“Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời


2008.02.02
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Hôm nay, chúng tôi xin trình bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương trình Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đã lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.

VietnamWarMautTanHue200b.jpg
Phóng viên đài truyền hình CBS của Mỹ tường trình về diễn tiến của biến cố Tết Mậu Thân hôm 20-2-1968. AFP PHOTO/NATIONAL ARCHIVES

Nhiều ngàn người Huế đã bị giết trong vòng chưa đầy 1 tháng phía quân đội Bắc Việt chiếm đóng Huế. Cuộc thảm sát chỉ kết thúc khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ tiến đánh, vãn hồi an bình cho Huế ngày 24 tháng Hai với đỉnh điểm là hai trận đánh tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.

Trong phần trình bày sau đây, qua lời kể của các nhân chứng và cả những người đã từng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lúc ấy, chúng tôi sẽ đặt lại câu hỏi: cuối cùng thì, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân. Xin theo dõi qua phần trình bày của Việt Long.

Các nạn nhân xấu số

Cuối cùng, mặt trận Mậu Thân 1968 tại Huế cũng chấm dứt. Ngày 25 tháng Hai năm 1968, những lực lượng cuối cùng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An bình được vãn hồi. Cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần trước đó.

Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, vẫn còn nỗi đau. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”

Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?

“Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.” (Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên)

Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.

Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.

(Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu khu vực Thừa Thiên)

Thủ phạm của vụ thảm sát

Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói rằng, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo.

Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Điều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điếm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

“Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân… đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”

Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân.

“Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít, chỉ khoảng 1 phần ngàn.”

Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của ông.

Massacre_Hue1-1968_200.jpg
Các quan tài của những nạn nhân chưa nhận dạng nằm trong một trường học tại Huế, Tết Mậu Thân, 1968. Photo courtesy of Wikipedia.

“Đó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lãnh đạo, như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”

Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng.

“Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có dấu điều đó đâu.”

Ai chịu trách nhiệm

Như vậy, thì câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 40 năm? Trước khi thử tìm cách đi vào trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che dấu, hay chính xác hơn, xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên chiến trường Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nhớ lại.

“Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá được những điều ấy.”

Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Một trung uý tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại:

“Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu họ chạy qua. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”

Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: Ai đã giết người dân Huế năm 1968?

“Người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ thảm sát

Vụ này không do một cá nhân nào chủ trương, không do một sự tình cờ hay hoàn cảnh bó buộc nào bắt buộc phải làm như vậy cả. Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bao lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.

Người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt Cộng tràn vào Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy thì họ bắn. Đó là sự thật không hề nói thêm một lời nào hết. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.”

PhuVanLau_200.jpg
Phu Văn Lâu trong Đại Nội Huế. Photo courtesy of wikimedia.

Họ đã bị giết trong hoàn cảnh nào?

“Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”

Và, họ đã bị giết ra sao?

“Tôi hỏi tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố. Loan nói: Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Nguỵ. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

Một vết thương chưa lành

Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.

“Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đã phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”

Đã 40 năm trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn còn là đau mỗi khi trái gió, trở trời. Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh.

“Thân nhân bị mất, tài sản bị mất, trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng người Huế khi nào họ cũng cố gắng vươn mình lên để sống. Thành ra, đời sống ở Huế trở lại rất là nhanh. Khoảng 5, 6 tháng sau, đời sống trở lại bình thường.”

Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Dao, với thành vách kinh thành cũ, mùa Xuân 1968 vẫn luôn luôn là một ngày đại tang. Đến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?

Đến đây là kết thúc bài thứ 5, cũng là bài cuối cùng trong chương trình phát thanh tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Tưởng cũng xin nhắc lại những gì đã được trình bày trước đây, cuối cùng, sẽ không một ai có đầy đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi: ai, bằng cách nào, và tại sao đã giết nhiều ngàn người Huế chỉ trong vòng vỏn vẹn chưa đến 1 tháng?

