Bấm vào đây để nghe bài này
Rightclick to download this audio
Nghị sĩ John Kerry, người đang tranh vị trí ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân chủ Hoa Kỳ, là người có nhiều triển vọng nhất để trở thành đối thủ của Tổng Thống George W. Bush trong kỳ tuyển cử tháng 11 năm nay. Ông Kerry từng chiến đấu tại Việt Nam, nhưng khi về nước đã trở thành một người chống chiến tranh.
Trong chiến dịch tranh cử ngày nay ông lại đả phá chủ truơng tự do mậu dịch của Tổng Thống Bush. Hai lập truờng ấy có điều gì mâu thuẫn, và ảnh huởng tới Việt Nam ra sao? Việt-Long tóm luợc một số ý kiến của báo chí Hoa Kỳ quanh vấn đề này. Thy Nga trình bày hiến quý vị.
Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi viên sĩ quan Hải quân John Kerry quay lại chống chiến tranh, và miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay những người Cộng Sản. Nhưng ngày nay núơc Việt Nam thống nhất vẫn cố ngoi ra khỏi những cơn vật vã kinh tế mà những người thống trị đã gây ra cho xứ sở của họ. Muốn thóat ra thì lại phải cần tới đầu tư nuớc ngoài, là điều mà ứng viên Tổng Thống John Kerry phản đối. Ông Kerry tuyên bố phải chấm dứt hành động kém yêu nứơc của các công ty Hoa Kỳ, là chuyện họ đưa công ăn việc làm ra nuớc ngoài.
Lập truờng này của ông Kerry có thể đem lại cho ông và các bạn phản chiến của ông tiếng tăm về tính nhất quán trong việc bỏ rơi Việt Nam. Đã từng chủ truơng bỏ rơi Việt Nam vào tay Cộng Sản, nay họ tiếp tục bỏ luôn xứ này trong chế độ Cộng Sản, không biết tới nhu cầu của Việt Nam đang cần đón nhận chủ nghĩa kinh tế tư bản. Hằng triệu người Việt trong nước có cho là họ bị bỏ rơi đến hai lần thì chắc ông Kerry cũng tha thứ.
Chắc chắn không thể coi chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ là nguyên do sự chậm tiến của nhiều quốc gia khác. Như ở Việt Nam, nền kinh tế bị điều khiển quá đáng, nền dân chủ thì còn bị Nhà Nước xiềng xích, chính phủ chỉ lo nhanh chóng trừng trị những người bất đồng chính kiến. Việt Nam rõ ràng còn rộng chỗ để tự mình đạt tiến bộ, không phải tại chính sách kinh tế của Mỹ.
Nhưng Hoa Kỳ lại có quyền lợi với một nước Việt Nam thịnh vượng và ổn định về kinh tế. Chính quyền ông Bush đã chẳng làm điều gì xuất sắc để giúp Việt Nam giàu mạnh. Mấy năm qua, các nhà sản xuất Hoa Kỳ sợ Việt Nam vuơn lên như một Trung Quốc nhỏ, đã mạnh mẽ vận động Washington áp đặt hạn ngạch xuất khẩu cho xứ này, và đã thành công. Quyết định áp dụng hạn ngạch của Hoa Kỳ đã khiến một số nhà đầu tư nuớc ngoài e ngại và quay lưng với Việt Nam. Gần cuối năm ngoái công ty J.C. Penny thuơng thảo về dự án đầu tư một nhà máy dệt may ở Thái Bình, đem lại công việc cho 20 ngàn công nhân địa phuơng. Chính quyền sở tại đã chần chừ bỏ lỡ mất cơ hội này, vì cứ sợ chính phủ Việt Nam không bảo đảm cho quota 500 triệu đô la, là một phần tư tổng hạn ngạch xuất khẩu sang Mỹ của hàng dệt may trên cả núơc.
Tuy vậy, nhiều buớc tiến bộ đã được thực hiện tại Việt Nam. Nền kinh tế chỉ huy ở miền bắc từ 1954 và ở miền Nam sau cuộc thống nhất cưỡng ép từ 1975, nay đã được mở cửa. Tài sản và doanh nghiệp được tư nhân hóa nhiều đến mức nếu ông Hồ chí Minh có sống lại chắc sẽ phải hỏi ai đã thắng ai. Thêm nữa, chính phủ Việt Nam không những chỉ sẵn sàng thu hút đầu tư nuớc ngoài, mà còn thực hiện nhiều buớc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Sự hội nhập của Việt Nam với hệ thống kinh tế tư bản tuy muộn màng nhưng vẫn còn kịp lúc. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cho biết mức tăng về công ăn vịêc làm trong hai năm qua chủ yếu dựa vào sự phát triển khu vực tư nhân do đầu tư trong và ngoài nước bơm vào. Báo Đầu tư của Việt Nam, viết bằng Anh ngữ, cho rằng nạn nhân của chế độ bảo hộ mậu dịch thuờng là những xí nghiệp tư doanh mới ra đời của người trong nước hay nuớc ngoài đầu tư, không tranh được hạn ngạch lớn.
Điều này ảnh hưởng tới thế hệ trẻ tuổi của Việt Nam. Cứ ở quanh Đà nẵng ít lâu, ta sẽ gặp những người tha thiết cần đến nền kinh tế hợp lý và những công ty tư thuê người theo tài năng, không theo quan hệ chính trị. Một người trẻ 24 tuổi, tiếng Anh lưu loát, nói với tác giả bài báo là anh muốn tìm một công việc khá hơn mức lương 60 đô la mỗi tháng mà anh hiện có, nhưng đơn xin việc ở một khách sạn liên doanh có cổ phần của Nhà Nước Việt Nam, đã không hề được ngó tới, chỉ vì cha anh từng làm việc cho người Mỹ.
Một khi các công ty do những người chủ thực sự sở hữu, tức là những cổ đông, không phải của Nhà Nước Hà Nội vẫn còn theo động lực chính trị, thì Việt Nam mới có thể phấn đấu vươn lên. Muốn như vậy, phải có đầu tư nuớc ngoài.
Điều này khiến ông John Kerry được nhắc đến. Nếu làm Tổng Thống, theo những điều ông Kerry tuyên bố mới đây, ông sẽ ra lệnh lập tức duyệt xét lại trong vòng 120 ngày mọi thỏa ước mậu dịch để bảo đảm các đối tác thương mại của Mỹ tôn trọng những ràng buộc về lao động và môi sinh. Ông cũng sẽ cấm các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu lao động ra nuớc ngoài.
Không kể những thiệt hại mà ông sẽ gây ra cho các công ty Hoa Kỳ, và các công nhân cùng với cổ đông người Mỹ của các công ty đó, liệu ông John Kerry có nghĩ đến những thiệt thòi mà chính sách của ông gây ra cho Việt Nam? Phải chăng ông lại muốn bỏ rơi Việt Nam một lần nữa, để xứ này không theo kịp nền kinh tế tư bản?