Một hình thức đối thoại về nhân quyền đã thực sự mở ra ở Việt Nam (phần II)Phần II: Liệu có được tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam không?

Phần II: Liệu có được tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam không?

Bấm vào đây để nghe bài bình luận này

Rightclick to download this audio

Trước đây chúng tôi đã phát đi phần I của bài viết của Đông Văn theo đó một cuộc đối thoại Việt Mỹ về nhân quyền đã thực sự được mở ra ở Việt Nam. Hôm naychúng tôi xin phát tiếp phần II qua đó Đông Văn sẽ phân tích nội dung của cuộc đối thoại và tiên đoán những kết quả nó cókhả thế giúp cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Nếu chỉ cần ngồi lại với nhau nói chuyện để có được cái gọi là một cuộc đốithoại thì Việt Nam và Hoa Kỳ đã đối thoại về nhân quyền từ lâu rồi. Nhưng cho đến những ngày gần đây, người ta thường vẫn chỉ coi đó là một cuộc hội đàm tay đôi của những người điếc. Vì đâu có thể nói rằng một cuộc đối thoại thật sự giữaViệt Nam và Mỹ về nhân quyền vừa được mở ra ở vùng đất Việt Nam? Vì hai lý do.

Một đằng, phía Mỹ, với sự hỗ trợ trựctiếp hay gián tiếp của Liên Hiệp Châu Âu, của một số tổ chức quốc tế phi chính phủ tranh đấu bảo vệ nhân quyền, của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, một số thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ hợp lực với một bộ phận thuộc Bộ Ngoại giao, đã đưa ra một hồsơ, ngày càng có tính thuyết phục, về sự hiển nhiên của tình trạng phi nhân quyền tại Việt Nam. Do đó, phía Mỹ hiện đang ởthế gió trên trong vấn đề nhân quyền tại nước này. Tuy được gói ghém trong một ngôn ngữ thanh lịch, những đòi hỏi của phía Mỹvề nhân quyền ở Việt Nam, vào thời điểm quý đầu của năm 2004, đã leo thang về mặt cường độ để buộc Hà Nội phải nhượngbộ.

Related Stories - Một hình thức đối thoại về nhân quyền đã thực sự mở ra ở Việt Nam (phần I)

Đằng khác ngược lại, phía Hà Nội bị đẩy lùi xuống thế gió dưới. Người ta không còn thấy thái độ trịch thượng, ngangngược mà Hà Nôi thường dùng để đóng chốt phòng thủ, không cho phía Mỹ đặt vấn đề nhân quyền bị vi phạm tại ViệtNam. Thay vì đương nhiên tiếp tục bác bỏ những lời cáo buộc của Mỹ đồng thời phản công lên án Mỹ can thiệp vào nội trị của một quốc gia có chủ quyền, Hà Nội đã có bước lùi, chiu bắt đầu tranh luận về những sự kiện được đưa ra trên thảm xanh. Sự chuyển biến trong thái độ nói chuyện này của Hà Nội đã làm cho cuộc trao đổi quan điểm giữa hai phía về nhân quyền mangtính chất một cuộc đối thoại hai chiều.

Vẫn biết rằng Hà Nội chỉ muốn khôn khéo tránh đòn, bằng cách chạy trốn vềđằng trước, như môt võ sĩ trên đài thi đấu dựa vào đối thủ để dưỡng sức mà thôi. Nhưng dù vậy, Hà Nội cũng đã giántiếp tạo điều kiện để cho công việc thăng tiến nhân quyền ở Việt Nam bắt đầu chuyển động. Một khi đã có chuyểnđộng thì với thời gian, Hà Nội sẽ không thể không thay đổi chính sách đàn áp nhân quyền của mình. Nhưng chuyển biến này sẽ đếnmau hay chậm?

Căn cứ vào tối hậu thư gián tiếp mà Đại sứ John Hanford đã đưa ra trong cuộc điều trần ngày 12-2-2004 tại Hạ viện Mỹ để buộc Hà Nội phải nói chuyện nghiêm chỉnh và thực hiện những điều đã hứa hẹn, người ta có cơ sở để dự doán rằngHà Nội sẽ phải có những nhượng bộ tối thiểu trong một tương lai không xa. Một cách trì hoãn câu giờ càng được lâu càng tốt. Dù sao, Đại Hội Đại Biểu sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải là thời hạn chót để Hà Nội đi nước cờ mới, với hy vọnggiảm nhẹ được sức ép của đối phương.

Giả thuyết tốt nhất cho Hà Nội là vấn đề tự do tôn giáo được giải quyết theochiều hướng Hà Nội mong muốn, nghĩa là các giáo hội độc lập với chính quyền đều được mau lẹ thay thế bằng nhữnggiáo hội đã bị chính quyền thuần dưỡng. Đồng thời mọi hình thức tranh đấu đòi tự do tôn giáo đều bị dập tắt. Trong khung cảnhmới này, Hà Nội sẽ đảo ngược thế cờ khiến cho những yêu sách của phía Mỹ mất hết đối tượng. Giả thuyết này là điều có thể coi là khả hữu về mặt lý thuyết. Nhưng về mặt thực tế, nếu muốn chiếm được một thắng lợi tuyệt đối như thế, Hà Nội sẽcòn gặp một loạt khó khăn rất lớn.

Giả thuyết xấu nhất cho Hà Nội là những giáo hội cho đến nay vẫn ra mặtchống đối chính quyền, chẳng hạn như các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành, Hoà Hảo - mà phía Mỹ khôngche dấu sự yểm trợ - tranh đòi được quy chế thực thể tôn giáo có khả thế tồn tại ngoài quỹ đạo của chính quyền. Trong trườnghợp này, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam mới tranh thủ được, sẽ tức khắc đóng vai trò đầu tầu mở đường cho một loạt quyềndân sự và chính trị đang bị Hà Nội bóp nghẹt không khoan nhượng.

Nói chung, dư luận không nghĩ rằng thế bị động hiện nay của chính quyềnxã hội chủ nghĩa, trên địa hạt nhân quyền, chỉ là một bước lùi chiến thuật để dọn đường cho bước tiến toàn trị trong tươnglai. Mà nó đích thực là chỉ dấu của những diễn tiến hoà bình mà Hà Nội không ngừng lên án, nhưng không có khả năng ngăn giữ không cho xảy ra. Tuy nhiên, dù sao mặc lòng, không có gì cho phép khẳng định ngay rằng ở Việt Nam đã đến hồi kết thúc của kịch bản nhân quyền. Cuộc đối thoại về nhân quyền tuy đã được mở ra ở Việt Nam nhưng đó chỉ mới là những chuyểnđộng cất bước khởi hành. /.