được tăng cường mạnh mẽ sau khi Việt Nam bước vào WTO. Tháng 3 vừa qua, bức tranh dân chủ Việt Nam thật sự trở nên ảm đạm khi chính quyền tiến hành bắt giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội, và tuyên án linh mục Nguyễn Văn Lý cùng 4 người cộng sự của ông tại Huế, với mức án cao nhất là 8 năm về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Động thái của nhà cầm quỳên đối với những nhà bất đồng chính kíên đã chứng minh rằng chính quyền đã chịu một sức ép rất lớn. Cần có một quá trình nhìn lại mình và đề ra những hướng đi xác thực hơn, mới mẻ hơn.
Hình ảnh linh mục Lý bị khoá tay, không có luật sư bênh vực, không được tự bào chữa, và thậm chí là bị bịt miệng ngay giữa phiên toà trước sự chứng kiến của báo giới và các nhà ngoại giao quốc tế hiện vẫn là đề tài đang gây xôn xao công luận. Luật sư Lê Quốc Quân, sau khi được nhà nước Việt Nam đồng ý cho sang Hoa Kỳ tham gia chương trình học bổng nghiên cứu sinh của Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ NED, vừa trở về nước, thì lập tức bị an ninh thành phố Hà Nội đưa đi biệt giam tới nay.
Một cộng sự của ông ở chi nhánh văn phòng phía Nam cũng bị bắt đi cả tháng rồi mà người nhà vẫn chưa được phép gặp mặt. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, một gương mặt quen thuộc trong khối 8406 hiện đang ở nước ngoài, cũng đã có lệnh truy nã của cơ quan an ninh.
Những nhà dân chủ chưa bị bắt thì hàng ngày bị an ninh theo dõi, sách nhiễu, liên tục mời lên làm việc, hoặc thậm chí có người nhiều lần bị hành hung thô bạo, như trường hợp của cựu chiến binh Lê Trí Tuệ ở phía Nam, kỹ sư Bạch Ngọc Dương tại miền Bắc, hay linh mục Nguyễn Công Chính từ Tây Nguyên.
Đặc biệt, kỹ sư Đỗ Nam Hải, một trong những thành viên tiên phong của 8406, bị chính quyền áp lực buộc phải cam kết từ bỏ phong trào dân chủ, trái với lý tưởng mà anh theo đuổi bấy lâu nay.
Ngọn đuốc lý tưởng tự do
Trước sự đàn áp khắc nghiệt của chính quyền, liệu ngọn đuốc lý tưởng tự do mà những anh hùng dân chủ 8406 đang tiếp sức nhau có bị dập tắt? Ý kiến của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn:
“Những thành phần tranh đấu còn lại chưa bị bắt hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục lên tiếng đòi xoá bỏ những bản án bất công, vẫn đẩy mạnh hoạt động dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền con người. Chúng tôi vẫn tiếp tục ra những số báo, tiếp tục viết bài hoặc phát biểu chính kiến, cùng những hoạt động có thể nhằm đẩy mạnh phong trào dân chủ trong nước.”
Một thành viên ở tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu: “ Động thái của nhà cầm quỳên đối với những nhà bất đồng chính kíên đã chứng minh rằng chính quyền đã chịu một sức ép rất lớn. Cần có một quá trình nhìn lại mình và đề ra những hướng đi xác thực hơn, mới mẻ hơn.”
Một thành viên khác tại miền Trung: “Phong trào nào cũng vậy, cũng phải có thời gian khó khăn, éo le, rồi mới có sự chuyển biến. Sau khi rút kinh nghiệm từ những biến cố như vậy, có lẽ phong trào đó nó sẽ phát triển mạnh mẽ, chặt chẽ, và đạt được những thành quả tốt đẹp hơn trong một tương lai đi tới.
Chúng ta nhận ra được điều đó thì hãy trả ngay nỗi sợ đó về nguyên quán của nó, tức trả lại cho Đảng cộng sản. Hãy vượt lên sự sợ hãi. Đó là lời khuyên đầu tiên và cũng là lời khuyên cuối cùng của tôi đối với các bạn trẻ.
Tất nhiên tiến trình dân chủ hoá cho Việt Nam là một điều tất yếu vì hiện nay trên thế giới chỉ còn vài nước nằm trong thể chế cộng sản. Tất cả mọi sự hội nhập trong sân chơi toàn cầu bắt buộc sẽ đưa đến tiến trình đó dù sớm hay muộn thế thôi. Khối 8406 là một ngọn lửa mở đầu nhen nhóm cho một tiến trình dân chủ hoá đất nước, để người dân trong nước hiểu rằng dân chủ và nhân quyền là những điều cần thiết nhất.” Một tiếng nói dân chủ từ Hà Nội: “Mục tiêu dân chủ tự do là cái đã thấm sâu vào máu của dân tộc Việt Nam rồi. Chính vì thế mình mới làm những cuộc cách mạng đánh đuổi Mỹ và Pháp chứ. Chính ngày xưa Hồ chủ tịch cũng làm như vậy và chúng ta cũng làm hướng theo Hồ chủ tịch thôi.
Cho nên, nếu Đảng và nhà nước không tỉnh ngộ mà cứ đàn áp, đè nén như thế này thì tôi tin là phong trào dân chủ sẽ như làn sóng thần, đến thời cơ nhất định nào đó trổi lên như sóng thần và nhận chìm tất cả.”
Tâm tình
Thay lời kết, chúng tôi xin trích lại đôi lời tâm tình của hai nhà dân chủ Phạm Bá Hải và Nguyễn Ngọc Quang phát biểu trên “Diễn đàn bạn trẻ” của đài RFA, trước ngày các anh bị bắt:
Phạm Bá Hải: Đối với những người yêu chuộng dân chủ, cho dù trong hoàn cảnh nào, dù công an Việt Nam có áp bức, khủng bố, hay vu khống, chụp mũ bằng bất cứ hình thức nào, chúng tôi sẽ một lòng vì dân tộc và đòi hỏi cho được quyền lợi căn bản cho người dân và cũng chính là cho bản thân mình. Sẽ không bao giờ có chuyện chúng tôi bỏ cuộc.
Nguyễn Ngọc Quang: Sự sợ hãi đó là do chúng ta lỡ tay cầm nhầm “quà” của đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản đã áp dụng những chính sách hết sức hà khắc để cai trị dân tộc Việt Nam bằng còng lý, lao lý, khiến người dân sợ hãi.
Chúng ta nhận ra được điều đó thì hãy trả ngay nỗi sợ đó về nguyên quán của nó, tức trả lại cho Đảng cộng sản. Hãy vượt lên sự sợ hãi. Đó là lời khuyên đầu tiên và cũng là lời khuyên cuối cùng của tôi đối với các bạn trẻ.
Các tin, bài liên quan
- Người trong nước biết và nghĩ gì về khối 8406?
- Các tổ chức nhân quyền quốc tế ủng hộ và chúc mừng khối 8406 vừa tròn 1 tuổi
- Cảm nghĩ của người Việt hải ngoại nhân nhóm 8406 kỷ niệm vừa tròn 1 tuổi
- Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt hành động khủng bố Khối 8406
- Ðông Âu Tại Việt Nam
- Giới trẻ với sứ mệnh Thể hiện và Truyền bá Dân chủ
- Phỏng vấn Nguyễn Tiến Trung về đài radio “Tiếng nói thanh niên” mới thành lập
- Dân chủ không thể có bằng “xin-cho”
- Các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ trước những trù dập và sách nhiễu của công an Việt Nam