Có lẽ, chỉ có người dân Huế, với tư cách là nạn nhân của thảm kịch, mới có quyền đòi hỏi công lý, đòi hỏi sự phán xét, và cả quyền đưa ra những lên án. Loạt bài tưởng niệm Biến Cố Mậu Thân tại Huế, xin hãy được xem là một nén hương, được thắp lên, để tưởng niệm những người đã chết, và cũng để chia buồn cùng tất cả những thân nhân đang còn sống, trong một biến cố đã bị chính quyền Hà Nội giữ kín gần nửa thế kỷ qua.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
30/12/2009 14:45

cach mang viet nam .tu khi sinh ra va truong thanh,deu dua vao dan ma song va chien dau.moi y kien xuyen tac ,trai voi le phai va lich su deu bi loai tru .ai dam noi cong san tan sat nhan dan hue.trong khi hue la mot tinh thuoc mien trung.cung la noi gan lien voi cuoc doiva su nghiep HO CHI MINH.nha nuoc hom nay cung rat quan tam phat trien van hoa kinh te an sinh xa hoi duoc day manh de phuc vu cho dong bao mien trung.khu kinh te DUNG QUOC la gi.moi xao bien doi tra,cua bon phan cach mang that la thieu kien thuc va tro tren.chung da va se bi phap luat cua nhan dan VIET NAM va he thong nhung nguoi dan yeu men VIET NAM tren toan the gioi loai tru ra khoi cuoc song nay.

Anonymous
04/01/2015 14:19

Đương nhiên là VC đã giết người dân Huế trong năm Mậu Thân.
Là người dân Huế từ khi sinh ra và lớn lên ở Huế. Tôi khẳng định, đây là tội ác thật ghê tởm của VC.
Giờ đây, là kẻ thắng trận, VC ra sức chối tội, bóp méo lịch sử.
Tội ác này của VC nên bị đưa ra tòa án Quốc Tế về tội diệt chủng.

Anonymous
11/11/2011 07:12

Can gi phai dat cau hoi :" Ai da giet nguoi dan HUE? " cho them ruom ra su nghi ngo vo loi.Thu tra loi van tac cau hoi:'Neu khong co su danh pha cua CS/VN vao Tet Mau than,thi co 5-6 ngan nguoi dan HUE chet nhu vay khong? Cau hoi nay khong can phai suy nghi chac ai cung co the tra loi lien duoc.

Anonymous
17/06/2015 21:05

các bạn nói thế không biết rằng vnch là quân tay sai là bọn phản nước còn Mĩ thì làm việc gì có lợi cho bản thân mà thôi. nó không bao giờ chịu thiệt điều gì. nó giết người nó đổ lỗi. nó buôn vũ khí nó cũng đổ lỗi. thử hỏi các bạn ngày Huế ở đó thế nào? sống rất hạnh phúc ư? không bom đạn ư? tất cả là mơ hồ cả thôi. sống hạnh phúc mà có tự do không? như một con chim dẫu đẹp biết mấy nhưng bị nhốt trong lồng.nếu là các bạn thì sao. chịu ô nhục như một con chó đi liếm chân níu giừ cái hòa bình hạnh phúc giả tạo rồi một ngày con cháu bạn đi theo tụi bán nước. các bạn nghĩ thế nào. ba, mẹ, anh, chị, gia đình, người thân đã hy sinh rất nhiều cho cái hạnh phúc giả tạo ấy. khi quân giải phóng vào. các bạn-các thành phần bị bọn việt gian đầu độc tâm trí ra sức chống đối quân giải phóng? tại sao vậy? tại sao các bạn không cùng quân giải phóng đánh mỹ ngụy hả? tại sao lại đi theo tụi chó bán nước như thế? rồi không cho báo chí vào thành làm rõ toàn bộ chuyện? sao chó thế? rồi các thành phần như thế núp trong nhà lấy dựng đồ đạc chung quanh như tiền tuyến rồi lấy súng bắn quân giải phóng(súng do bọn mỹ-ngụy phân phát cả). thử hỏi có người bắn bạn, bắn đồng đội bạn bắn tất cả hy vọng vào ngày mai hòa bình và quan trong hơn họ- những người ta sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nay quay lưng lại chúng ta? thế bạn là quân giải phóng bạn làm gì? đứng cho bị bắn, núp, hay rút lui, để lại nỗi ô hèn trong mắt, bảo vệ dân mà nó bắn mình, bất công? trên tay cầm cây súng ta phải quyết định nuốt nước mắt mà đàn áp lại những kẻ như thế rồi người thân của họ lại đứng lên chống lại. thử hỏi là do gì? do ngu học mà ra? chả biết đúng sai gì cả. thế rồi bọn my-ngụy can thiệp lấy cớ là bảo vệ thành huế cứu người dân.ai nào thấu hiểu cho những con người đã nằm xuống đâu. thế có phải chó không? mỹ-ngụy thì ở ngoài cười thầm, chúng luôn làm những gì có lợi cho bản thân đù đê hèn tới mấy. cấm báo chí tìm hiểu. cấm người dân hé môi nói sự thật. 2 bên quân giải phóng và my-ngụy bắn nhau thì dân ít nhiều cũng ảnh hưởng. đó cũng tại những người dân tại huế thôi.nói là yêu hòa bình ghét chiến tranh thì hơi bị giả tạo. trách nhiệm thuộc về 3 bên công sản việt nam. chính quyền tay sai, đế quốc mĩ và NGƯỜI DÂN. bảo người dân không có tôi cũng đúng, họ có biết gì đâu nghe bên nào có lí thì theo đó chư đâu biết nào sư thật đằng sau những ẩn ý gì. mỹ luôn làm điều có lợi cho bản thân nó mà thôi nên nhớ. chiến tranh thế giới thừ 2 này chiến tranh vùng vịnh này iraq này chiến tranh triều tiên này chiến tranh việt nam này.rồi chuyện ở biển đông này nữa. mang danh là tiêu diệt phản đối IS thật ra chỉ muốn phô trương sức mạnh quân sự của mình cho Nga thấy mà thôi. nay lại can thiệp chuyện biển đông nữa. đây là ý kiến cá nhân của tôi, các bạn nghĩ sao thì tùy, tôi chỉ mong đừng mù quán mà trách cộng sản. hỏi thật các bạn hiểu cộng sản có nghĩa là gì không? đành là cộng sản nay và xưa khác rồi nhưng các bạn phải nhớ Bác HỒ đã tìm con dường đúng dắn cho dân tộc. vấn đề là các bạn hành xử ra sao mà thôi, ai biết một ngày con em các bạn ngồi trên cái ghế quốc hội thối nát đó vì đồng tiền không? trách bản thân mình đi trách người khác làm gì. nếu có bản lĩnh thì đi học đi học cao vào rồi lên ghế quốc hội mà thay đổi suy nghĩ mọi người. chỉ biết nói mà chả làm gì. còn các thanh niên trách nhà nước không dám đánh trung quốc thì đi nghĩa vụ quân sự đi. trốn làm gì. rồi chiến tranh xảy ra rồi nhìn cha bạn anh bạn ra chiến trường mà hy sinh, chắc bạn vui lắm các bạn muốn đánh mà rồi hình ảnh cuối cùng trong mắt bạn đó là bom đạn kẻ thù mà thôi. tin tôi đi. chiến tranh tàn khốc lắm. hòa bình không phải tốt hơn à. nếu các bạn chịu đi nghĩa vụ thì cứ thế mà đánh sợ gì chúng nó. thân!

Anonymous
19/05/2011 11:54

Hoang Phu Ngoc Tuong co ve Hue, Hoang Phu Ngoc Tuong la nguoi bat Thay Thich Don Hau qua song Ben Hai. Tiec la Thay la mat. Thay Thich Don Hau da khoc nhieu va xin HPNT dua thay tro lai ...

Anonymous
16/03/2013 09:10

tôi thấy câu " chung da va se bi phap luat cua nhan dan VIET NAM va he thong nhung nguoi dan yeu men VIET NAM tren toan the gioi loai tru ra khoi cuoc nay."đấy chính là thủ phạm.Chủ trương sắt máu,vô nhân tính.

Anonymous
29/12/2017 03:37

Sự việc này được thổi bùng lên từ những năm 69-70-71 khi mà các nhà báo Mỹ còn rất nhiều ở đây vậy có ai kiểm soát thông tin của nhà báo Mỹ không ( CS không làm được việc này !) ? . Những thông tin này nhân dân Mỹ có được biết không ? tại sao ? . Nếu nhân dân ( cử tri ) Mỹ biết điều này thì có đòi quốc hội rút quân không ? nếu Mỹ không rút quân thì làm gì có thất bại 1975 phải không ???? câu hỏi chỉ là câu hỏi ! chỉ hỏi những tình tiết "hơi" phi lý mong ai đó giải đáp dùm, xin cảm ơn.